Cách nhận biết rắn hổ mang chúa như thế nào để tránh bị nhầm lẫn với những loài rắn khác? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nhận ra ông vua của thế giới loài rắn một cách dễ dàng.
Nội dung chính trong bài
Cách nhận biết rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa (còn gọi là rắn hổ mây) là một trong các loại rắn hổ mang ở Việt Nam. Chúng được coi là vua của thế giới loài rắn bởi khả năng săn mồi tự phách và nọc cực độc. Loài rắn này có thể giết chết con mồi chỉ với một phát cắn.
Theo các chuyên gia và những người có kinh nghiệm, cách phân biệt rắn hổ mang chúa với các loài rắn khác dựa vào những đặc điểm sau:
- Rắn hổ mây trưởng thành thường có kích thước từ 3 – 5m. Đây là loài lớn nhất trong những loài rắn có nọc độc. Rắn hổ mang chúa lớn nhất Việt Nam được ghi nhận nặng tới 60kg ở núi Mây.
- Lưng của chúng có màu vàng, nâu hoặc đen. Trên thân thường có các vệt ngang màu vàng. Cổ họng thường có màu kem hoặc vàng nhạt. Đây là một trong những cách nhận biết rắn hổ mang chúa được nhiều người áp dụng nhất.
- Một đặc điểm để nhận biết rắn hổ mây là dọc thân của chúng có khoảng 17 – 19 hàng vảy với thành phần chính là keratin. Lớp vảy dưới bụng màu sáng và kéo căng hết phần bụng tạo thành một lớp đồng nhất.
- Trên đỉnh đầu của rắn hổ mang chúa thường có 2 vảy lớn, mắt đen tròn sáng lồi to và mi trong suốt.
- Sau đầu của vua các loài rắn có hoa văn màu vàng hoặc trắng, đặc điểm này sẽ được nhìn thấy rõ rệt khi hai mang của chúng phình ra.
- Khi bị đe dọa, chúng có thể nâng phần đầu lên cao và mắt luôn hướng về phía kẻ thù.
- Hai mang của rắn hổ mang cũng phình rất to mỗi khi bị đe dọa và phát ra những tiếng rít lạnh thấu xương để cảnh cáo kẻ thù.
Hổ mang chúa được coi là một trong những loài rắn có nọc độc nhất thế giới. Vì vậy việc nắm được cách nhận biết rắn hổ mang chúa sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro khi bắt gặp chúng.
Tập tính và hành vi của rắn hổ mang chúa
Loài rắn hổ này phân bổ nhiều nhất ở tiểu lục Ấn Độ, phía Nam của Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chúng thường sống ở các khu vực rậm rạp trong rừng, khe núi, vùng ven khu vực nông nghiệp – nơi mà có nhiệt độ và độ ẩm ổn định. Loài rắn này có thể sống trên mặt đất, trên cây và bơi lội rất giỏi.
Rắn hổ mang chúa là một loài động vật khá nhút nhát, chúng thường tìm cách lẩn trốn, tránh đối đầu khi bị quấy rầy. Tuy nhiên, nếu bị khiêu khích liên tục thì chúng sẽ trở nên hung dữ. Hổ mang chúa sẽ nâng cao phần đầu, phình to mang và phát ra những tiếng rít để cảnh bảo đối thủ.
Rắn hổ mây thường sinh sống và săn mồi đơn lẻ một mình. Chúng sử dụng chiếc lưỡi vô cùng nhạy bén cùng với đôi mắt nhạy bén để phát hiện con mồi. Nọc độc của rắn hổ mang chúa sẽ làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi. Với bộ hàm linh hoạt, loài rắn này có thể nuốt trọn những thức ăn có kích thước lớn hơn cơ thể chúng rất nhiều.
Về tập tính sinh sản, loài rắn này giao phối vào tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Sau khoảng 1 tháng thì rắn hổ mang chúa cái sẽ đẻ trứng tại tổ mà chúng đã chuẩn bị sẵn. Sau khoảng 51 – 79 ngày ấp, trứng sẽ nở thành rắn con.
Trong quá trình phát triển, những cá thể rắn hổ mây sẽ lột xác nhiều lần. Sau mỗi lần lột xác thì số lượng vảy và cách sắp xếp hầu như không có gì thay đổi.
Đặc điểm nọc độc của rắn hổ mang chúa
Đây được coi là một trong những loài rắn có nọc độc nhất trên thế giới với thành phần chính là haditoxin – một loại chất gây ngộ độc thần kinh (neurotoxin).
Một lần cắn, rắn hổ mây có thể tiết ra khoảng 200 đến 500 mg nọc độc thông qua hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở trong miêng của chúng. Lượng nọc độc này đủ để có thể giết chết 20 người.
Nọc độc của chúng sẽ nhanh chóng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, gây chóng mặt, đau đầu dữ dội, mờ mắt và cuối cùng là tê liệt. Nếu nghiêm trọng hơn, vết cắn của rắn hổ mang chúa sẽ dẫn tới trụy tim, hôn mê và tử vong sau khoảng 30 phút do suy hô hấp.
Do đó, nếu bị rắn hổ mây cắn thì cần phải nhanh chóng sơ cứu cho nạn nhân để tránh độc lan ra các bộ phận khác và đưa đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Nọc độc của loài rắn này có rất nhiều lợi ích trong y dược và là thành phần để sản xuất một số loại thuốc chữa bệnh.
Bảo tồn rắn hổ mang chúa
Tron lịch sử, loài rắn này rất được tôn trọng và tôn sùng trong văn hóa của người dân địa phương, đặc biệt là ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, ngày nay số lượng của loài rắn này đang sụt giảm nhanh ở nhiều nơi. Theo thống kê của IUCN, số lượng của rắn hổ mang chúa đã giảm 30% từ năm 1935 đến 2010. Nguyên nhân là do con người phá rừng để khai thác gỗ và lấy đất canh tác và mở rộng nơi định cư.
Ngoài ra, rắn hổ mây còn bị săn bắt để lấy thịt, da, mật, nọc độc để phục vụ cho y học. Thịt của loài rắn này được cho là có nhiều chất dinh dưỡng nên bị săn bắt khác nhiều. Loài này cũng là mục tiêu của những kẻ buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Hiện nay, rắn hổ mang chúa được liệt kê vào phụ lục II của công ước CITES, danh sách các loài bị đe dọa của IUCN,
Tại Ấn Độ, hổ mang chúa được đưa vào mục II của luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1972, nếu giết hại loài rắn này thì có thể bị cầm tù 6 năm.
Rắn hổ mây cũng được liệt kê vào danh mục những loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức nguy cấp IB theo nghị định 32/2006 của Chính phủ.
Nhiều biện pháp để bảo vệ loài vật này được đưa ra như xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên để tạo môi trường sống cho rắn hổ mang chúa, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về sử dụng các sản phẩm từ chúng,…
Ngoài ra, chống buôn bán động vật hoang dã trái phép cũng cần phải được thực hiện mạnh mẽ hơn để bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Các hội nghị, hội thảo quốc tế xoay quanh vấn đề bảo vệ động vật hoang dã cũng đã được tổ chức trong đó có Hội nghị Iwt Hà Nội 2016. Mục đích của hội nghị là đưa ra tuyên bố chung và giải pháp để chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã. Hội nghị thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với sự tham gia của các phái đoàn cấp cao. Cụ thể các thông tin về Iwt Hà Nội và những sự kiện liên quan cũng được IUCN cập nhật tại:
- https://www.iucn.org/news/viet-nam/201611/iucn-reaffirms-commitment-tackling-illegal-wildlife-trade-high-level-conference-viet-nam
- https://www.iucn.org/vi/news/viet-nam/201611/iucn-t%C3%A1i-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-cam-k%E1%BA%BFt-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-ch%E1%BB%91ng-n%E1%BA%A1n-bu%C3%B4n-b%C3%A1n-tr%C3%A1i-ph%C3%A9p-%C4%91%E1%BB%99ng-th%E1%BB%B1c-v%E1%BA%ADt-hoang-d%C3%A3-t%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-c%E1%BA%A5p-cao-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam
- https://www.iucn.org/news/viet-nam/201611/iucn-hosts-regional-workshop-moving-%E2%80%9Cbeyond-enforcement%E2%80%9D-combating-illegal-wildlife-trade-southeast-asia
- https://www.iucn.org/news/asia/201612/tackling-wildlife-trafficking-through-critical-ecosystem-partnership-fund
- https://www.iucn.org/commissions/commission-environmental-economic-and-social-policy/our-work/specialist-group-sustainable-use-and-livelihoods-suli/events/beyond-enforcement-workshop-hanoi-viet-nam-15-16-november-2016
Ngoài những hành động của các cơ quan chức năng thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã. Đặc biệt, việc không sử dụng các sản phẩm từ những loài động thực vật hoang dã là góp phần rất lớn vào việc bảo tồn những loài này.
Bài viết đã cung cấp về cách nhận biết rắn hổ mang chúa và những thông tin về loài rắn này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đặc điểm, tập tính và thực trạng bảo tồn loài rắn quý hiếm này.