Các loại rắn hổ mang ở Việt Nam được phân loại dựa trên đặc điểm về hình dáng và tập tính sống của từng loài. Bài viết sẽ tổng hợp danh sách những loài rắn hổ mang tại Việt Nam và đặc điểm nhận dạng trong tự nhiên.
Nội dung chính trong bài
Tìm hiểu về loài rắn hổ mang
Trước khi tìm hiểu về các loại rắn hổ mang ở Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua một số thông tin của loài rắn này.
Rắn hổ mang có tên khoa học là Naja Atra, thuộc chi rắn hổ mang. Loại rắn hổ này phân bố chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Đài Loan,… Loài sinh vật này còn có những tên gọi khác là rắn hổ mang Trung Quốc, rắn hổ mang bành,….
Môi trường sống của loài rắn này là ở các khu rừng nhiệt đới, khu canh tác nông nghiệp, thậm chí là chúng xuất hiện ở trong các khu dân cư. Chúng thường trú ẩn ở trong các bụi rậm, hang chuột, các khe ở vách núi, vách đá,…
Rắn hổ mang trưởng thành thường săn mồi vào ban đêm còn cá thể non thì săn mồi vào ban ngày. Thức ăn của chúng là các loài gặm nhấm như chuột, thỏ hoặc ếch, nhái, cá,…
Nọc của loài rắn này có độc tố rất cao, nếu vết cắn không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Nọc độc của loài rắn này cũng có giá trị về trong y tế, để sản xuất thuốc tê, trị đau xương khớp, tê thấp.
Thịt của loài rắn này là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, theo dân gian thì loài rắn này là một vị thuốc quý, dùng để trị một số loại bệnh đặc biệt là các vấn đề về xương khớp. Chính vì giá trị kinh tế cao nên những loài rắn hổ mang tại Việt Nam đang bị săn bắt quá mức do có giá trị kinh tế cao.
Do số lượng đang giảm nhanh chóng nên loài rắn hổ mang đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, nhóm IIB – động vật đang bị đe dọa và cần được bảo vệ.
Danh sách các loại rắn hổ mang ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều loài rắn khác nhau và chúng được phân loại dựa trên hình dáng và tập tính sinh sống. Dưới đây là những loài rắn hổ mang ở Việt Nam mà có thể bạn chưa biết.
Rắn hổ mang chúa – vua của thế giới loài rắn
Ở một số địa phương, loài rắn này còn có tên gọi khác là rắn hổ mây.
Không phải ngẫu nhiên mà loài rắn này được coi là vua của các loại rắn hổ mang ở Việt Nam. Chúng được coi là vua của các loài rắn vì có kích thước lớn, tốc độ di chuyển cực nhanh và khả năng săn mồi cự phách nhất trong trong số những loài rắn ở Việt Nam.
Đặc điểm của rắn hổ mang chúa là phần đầu và thân có màu vàng đậm, nâu xám hoặc đen. Trên đỉnh đầu có 2 vảy lớn, sau gáy thường có hoa văn màu sáng. Phần dưới bụng và cổ có màu trắng hoặc vàng nhạt.
Loài rắn hổ đất
Tiếp theo trong danh sách những loại rắn hổ mang ở Việt Nam là rắn hổ đất hay còn được gọi là hổ mang mắt kính.
Đặc điểm nổi bật của loài rắn này là khi bạnh cổ, sau gáy của chúng sẽ hiện rõ một vòng tròn màu sáng giống như chiếc mắt kính. Ở hai bên hoa văn hình tròn này có 2 dải màu trắng giống như gọng kính.
Phần dưới cổ có một dải rộng sẫm màu nằm ngang. Lưng của rắn hổ mang đất thường có màu vàng lục hoặc nâu sẫm. Trên thân của chúng cũng có những hoa văn màu sáng nằm ngang.
Rắn cạp nong
Nhắc đến rắn các loại rắn hổ mang ở Việt Nam thì không thể không nhắc tới rắn cạp nong hay còn gọi là rắn mai gầm.
Đây là một loài rắn độc có kích thước tương đối lớn, thường dài hơn 1 mét. Phần đầu của loài rắn hổ này khá to nhưng hơi ngắn, đôi mắt tròn và nhỏ.
Đặc điểm nổi bật để nhận biết rắn cạp nong là trên thân có những khoang màu vàng xen kẽ với khoanh màu đen. Các khoanh này có độ dài tương đối giống nhau.
Hàng vảy trên sống lưng có hình lục giác và lớn hơn các vảy hai bên. Giữa sống lưng còn có một gờ dọc nhìn rất rõ ràng.
Rắn cạp nia
Trong những loài rắn hổ mang tại Việt Nam thì mọi người thường nhầm giữa cạp nia và cạp nong. Các giúp bạn đọc có thể nhận biết rắn cạp nia là trên thân của chúng có vảy trơn bóng và có các khoang màu đậm xen kẽ với khoang màu sáng.
Ngoài ra, đầu của cạp nia thon mảnh hơn rắn cạp nong. Thân của chúng không có hình tròn mà lại có tiết diện tam giác. Các vảy trên sống lưng cũng có hình lục giác giống như cạp nong.
Rắn hổ mèo
Cuối cùng trong danh sách các loại rắn hổ mang ở Việt Nam là rắn hổ mèo. Phần đầu của loài rắn này khá thuôn và dài, phân biệt rõ ràng với cổ. Điều thú vị là nếu bị đe dọa thì phần cổ sẽ phình to về phía trước chứ không bạnh sang hai bên như các loài rắn hổ khác.
Lưng của rắn hổ mèo có màu xám nâu từ nửa thân sau đến đuôi và cũng xuất hiện nhiều đường màu đen chạy ngang thân. Bụng của loài rắn này có màu vàng.
Điều đặc biệt là loài rắn hổ này lại không có độc và đang được nuôi nhiều ở miền Tây giúp đem lại thu nhập khá cao cho người dân nơi đây.
Một số quy định về bảo vệ các loại rắn hổ mang ở Việt Nam
Do số lượng loài đang bị suy giảm nhanh chóng nên rắn hổ mang đã được ghi vào nhóm IIB của Sách Đỏ Việt Nam. Đây là nhóm bị đe dọa và hạn chế khai thác với mục đích thương mại.
Tình trạng buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã và các sản phẩm từ những loài này không chỉ diễn ra trên thị trường chợ đen mà những còn diễn ra tràn lan trên các trang mạng xã hội như Facebook, Wechat, Twitter,…. Bài viết https://www.sciencesetavenir.fr/animaux/biodiversite/facebook-wechat-quand-les-reseaux-sociaux-aident-malgre-eux-les-braconniers_108213 đã nêu chi tiết về thực trạng này. Việc ngăn chặn các hoạt động này cần phải được thực hiện mạnh mẽ để bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Sau đây là một số quy định về bảo vệ các loài động vật hoang dã trong Sách Đỏ theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm với những trường hợp sau:
- Săn bắt, nuôi nhốt, giết, vận chuyển hoặc buôn bán trái phép các loài động vật quý hiếm, nguy cấp nhóm IIB hoặc thuộc phụ lục II của công ước CITES có giá trị từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; động vật hoang dã thông thường có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1.5 tỷ đồng.
- Tàng trữ, vận chuyển hoặc buôn bán trái phép các cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của các loài động vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB mà giá trị từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng; những động vật hoang dã thông thường có giá trị từ 500 triệu đến dưới 1.5 tỷ đồng.
Phạt tù từ 7 năm đến 12 với những trường hợp sau:
- Săn bắt, nuôi nhốt, tàng trữ, vận chuyển hoặc buôn bán trái phép các cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của các loài động vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB có giá trị trên 1 tỷ đồng; động vật hoang dã thông thường có giá trị trên 1.5 tỷ đồng.
- Thu lợi bất chính từ các hành vi trên từ 500 triệu đồng trở nên.
Thay vì làm hại hoặc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã thì chúng ta hãy chung tay bảo vệ chúng.
Trên đây là thông tin về các loài rắn hổ mang ở Việt Nam và những quy định về bảo vệ loài động vật này. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin bổ ích về thế giới động vật hoang dã ở nước ta.