Ba ba trơn có danh pháp khoa học là Pelodiscus sinensis, thuộc họ Ba ba, bộ Rùa. Loài này nằm trong nhóm động vật bị đe dọa của IUCN và cần được bảo vệ. Hãy tìm hiểu về đặc điểm, tập tính, thực trạng bảo tồn và kỹ thuật nuôi ba ba trơn hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Mô tả đặc điểm của ba ba trơn
Ba ba trơn là một loài động vật lượng cư, cơ thể của phần lưng của chúng thường được bao phủ bởi màu nâu đỏ và có thể xuất hiện những đốm tối màu trên mai.
Kích thước của loài ba ba này có sự khác nhau nhẹ giữa con đực và con cái. Chiều dài mai của cá thể ba ba trơn cái có thể đạt đến 33cm trong khi con đực nhỏ hơn với kích thước khoảng 27cm. Tuy nhiên, cũng giống như các loài thuộc bộ Rùa khác, đuôi của con đực sẽ dài hơn con cái và cũng chính là bộ phận sinh dục của chúng.
Phần bụng của ba ba trơn có màu đỏ khi còn nhỏ và sẽ nhạt dần khi chúng trưởng thành. Đến khi trọng lượng khoảng 2kg thì sẽ chuyển thành màu trắng. Yếm dưới bụng có những đốm đen to.
Do là một loài động vật lưỡng cư nên các chân của ba ba trơn có mang ngón chân để bơi. Phần mai của chúng khá mềm, bên dưới có một lớp xương cứng. Phần mai nhẹ và linh hoạt giúp loài ba ba này có thể di chuyển dễ dàng dưới nước và ở lớp bùn dưới đáy hồ.
Phần đầu của chúng khá dài, có những vệt tối ở trên đỉnh đầu. Mõm của ba ba trơn cũng dài và nhọn, phần cổ họng có nhiều đốm và nhiều thanh nhỏ sẫm màu ở trên môi.
Hiện nay, ba ba trơn, con nhím biển, ba ba gai,… là những đặc sản ở nhiều nhà hàng với giá bán khá cao.
Phân bố và tập tính sống của ba ba trơn
Ba ba trơn phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Do loài ba ba này đã được sử dụng làm dược liệu và thực phẩm từ rất lâu đời nên khó có thể xác định được nguồn gốc bản địa của chúng.
Môi trường sống của ba ba trơn là những vùng nước lợ hoặc nước ngọt. Chúng thường được tìm thấy ở các con sông, ao, hồ, kênh, rạch có dòng chảy chậm. Thậm chí, các khu vực đầm lầy cũng có thể thấy sự xuất hiện của chúng.
Thức ăn chủ yếu của ba ba là thịt cá, các động vật giáp xác, động vật thân mềm, côn trùng hoặc một số loại trái cây.
Chiếc mõm dài và lỗ mũi giống như chiếc vòi giúp loài động vật này có thể lặn ở các vùng nước nông. Khi nghỉ ngơi, ba ba trơn thường nằm dưới đáy bùn cát, ngẩng đầu lên để thở hoặc bắt lấy con mồi.
Ba ba trơn đạt độ chín về có thể sinh sản khi chúng đạt từ 4 đến 6 tuổi. Chúng thường giao phối ở bề mặt hoặc dưới nước. Cá thể cái có thể lưu giữ tinh trùng trong cơ thể trong một năm sau khi giao hợp.
Mỗi lần sinh sản, con cái đẻ từ 8 đến 30 trứng và mỗi năm chúng có thể đẻ từ 2 đến 5 lần. Trứng ba ba trơn có hình cầu với đường kính trung bình khoảng 20mm. Sau khoảng 60 ngày thì trứng sẽ nở thành ba ba con với kích thước khoảng 25mm.
Cách phân biệt ba ba gai và ba ba trơn
Đây là 2 loài ba ba rất dễ bị mọi người nhầm lẫn bởi có ngoại hình khá giống nhau. Bạn đọc có thể phân biệt ba ba trơn và ba ba gai nhờ vào những điểm khác biệt sau:
Đối với các con non: Ba ba trơn có phần bụng màu đỏ và có các chấm đen loang to còn ba ba gai thì bụng có màu xám đen.
Đối với con trưởng thành: Phần bụng của ba ba trơn màu xám trắng có những chấm đen to mờ và nhạt dần khi chúng càng lớn tuổi thậm chí là phải quan sát rất kĩ mới có thể nhìn thấy. Còn phần bụng của ba ba gai trưởng thành có màu xám trắng. Phần mai của chúng cũng sần sùi vời những gai nhỏ.
Có lẽ, vì đặc điểm của phần mai của hai loài này mà chúng được gọi với tên là ba ba trơn và ba ba gai.
Kỹ thuật nuôi ba ba trơn đạt hiệu quả kinh tế cao
Loài ba ba này được liệt kê vào danh sách những loài bị đe dọa của IUCN. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ba ba trơn đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều trang trại trên cả nước.
Đây là một loài dễ nuôi, ít bị dịch bệnh nhưng để đem lại hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi cần phải hiểu rõ bản tính của loài động vật này.
Người nuôi cần lưu ý một số điểm sau:
- Nguồn nước để nuôi ba ba trơn phải là nước sạch và thay hàng tuần.
- Trước khi thả con giống thì cần phải xử lý sạch sẽ ao nuôi để hạn chế dịch bệnh và nấm trên ba ba.
- Ao nuôi phải được xây bờ kè kiên cố và sâu xuống dưới lòng ao khoảng 80 – 90cm.
- Sau khi ba ba được 1 năm tuổi, phải tách con đực và con cái ra các ao riêng để chúng không cắn nhau.
- Vào giai đoạn sinh sản, nên phối giống 1 con đực với 3 con ba ba trơn cái và cần chuẩn bị bể cát dày khoảng 20 – 30cm để chúng làm tổ đẻ trứng.
- Luôn phải kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ của trứng để đạt tỉ lệ trứng nở có nhất.
- Lượng thức ăn của ba ba trơn sẽ thay đổi theo thời tiết. Khi trời nóng thì chúng sẽ ăn nhiều hơn so với khi mát trời và hầu như không ăn khi thời tiết lạnh.
- Các loại thức ăn của chúng là cá, ốc và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Người nuôi nên xay nhỏ và tạo thành các viên để thả xuống ao giúp ba ba trơn dễ dàng ăn.
Do chất lượng thịt thơm ngon nên ba ba trơn rất được ưa chuộng trên thị trường. Giá bán sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng thời điểm. Đã có rất nhiều hộ gia đình nuôi ba ba và có thu nhập ổn định từ loài động vật này.
Hoàn thiện kỹ thuật nuôi ba ba trơn cũng giúp giải quyết bài toán bảo tồn loài động vật này. Tuy nhiên, còn rất nhiều loài động vật hoang dã khác đang phải đối mặt với nguy cơ bị đe dọa. Đặc biệt nạn buôn bán ngà voi và sừng tê giác đang diễn ra rất phức tạp. Các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và động thực vật hoang dã kêu gọi cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn để chấm dứt tình trạng này. Chi tiết tham khảo tại: https://www.prowildlife.de/pressemitteilungen/rekord-aufgriffe-von-elfenbein-in-europa/
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, tập tính, phân bố và kỹ thuật nuôi ba ba trơn đem lại hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết thêm về loài động vật khá thú vị này.