Báo tuyết, tên khoa học là Panthera Uncia, là một trong những loài động vật thuộc họ mèo lớn sống trong các dãy núi ở vùng Nam và Trung Á. Hiện tại, số lượng cá thể của loài động vật này đang bị suy giảm nhanh chóng về số lượng do việc săn bắn vẫn đang diễn ra. Dưới đây là một số những thông tin về đặc điểm, tập tính sinh sống của báo tuyết.
Nội dung chính trong bài
Báo tuyết – Kẻ độc tôn trên dãy Himalaya
Báo tuyết, tên khoa học là Panthera Uncia, là một trong những loài động vật thuộc họ mèo lớn sống trong các dãy núi ở vùng Nam và Trung Á.
Theo một số nguyên tắc về đặc điểm phân loại sinh học, thì báo tuyết đã được phân loài là Uncia từ đầu năm 1930. Dựa trên một số những kiểu gen nghiên cứu thì chú mèo lớn này đã được coi là một trong những thành viên của chi Panthera từ năm 2008.
Báo tuyết thông thường vào mùa hè thường sống trên các cành cây ở những khu đồng cổ ven núi để có thể dễ dàng cho việc săn mồi và một số khu vực núi đá với độ cao có thể lên tới 6000m. Vào mùa đông, chúng xuống thấp và vào trong các khu vực rừng ở độ cao khoảng 2000m. Báo tuyết chủ yếu sống cô độc và không theo bầy đàn.
Báo tuyết là một trong những loại động ăn thịt, chúng có thể ăn bất cứ những con mồi nào mà chúng nhìn thấy. Thông thường, chúng có thể giết chết con mồi có kích thước to hơn con mồi gấp 3 lần. Thức ăn của báo tuyết thường là sơn dương, cừu hoang Himalaya và một số loài động vật gặm nhấm khác. Nếu như loài hổ được coi là chúa sơn lâm thì loài động vật này được coi là kẻ độc tôn trên dãy Himalaya.
Đặc điểm của báo tuyết Himalaya
- Báo tuyết có bộ lông từ trắng cho đến xám xen kẽ đó là những đốm đen trên đầu và cổ. Những mảng đốm lớn hơn xuất hiện ở lưng và 2 bên sườn và phần đuôi.
- Cơ thể của chúng rất chắc, chân ngắn và hơi nhỏ hơn so với những loài mèo khác thuộc chi Panthera, đạt đến chiều cao vai trung bình khoảng 56cm.
- Đuôi của loài báo tuyết này có chiều dài từ 80 – 105cm. Phần đuôi dài và linh hoạt có thể giúp báo duy trì được thăng bằng ở những sườn núi có mặt dốc và không ổn định.
- Đôi mắt màu xanh nhạt hoặc xám.
- Mõm ngắn, hốc mũi lớn.
- Cân nặng trung bình của loài này trong khoảng từ 25 – 60kg, với một số con đực lớn thì cân nặng có thể đạt tới 75kg.
- Báo tuyết là loài cho thấy có khả năng thích nghi rất tốt trong môi trường sống lạnh giá ở những khu vực rừng núi cao. Cơ thể của chúng nhiều lông và bộ lông rất dày. Tai nhỏ và tròn giúp chúng giảm thiểu được sự mất nhiệt.
- Bàn chân rộng giúp chúng có thể phân phối được trọng lượng của cơ thể khi di chuyển trên tuyết.
Tập tính sống của báo tuyết
Báo tuyết là loài sống đơn độc, ngoại trừ con cái sống với đàn con của chúng. Chúng nuôi con trong các hang ở vùng núi trong một khoảng thời gian dài.
Một con báo tuyết sống trong phạm vi lãnh thổ của nó được xác định rõ, nhưng chúng không bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hung hăng khi bị xâm phạm bởi những cá thể khác. Phạm vi lãnh thổ của chúng khác nhau về kích thước.
Ở vùng Nepal khi mà nơi có nguồn thức ăn dồi dào, phạm vi lãnh thổ có thể dao động trong khoảng từ 12 – 40 km2 và 10 cái thể báo tuyết có thể được tìm thấy trong khu vực rộng 100km2.
Một cá thể báo tuyết đực có thể đòi hỏi lãnh thổ rộng khoảng 80 dặm vuông, trong khi đó con cái yêu cầu đến 48 dặm vuông cho vùng lãnh thổ của mình.
Giống như những loài thú họ nhà mèo khác, báo tuyết sử dụng các dấu hiệu là mùi hương để có thể chỉ ra phần lãnh thổ của chúng và các tuyến đi lại thông thường.
Đặc điểm phân bố và môi trường sống
Báo tuyết được phân bố từ vùng phía Tây của hồ Baikal qua những vùng ở phía Nam Siberia trong dãy núi Altai của Nga, dãy núi Sayan và Tannu-Ola, qua Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan đến Hindu Kush.
Một số ở khu vực của dãy Himalaya ở Ấn Độ, Nepal và Bhutan. Ở Mông Cổ chúng được tìm thấy ở một số đoạn của dãy núi Altai và dãy núi Khangai.
Môi trường sống của loài báo tuyết ở vùng thuộc dãy núi Himalaya của Ấn Độ ước tính với khoảng diện tích dưới 90.000km2. Vào đầu những năm 1990, số lượng ở Ấn Độ ước tính khoảng 200 – 600 cá thể sống rải rác 25 khu vực được bảo vệ.
Vào mùa hè, báo tuyết thường sống ở những khu vực hàng cây trên những đồng cỏ để thuận tiện cho quá trình săn mồi. Vào mùa đông, chúng xuống các khu vực rừng có độ cao khoảng từ 1.200 cho đến 2.000m.
Thực trạng hiện tại của loài báo tuyết
Báo tuyết hiện đang là một trong những loài động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt để lấy bộ da của chúng, vì trên thị trường bộ lông của loài báo tuyết có giá trị kinh tế rất cao.
Năm 1972, Liên minh Quốc Tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN), đã đặt báo tuyết vào Sách đỏ vào các loài đang bị đe dọa “Nguy cấp”.
Theo đánh giá năm 2008 với sự nóng lên toàn cầu đã làm dẫn đến sự suy giảm nguồn thực ăn của loài báo tuyết này. Khiến cho số lượng cá thể loài này bị suy giảm.
Hiện tại, báo tuyết đã được nhân giống thành công, trước năm 2003 tổng số cá thể của loài động vật hoang dã này ước tính khoảng từ 4080 – 6500 cái thể. Trong năm 2016, số lượng cá thể báo tuyết được ước tính từ 4.678 đến 8.745 cá thể. Số lượng cho thấy tổng cá thể loài này để lớn hơn so với trước đây.
Việc bảo tồn thiên nhiên và các loài động vật hoang dã luôn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Các vụ buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã và các sản phẩm từ chúng như ngà, sừng, da, vảy,… diễn ra rất phức tạp và khó kiểm soát.
Bài viết http://www.publicnow.com/view/42FE0A755977175EAA67C9F12EC54BB19479D19C?2017-10-06-10:00:07+01:00-xxx4560 đã nêu ra tình trạng voi bị săn bắt để lấy ngà phục vụ con người rất đáng báo động. Kêu gọi thế giới phải hành động ngay để chấm dứt tình trạng này.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, tập tính và thực trạng bảo tồn loài báo tuyết. Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về thế giới động vật hoang dã.