Bảo vệ động vật hoang dã là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhiều loại động vật đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. Việc chung tay bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta là điều cần có sự chung tay của cộng đồng toàn thế giới. Tại sao phải bảo vệ các loài động vật hoang dã? Dưới đây là một số những lý do mà chúng tôi đưa ra để trả lời cho câu hỏi này.
Nội dung chính trong bài
Vai trò của việc bảo vệ động vật hoang dã
Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã sẽ giúp bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, không những thế còn giúp cần bằng được hệ sinh thái, đảm bảo được một môi trường sống bền vững cho con người.
Theo con số ước tính của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã – Wildlife Conservation Society (WCS) có gần 1550 các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tuy nhiên, việc bảo vệ động vật hoang dã gặp rất nhiều khó khăn và cần sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người.
Có gần ½ loài sinh vật trên trái đất cần được cư trú và sinh trưởng tốt ở các khu rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, hàng ngàn ha rừng đang dần bị thu hẹp do khai thác rừng và cháy rừng do thiên nhiên và chính con người gây ra, không những thế còn khiến cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng.
Sự biến mất của nhiều loài động vật hoang dã không chỉ là do môi trường mà việc săn bắt trái phép cũng làm cho số lượng động vật hoang dã giảm đi nhanh chóng.
Việc bảo vệ động vật hoang dã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, tăng sự bền vững cho môi trường sống, phục vụ sản xuất nông nghiệp và điều kiện cho việc phát triển một số ngành kinh tế khác.
Một số lợi ích mà việc bảo vệ động vật hoang dã mang lại
Tại sao phải bảo vệ động vật hoang dã? Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã có thể mang lại rất nhiều những lợi ích cho con người. Một số những lợi ích cần phải kể đến như:
1. Đa dạng sinh học
Hiện nay, trên trái đất có khoảng 15 triệu sinh vật đang cùng sinh sống và phát triển. Mọi cá thể, giống loài đều đóng một vai trò nhất định trong mạng lưới phức tạp mà ta gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất được tạo nên từ vô số hệ sinh thái bao gồm các loài động, thực vật cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Bảo vệ động vật hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học.
Chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về các loại động vật hoang dã có những tác động như thế nào. Nhưng nếu một hệ sinh thái biến mất thì đồng nghĩa các phản ứng dây chuyền lên các hệ sinh thái khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và sự tuyệt chủng của chúng có thể gây ra những hậu quả toàn cầu.
2. Lợi ích nông nghiệp
Việc bảo vệ động vật hoang dã là điều cấp thiết vì những lợi ích mà chúng mang lại cho con người là không hề nhỏ. Nhiều loài động vật có lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Thay vì việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhiều loài côn trùng, động vật được người nông dân sử dụng để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng. Đây là một trong những biện pháp thay thế an toàn, hiệu quả với môi trường và ít tốn kém cho người nông dân.
3. Đóng góp về y học
Trong quá trình đấu tranh để sinh tồn với thiên nhiên và nhiều loại sinh vật khác thì một số loài động vật hoang dã đã tự tìm ra nhiều cách để kháng vi khuẩn cũng như kháng được các tế bào ung thư. Cơ thể chúng có thể tạo ra nhiều các loại phần tử mới mà các nhà khoa học trước nay chưa từng biết tới.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu các đặc tính này từ các loài động vật hoang dã có thể giúp cho các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới và hiệu quả. Do đó, việc bảo vệ động vật hoang dã cũng là bảo vệ các nguồn dược liệu quý.
Ngoài ra, trong có thể của nhiều loài động vật hoang dã có chứa nhiều chất hóa học hữu ích, phục vụ tốt cho việc bào chế các loại dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng sinh, các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc giảm đau, chất chống ung thư và thuốc chữa bệnh máu khó đông hiện nay cũng có nguồn nguyên liệu từ các loại động vật hoang dã.
Do đó, nhiều loại động vật đứng trước bờ vực tuyệt chủng trước khi những lợi ích y học của chúng được biết đến.
4. Điều tiết môi trường
Việc bảo vệ động vật hoang dã đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá được chất lượng môi trường.
Ví dụ như: Sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỷ 20 là một trong những lời cảnh báo về sự nguy hiểm của một loại thuốc trừ sâu mạnh được sử dụng rộng rãi là DDT.
Quá trình tích tụ của loại thuốc trừ sâu này trong cơ thể động vật sẽ làm suy yếu khả năng sinh sản và làm cản trở quá trình ấp trứng thành công của loại động vật này.
Những loại động vật có khả năng xác định những nguy hiểm của môi trường do tác động của biến đổi khí hậu và các chất ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới môi trường sống.
5. Giá trị kinh tế
Việc chúng ta chung tay bảo vệ động vật hoang dã cũng sẽ ít nhiều mang lại giá trị về mặt kinh tế cho con người. Những vườn quốc gia trên toàn thế giới đã được triển khai quy hoạch để giúp tăng trưởng cho ngành du lịch.
Theo con số thống kê của ban quản lý vườn quốc gia thuộc Bang Texas, Hoa Kỳ. Hoạt động xem chim là một trong những hoạt động giải trí ngoài trời, giúp thu về khoảng 400 triệu đô vào ngân sách mỗi năm.
6. Những giá trí vô hình
Ngoài những giá trí về mặt kinh tế, nông nghiệp, y tế thì vấn đề bảo vệ động vật hoang dã và nhiều loại động vật còn đem lại nhiều niềm cảm hứng cho các tác giả, nghệ sĩ và nhiều người quan tâm tới thiên nhiên hoang dã.
Nhiều những câu chuyện, bộ phim vệ động vật hoang dã được trình chiếu và đi vào lòng nhiều người trên toàn thế giới. Những bức tranh và hàng loạt các triển lãm ảnh về các loài động vật đã được tổ chức trên toàn thế giới, thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã
Tại sao phải bảo vệ động vật hoang dã? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp. Vậy có những biện pháp nào để giúp các loài động vật thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng?
Hiện nay, đã có 199 Quốc Gia trên toàn thế tới đã tham gia và ký công ước Đa dạng sinh học để chung tay bảo vệ các loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Một số những giải pháp giúp bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã được đưa ra bao gồm:
- Việc một số loại đang có nguy cơ biến mất, một phần là do sự săn bắn của con người. Nên cần phải xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.
- Xây dựng và bảo tồn các nguồn gen động vật có nguy cơ tuyệt chủng và lưu giữ các ngoài gen khỏe mạnh trong vòng 50 năm tới.
- Nghiêm cấm việc buôn bán sừng tê giác, ngà voi dưới mọi hình thức.
- Ngăn chặn, tội phạm buôn bán động vật trái phép trên mạng lưới internet.
- Tăng cường tiếng nói của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ động vật hoang dã.
Tăng mức hình phạt đối với các hành động buôn bán động vật hoang dã trái phép. Thậm chí, trong các bài viết https://rusi.org/commentary/wildlife-crime-financial-crime-response-needs-reflect và https://www.rusi.org/commentary/wildlife-crime-financial-crime-response-needs-reflect còn đề xuất xếp tội phạm buôn bán động thực vật hoang dã ngang hàng với tội phạm tài chính.
Việc phòng chống săn bắt và buôn bán động vật trái phép là điều cấp thiết cần triển khai. Ngoài ra, vấn đề cấp thiết không kém đó chính là việc nâng cao ý thức và sự hiểu biết của con người đối với môi trường tự nhiên nói chung và việc bảo vệ động vật hoang dã nói riêng.
Các khóa học cho học sinh, các trường trình đào tạo về hệ sinh thái và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến cho xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh. Có vẻ như chúng ta đã quen với môi trường tự nhiên vô cùng đa dạng mà chúng ta quên mất một điều rằng động vật hoang dã cũng cần phải được bảo vệ.
Trên đây là những vấn đề xung quanh việc bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài động thực vật hoang dã. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cho chính sự sống của chúng ta.