Dùng cây tầm bóp chữa bệnh gan như thế nào? Có mang lại hiệu quả tối ưu không? Trong quá trình sử dụng cần lưu ý gì? Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các vấn đề trên, đồng thời tìm ra đa dạng các bài thuốc, chúng tôi xin chia sẻ nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Cây Tầm Bóp có chữa bệnh gan không?
Tầm bóp là một loại cây mọc tự nhiên, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm một số bệnh lý về gan. Tất cả các bộ phận của loài cây này như rễ, thân, lá, quả đều có thể được dùng để điều chế bài thuốc. Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, trong cây tầm bóp chứa các hoạt chất như Physalin A-D, F, L-O, các alcaloid, Physagulin A-G, nước, chất xơ, chất béo dễ hoà tan, protein, đường tự nhiên, Cacbohidrat,….
Các hợp chất này đều có tác dụng hỗ trợ hoạt động của gan. Ngoài ra, trong quả tầm bóp chữa thêm nhiều hoạt chất tự nhiên, giúp bồi bổ cho cơ thể như Vitamin C, sắt, natri, magie, photpho, Lưu huỳnh, kẽm, canxi, clo,…
Theo Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát nên giúp thải độc, thanh nhiệt rất hiệu quả. Với người đang mắc bệnh, độc tố không được xử lý sẽ tích tụ nhiều vào da và máu. Khi sử dụng tầm bóp, các tinh chất trong cây sẽ hỗ trợ gan thực hiện nhiệm vụ trên. Điều này làm cho các triệu chứng phù nề, vàng da, đau bụng,… do các bệnh lý về gan gây ra sẽ được giảm đáng kể.
Như vậy, cây tầm bóp chữa bệnh gan khá hiệu quả nhưng chỉ với tác dụng nhẹ, hiệu quả từ từ. Bệnh lý về gan là một loại bệnh nghiêm trọng, được chia thành nhiều cấp độ.
Cây tầm bóp giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị. Ngoài việc sử dụng cách chữa này, thì người bệnh nên tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý giúp góp phần tăng hiệu quả trong quá trình điều trị.
Ở bất kỳ giai đoạn nào, bạn đều nên sử dụng cây tầm bóp như một loại thuốc hỗ trợ đi kèm với thuốc đặc trị. Tránh trường hợp bệnh nặng mà chỉ dùng cây tầm bóp thì sẽ không thể chữa khỏi bệnh.
Cách dùng cây tầm bóp chữa bệnh gan
Dùng cây tầm bóp khô để uống
Để thải độc và hỗ trợ hoạt động của gan, bạn có thể dùng cây tầm bóp khô để sắc nước uống mỗi ngày. Người bệnh nên lấy toàn bộ cây tầm bóp từ rễ, thân đến lá để sử dụng. Cách làm như sau:
- Đầu tiên, bạn mang cây tầm bóp vừa hái về đem ngâm nước muối loãng để làm chết hết côn trùng bám trên cây. Sau đó rửa thật sạch bằng nước rồi để ráo.
- Tiếp đó là đến công đoạn làm khô cây tầm bóp để dùng dần. Cách thứ nhất, bạn cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm để đem đi sao vàng. Nên nhớ sao cho đều tay để có thể bảo quản nguyên liệu được lâu. Cách thứ hai là đem tầm bóp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Mỗi ngày sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh gan, bạn lấy khoảng 20 gam cây tầm bóp khô sắc với 600ml nước để uống. Lưu ý, nên đun sôi từ 20-25 phút để các tinh chất hoà tan vào nước. Người bệnh nên uống vào buổi chiều sau khi ăn 1 tiếng, hoặc có thể chia ra 3 lần uống trong 1 ngày, nên sử dụng khi nước còn ấm.
Dùng cây Tầm Bóp đắp ngoài da
Có hai trường hợp cần đắp tầm bóp ngoài da, tuỳ vào mục đích sử dụng của người bệnh. Nếu bệnh về gan làm nổi lên các cục mụn nhọt, mụn mủ gây ngứa ngáy, đau đớn thì sẽ dùng nguyên liệu tươi để đắp lên vùng da bị mụn. Cách làm như sau:
- Người bệnh hái cây tầm bóp tươi tươi trị bệnh gan về ngâm trong nước muối 20 phút, sau đó rửa lại qua 3 lần nước, để ráo.
- Tiếp đó bạn giã nát hoặc xay cây tầm bóp với một ít muối.
- Bạn dùng bông thấm nước cốt chấm lên các điểm bị mụn trên da. Sau đó lấy phần bã lần lượt đắp lên những vùng da bị ngứa và nổi nhiều mụn.
Xem thêm: Cây an xoa trị bệnh gan được không? Cách dùng và tác dụng
Trường hợp thứ 2 là đắp cây tầm bóp nóng để giảm cơn đau bụng. Cách làm như sau:
- Khi sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh gan, bạn nên hái khoảng 200 gam cây tươi về ngâm muối 20 phút, rửa sạch và để ráo nước.
- Tiếp đó bạn cắt ra thành từng khúc nhỏ dài khoảng 5cm, đem đi rang cho đến khi toàn bộ chuyển thành màu vàng.
- Bạn dùng một chiếc khăn mỏng, gói thành phẩm lại và đắp lên vùng bụng bị đau trong 40 phút. Lưu ý, không nên đắp nhiệt độ quá cao sẽ làm bụng bị bỏng, nếu trong quá trình đắp lá bị nguội, bạn có thể đem sao sơ sơ lại sau đó tiếp tục đắp.
Dùng Tầm Bóp kết hợp với cây Bách Giải
Bài thuốc chữa bệnh gan bằng cây tầm bóp phát triển nặng hơn, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị các thương tổn do gan ảnh hưởng. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Người bệnh mang cây tầm bóp và bách giải đi phơi khô hoặc sao vàng để dùng dần.
- Mỗi ngày, bạn lấy khoảng 30 gam tầm bóp, 40 gam bách giải đem sắc với 1 lít nước. Người bệnh cần đun sôi cho đến khi nước cạn còn ⅔, chia ra 3 phần để uống trong ngày.
- Bạn nên uống trước khi ăn 30 phút, hâm nóng thuốc trước khi sử dụng và uống thêm nhiều nước lọc để các tinh chất dễ hoạt động.
Chú ý khi trị bệnh gan bằng cây Tầm Bóp
Để sử dụng cây Tầm Bóp được hiệu quả, sẽ có một số chú ý bạn cần thực hiện. Dưới đây là một vài điểm lưu ý khi dùng cây Tầm Bóp chữa bệnh:
- Vì cây tầm bóp chứa các hoạt chất như natri, sắt, kẽm,…nên việc hấp thụ quá nhiều sẽ không tốt. Để biết được liều lượng an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc có kinh nghiệm.
- Bạn nên kiên trì thực hiện hàng ngày, tránh quên dùng sẽ làm mất tác dụng của tầm bóp.
- Bạn hãy uống nhiều nước lọc, mỗi ngày tối thiểu từ 2-2,5 lít nước. Các hoạt chất trong cây tầm bóp sẽ đẩy độc tố vào hệ bài tiết và chờ được thải ra ngoài. Việc uống nhiều nước sẽ giúp quá trình này được thuận lợi hơn.
- Ngoài việc sử dụng cây tầm bóp chữa bệnh gan. Nên có một chế độ ăn uống khoa học, không sử dụng các thức uống chứa cồn, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc nêm gia vị quá mặn.
- Quả của cây tầm bóp có hình tròn, chứa rất nhiều nước nên sẽ rất khó khi sử dụng làm nguyên liệu khô. Bạn nên loại bỏ phần quả ra trước khi đem phơi hoặc sao vàng.
- Với các đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai sẽ cần có lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng. Tầm bóp có tính mát nên có thể gây lạnh bụng cho trẻ và người mẹ đang mang thai.
- Trong quá trình sử dụng tầm bóp, nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào thì nên ngừng dùng. Sau đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về cây tầm bóp chữa bệnh gan. Đây là một nguyên liệu hỗ trợ chứ không có tính đặc trị. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để tìm ra được cách chữa bệnh phù hợp nhất.