Cạp nia nam có tên khoa học là Bungarus candidus – một loài rắn độc phân bố chủ yếu ở các nước khu vực Đông Nam Á. Loài rắn này có đặc điểm nhận biết, tập tính và môi trường sống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Nội dung chính trong bài
Mô tả đặc điểm của cạp nia nam
Đây là một trong những loài rắn cạp nia, thuộc họ rắn hổ và còn được gọi là cạp nong xanh, rắn mai gầm. Chiều dài cơ thể của chúng có thể dài tới 1.6m.
Đặc điểm nhận biết rắn cạp nia nam là dọc trên cơ thể hình trụ có nhiều khoang trắng và đen xen kẽ nhau. Thông thường, một cá thể trưởng thành sẽ có từ 19 đến 30 khoang màu đen. Tuy nhiên, những khoanh màu đen này chỉ có ở phần lưng và không vòng qua phần bụng.
Bụng của loài rắn này thường có màu trắng và không có khoang đen như phần lưng. Phần đầu của loài cạp nia nam dẹp màu xám, phẳng ở phía trên và có những vảy lớn. Những vị trí quanh miệng thường có màu sáng hơn so với phần đỉnh đầu.
Cũng giống như các loài trong họ rắn hổ, vảy của cạp nia nam đều trơn nhẵn và phình rộng hơn ở xương sống.
Loài rắn này thường bị nhầm lẫn với loài rắn cạp nia bắc bởi 2 loài này có thân hình khá giống nhau. Tuy nhiên, các khoang màu đen – trắng của cạp nia nam thường rộng hơn, đầu dẹp và nhẵn hơn so với cạp nia bắc. Đây cũng là cách phân biệt cạp nia nam và cạp nia bắc dễ dàng nhất.
Phân bố và môi trường sống của rắn cạp nia nam
Loài rắn hổ này phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào, Việt Nam, Campuchia,…
Ở nước ta, cạp nia nam được tìm thấy ở các tỉnh miền Trung và miền Nam như Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Tây Ninh,…
Môi trường sống của chúng những khu vực đồng bằng, nơi gần nguồn nước như ruộng lúa, ven sông, kênh. Rất hiếm khi thấy cạp nia nam xuất hiện ở những nơi có độ cao trên 1.200m so với mực nước biển.
Loài rắn này thường săn chuột rồi chiếm luôn hang của chúng để làm chỗ trú ẩn. Ngoài ra, chúng còn ẩn nấp trong các bụi cỏ rậm rạp. Vì là loài lưỡng cư nên rắn cạp nia nam có thể lặn sâu tới 10m trong 30 phút.
Tập tính sống và hành vi của cạp nia nam
Loài rắn này thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm và không ưa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Để tránh ánh nắng mặt trời, cạp nia nam thường dùng đuôi để che phần đầu. Thời gian hoạt động mạnh nhất là từ 21 giờ đến 23 giờ đêm.
Cũng như các loại rắn hổ khác, loài rắn cạp nia nam thường ăn ếch, nhái, thằn lằn và các loài động vật gặm nhấm như chuột. Nhờ vào khả năng lặn dưới nước, loài rắn này cũng săn lươn để làm thức ăn nhưng không phải lúc nào chúng cũng thành công.
Mỗi lần sinh sản, cá thể cạp nia nam cái thường đẻ 4 – 10 quả trứng. Trứng thường nở vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm. Con non khi mới nở thường dài khoảng 30cm và có hình dáng tương tự với những cá thể rắn trưởng thành.
Cạp nia nam là một loài rắn khá nhút nhát, chúng thường tìm cách lẩn trốn khi bị đe dọa. Nếu bị khiêu khích liên tục, rắn sẽ phản kháng bằng cách tấn công đối phương. Cách khống chế loài rắn này hiệu quả nhất là kẹp chặt phần miệng của chúng.
Nọc độc của rắn cạp nia nam
Đây là một trong những loài rắn độc nhất của Châu Á và đứng trong nhóm đầu các loại rắn độc nhất thế giới. Nọc độc của cạp nia nam cao gấp 15 lần rắn hổ mang Ấn Độ.
Thành phần có trong nọc loài rắn này chủ yếu là chất độc thần kinh. Chất độc sẽ tấn công thẳng vào hệ thống thần kinh của nạn nhân làm ức chế khả năng hoạt động của cơ thể.
Sau khi bị cạp nia nam cắn, nạn nhân sẽ xuất hiện triệu chứng nôn mửa, đau cơ, mệt mỏi chỉ sau 30 phút. Một giờ sau, lồng ngực sẽ bị căng cứng, thần kinh mắt bị tê liệt khiến cho cơ mí bị sa.
Sau 8 giờ, nạn nhân sẽ bị suy hô hấp và cần phải sử dụng máy trợ thở. Tình trạng này có thể kéo dài đến 96 giờ. Vết cắn của cạp nia nam thường không gây đau đớn, chỉ nổi đỏ hoặc sưng phù nhẹ. Tuy nhiên, nạn nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt cơ hoành và chết não. Nạn nhân sẽ tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.
>> Tìm hiểu thêm: Rắn lục xanh có độc không
Khi bị cạp nia nam cắn, bạn nên nhanh chóng sơ cứu bằng cách garô phía trên vết thương để máu không lan ra các bộ phận của cơ thể. Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được chữa trị.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, tập tính, nọc độc và môi trường sống của loài rắn cạp nia nam. Đây là một loài rắn cực độc vì vậy bạn nên tránh xa khi bắt gặp chúng trong tự nhiên.
Tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép làm nhiều loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Việc đưa ra tuyên bố chung nhằm chấm dứt tình trạng này trại Hội nghị Iwt Hà Nội 2016 là một trong những bước tiến lớn nhưng các nước cũng cần phải cam kết hành động mạnh mẽ hơn nữa. Đó là nội dung trong thông cáo báo chí sau hội nghị được đăng tải trên https://www.worldwildlife.org/press-releases/wwf-reaction-to-the-hanoi-statement-on-wildlife-crime–2