Hiện nay, châu chấu không chỉ được dùng để làm thức ăn cho chim, cá cảnh mà nó còn là một món đặc sản ưa thích của nhiều người sành ăn. Vì vậy, nghề nuôi loài động vật này cho thu nhập khá tốt. Bài viết này sẽ giúp độc giả tìm hiểu con châu chấu ăn gì và kỹ thuật nuôi như thế nào để đem lại hiệu quả cao.
Nội dung chính trong bài
Con châu chấu ăn gì? Đặc điểm của con châu chấu
Châu chấu ăn gì?
Cùng với câu hỏi dế ăn gì thì thức ăn của châu chấu cũng là mỗi quan tâm của nhiều người. Châu chấu là một loài côn trùng ăn tạp và chúng rất phàm ăn. Với cấu tạo miệng có bộ hàm trên cùng hàm dưới đều to, khỏe nên chúng rất “phàm ăn tục uống” và nổi tiếng là một loài tàn phá mùa màng, cây cối do khả năng sinh sản nhanh và nhiều trong một năm.
Món ăn khoái khẩu của châu chấu là các loại chồi non, lá cây các loại, đặc biệt là lá lúa, ngô hoặc thậm chí là ăn cả hạt lúa. Thức ăn của chúng cũng khá giống với.
Tại Việt Nam đã có nhiều lần xảy ra đại dịch châu chấu tàn phá mùa màng, ảnh hưởng rất lớn tới ngành nông nghiệp mà đặc biệt là ngành lúa gạo trong nước. Vì vậy nếu có ý định nuôi loài động vật này làm thương phẩm thì người dân cần phải nắm được đặc tính của chúng, làm lồng nuôi và giăng, chằng vùng nuôi chặt chẽ để chúng không thể xâm nhập ra bên ngoài gây hại.
Đặc điểm về hình dáng
Châu chấu (tên khoa học trong tiếng Anh là Caelifera). Đây là một loại côn trùng chuyên ăn lá.
Phần đầu hình vuông và có hai sợi râu nhỏ, hai mắt tròn to và mắt hình cầu lồi ra ngoài. Châu chấu có thể phát ra âm thanh bằng cách cọ xương đùi của chúng vào bụng hoặc chúng có thể cọ vào phần cánh dày phía trước. Đùi sau của chúng có kích thước khá to, dài và khỏe mạnh để đảm nhận việc bật nhảy, di chuyển hay nhanh chóng trốn thoát khi bị đe dọa.
Phần cánh trong của châu chấu khá mỏng và phần cánh này của chúng khá giống với cánh của chuồn chuồn và cánh này chỉ có tác dụng hỗ trợ chúng khi bay. Phần cánh ngoài dày, to và chắc khỏe hơn đảm nhận chức năng bay là chính.
Con cái thường có kích thước và thân hình to hơn hẳn con đực. Con châu chấu non thường có màu xanh lá nhạt, có râu ngắn và mảnh và chúng có phần lưng dài hơn phần đầu cùng phần bụng ngắn to tròn.
Về sinh sản
Trong mùa sinh sản, các con châu chấu đực sẽ tìm bạn tình rồi nhảy lên lưng con cái, dùng dương vật của chúng và tiến sâu vào cơ quan sinh sản của cá thể cái. Tinh trùng và trứng sẽ gặp nhau rồi kết hợp lại thành trứng.
Sau đó, con cái sẽ đưa trứng của nó chôn xuống đất ở độ sâu khoảng 6cm. Có nhiều trứng được tạo ra trong một lần giao hợp của châu chấu và các quả trứng này sẽ được dính lại với nhau bằng chất dính tự nhiên. Trứng của châu chấy có màu trắng và có hình dáng giống như những hạt gạo.
Mùa hè là mùa sinh sản mạnh nhất của châu chấu. Tuy nhiên trên thế giới cũng có nhiều loài sinh sản và đẻ trứng vào mùa đông (khoảng tháng 9 hàng năm). Khi châu chấu non nở ra thì con đầu tiên sẽ đào đường trong lòng đất để các con non khác chui theo.
Về phân bố
Đây là loài phổ biến ở các nước tại Châu Á và Châu Phi. Bản thân một vài con châu chấu sống đơn lẻ thì nó không gây hại nhưng nếu nó tập hợp lại cùng một lúc thì lại là một mối đe dọa khủng khiếp cho mùa màng. Nhiều quốc gia còn có thông cáo rằng châu chấu đáng sợ như một bệnh dịch.
Vòng đời của một con châu chấu
Tuổi thọ của một con châu chấu rất ngắn, chỉ khoảng 200 ngày và vòng đời của nó được chia thành các giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn trứng: Thường kéo dài từ 10 đến hơn 22 ngày.
- Châu chấu con: Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 110 ngày.
- Con trưởng thành: Thường kéo dài trong khoảng 100 ngày.
Cá thể trưởng thành bắt đầu giao phối và 35 ngày sau thì con cái sẽ đẻ trứng. Mỗi đợt giao phối, châu chấu đẻ tầm 3 lần và mỗi lần đẻ tầm 80 quả trứng.
Ngoài ra, châu chấu non phải trải qua quá trình lột các để phát triển các bộ phận của con trưởng thành một cách toàn diện.
Kỹ thuật nuôi châu chấu hiệu quả
Người nuôi châu chấu cần thực hiện những điều sau để đạt được năng suất cao mà lại không ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Địa điểm nuôi
Cần chọn nuôi châu chấu ở khoảng đất trống, thông thoáng và nhiều nắng. Bề mặt đất nuôi nên cao hơn mặt đất xung quanh khoảng 10-15cm để giúp cho quá trình thoát nước thuận lợi, tránh trường hợp xảy ra ngập úng.
Tùy vào điều kiện, vùng nuôi cần có diện tích từ 40m2 – 10m chiều dài và 4m chiều ngang trở lên. Với mỗi 15m2 thì có thể nuôi khoảng 10.000 cá thể châu chấu.
Chuồng trại
Mặt đất nơi nuôi châu chấu cần được làm sạch để phòng ngừa các loại sâu bệnh tấn công châu chấu. Trường hợp đất có kiến thì cần dùng nước sôi để diệt chứ không được dùng thuốc diệt kiến.
Thức ăn
Chuồng nuôi châu chấu cần được trồng lúa hoặc trồng ngô trước đó khoảng 1 tháng để làm thức ăn cho chúng.
Xây dựng chuồng
Tre nứa có thể được dùng để làm chuồng nuôi. Chiều cao chuồng nuôi có thể từ 1,5-2m hoặc hơn, miễn sao thuận tiện cho quá trình cho châu chấu ăn và thu hoạch chúng.
Ngoài ra, cần dùng lưới mắt nhỏ để bao kín chuồng nuôi. Lưới nên dùng loại màu trắng để chuồng sáng và thoáng, thuận tiện cho việc quan sát, thăm nuôi châu chấu.
Cửa chuồng cần được làm bằng dây kéo, thiết kế ra vào thuận tiện sao cho châu chấu không thể thoát ra ngoài trong quá trình người nuôi cho chúng ăn.
Nuôi châu chấu
Người nuôi sau khi chọn được giống phù hợp thì tiến hành cho trứng của chúng vào chuồng nuôi rồi ủ trong đó khoảng 1 tuần. Trứng sau đó sẽ nở thành con non. Thông thường, tỷ lệ nở của trứng sẽ vào khoảng 90%. Vì vậy, người nuôi cân đối số lượng giống cho phù hợp.
Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc “châu chấu ăn gì” và phương pháp, kỹ thuật nuôi châu chấu cho năng suất cao. Chúc người nuôi thành công!
Liên quan đến các vấn đề về động vật, đặc biệt là những loài hoang dã thì việc chống nạn buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ trái phép các loài động vật này diễn ra ngày càng phức tạp. Trong bài viết https://www.presseportal.ch/de/pm/100060723/100795876 các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã kêu gọi cần phải mạnh tay hơn để xử lý loại tội phạm này.