Khi bị rết cắn có sao không, cách chữa và phòng ngừa thế nào? Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn đọc cách trị rết cắn dễ dàng và mang lại hiệu quả tốt. Nhờ đó, giảm thiểu được mức độ nguy hiểm của các vết thương do rết cắn gây ra.
Nội dung chính trong bài
Bị rết cắn có sao không?
Rết là một loại côn trùng khá phổ biến ở nước ta với vẻ ngoài khiến cho nhiều người khiếp sợ. Không chỉ vậy, rết còn nguy hiểm hơn vì chúng có chứa nọc độc trong cơ thể. Giống như nọc độc của các loại rắn như rắn cổ đỏ, rắn cạp nia, rắn hổ mang thì nọc độc của rết cũng sẽ làm cho nạn nhân nhiễm độc và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phần đầu của rết có một cặp vuốt dài chứa nọc độc. Khi tấn công con mồi hoặc kẻ thù thì chất độc sẽ đi theo cặp vuốt này truyền vào cơ thể nạn nhân. Có nhiều người thắc mắc rết nhà có độc không thì câu trả lời là có.
Trước khi tìm hiểu về cách trị rết cắn thì hãy cùng tìm hiểu về những biểu hiện khi bị nhiễm độc do rết cắn. Nếu bị rết cắn thì người bệnh sẽ có biểu hiện của nhiễm độc. Các trường hợp nhẹ thì nọc độc của rết chỉ gây dị ứng trên da, chỉ cần bôi ít dầu gió vào vết thương và sẽ tự khỏi sau một thời gian.
Đối với những trường nặng thì nạn nhân sẽ có những triệu chứng sau:
- Đau dữ dội, sưng đỏ, bọng nước hoặc hoại tử nhẹ ở vết cắn.
- Ngứa, dị cảm, phù nổi hạch.
- Có thể gây chảy máu nhẹ.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
- Thở nhanh, ho, đau họng.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Các triệu chứng của vết cắn sẽ giảm dần sau 1 – 2 ngày. Còn triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài từ 4 – 5 giờ sau khi bị rết cắn.
Như vậy, với các thông tin trên thì bạn đọc có thể giải đáp được vấn đề rết có độc không và rết cắn có chết người không. Khi bị chúng tấn công và cắn thì bạn nên đến có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế các vấn đề về sức khỏe.
Cách trị rết cắn tốt nhất
Khi bị rết cắn phải làm sao? Đối với những trường hợp vết cắn nhẹ, chỉ gây ra vết thương nhỏ và hầu như không bơm chất độc vào cơ thể thì các trị rết cắn hiệu quả là bôi một ít dầu gió lên vết thương.
Tuy nhiên, đối với những nạn nhân bị nặng, chất độc đã được tiêm vào cơ thể thì sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Khi bị rết cắn, bạn nên dùng vải hoặc dây garo bên trên vết thương để hạn chế chất độc truyền về tim. Sau đó, bạn đọc có thể áp dụng cách trị rết cắn dưới đây.
Sử dụng thuốc Tây điều trị rết cắn
Bị rết cắn uống thuốc gì? Việc điều trị ngộ độc do rết cắn chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, tiêm phòng uốn ván và chăm sóc vết hoại tử hoặc nhiễm trùng trên da.
Nếu còn có các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn thì nên đến các cơ sở y tế để được theo dõi. Vì có thể bạn sẽ gặp phải một số biến chứng về tim mạch, nhiễm trùng hoặc xuất huyết.
Cách trị rết cắn của người Dao
Người Dao thường sử dụng 2 vị thuốc để bôi vào những vết thương do rết cắn đó là nước dãi gà hoặc chất nhờn của ốc.
Dùng nước dãi gà
Gà vốn là một trong những “kẻ thù không đội trời chung” của rết. Những con rết thường là thức ăn ngon của gà bởi nước dãi gà có thể vô hiệu hóa được nọc độc của rết. Do đó, dùng nước dãi gà là một cách trị rết cắn mà người Dao hay sử dụng.
Sử dụng chất nhờn của ốc
Ngoài nước dãi gà, người bị rết cắn cũng có thể dùng chất nhờn của ốc để bôi lên vết thương. Bởi phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của những con rết.
Một số cách trị rết cắn trong dân gian
Bạn cũng có thể tham khảo một số phương pháp điều trị vết thương do rết cắn dưới đây:
- Giã nát vài nhánh tỏi để đắp lên vết thương giúp giảm đau nhức nhanh.
- Dùng hạt cây hoa mào gà, giã nhuyễn hoặc nhai nhỏ nuốt nước cốt còn bã đắp lên vết thương.
- Cách trị rết cắn từ củ gấu: Rửa sạch củ gấu, giã nát rồi đắp lên vết rết cắn.
- Dùng một nắm rau sam rửa sạch, giã nát và đắp vào vết thương.
- Đắp vào vị trí bị rết cắn bằng một ít hạt vừng giã nát.
- Lá bạc hà rửa sạch rồi giã nát đắp vào vết rết cắn.
- Dùng lá húng chanh giã nát trộn với dầu dừa, vôi rồi đắp lên vết thương cũng là cách trị rết cắn hiệu quả.
- Cọng cây khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn để đắp.
- Lá ớt rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vết thương cho đến khi hết đau nhức. Thực hiện ngày 1 – 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Lưu ý: Sau khi đắp các nguyên liệu trên lên vết thương do rết cắn thì bạn nên dùng vải sạch băng nhẹ lại cho thuốc không bị rơi. Đồng thời, bạn cũng nên luộc luộc một ít rau dền ăn để giải độc.
Các mẹo chữa này chỉ mang tính tham khảo và tạm thời, để giảm mức độ nguy hiểm của các vết rết cắn thì bạn nên đến các cơ sở ý tế để được kiểm tra và có biện pháp xử lý tốt nhất.
Cách phòng ngừa rết cắn
Rết là loài côn trùng thường sống và làm tổ ở những khe đất hoặc những nơi để đồ đạc mà lâu ngày không được vệ sinh hoặc quét dọn như nhà kho, góc tủ,…
Để phòng tránh bị rết cắn, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp để không cho rết nhà làm tổ.
- Các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm trải sàn nhà nên thường xuyên đem ra ngoài phơi.
- Nơi để quần áo, chăn màn ít khi sử dụng thì nên đặt một số loại thuốc xua đuổi côn trùng như băng phiến.
- Khi đi đến những nơi ẩm thấp, có nhiều đồ đạc cũ, mục nát thì nên sử dụng đồ bảo hộ như ủng, giày.
- Thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà thường xuyên, lấp kín các khe nhỏ là nơi mà rết thường trú ẩn và làm tổ.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những cách trị rết cắn hiệu quả và cách phòng ngừa rết làm tổ tại nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống thường ngày.
Thông tin về bảo vệ, bảo tồn động thực vật hoang dã: Việc chống buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã luôn cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết https://www.wcl.org.uk/governments-must-combat-illegal-wildlife-trade.asp để thấy được những nỗ lực của các tổ chức trong việc bảo tồn, bảo vệ động thực vật hoang dã.