Chi rắn hổ mang có tên khoa học là Naja – chi rắn độc thuộc họ Elapidae. Hãy cùng tìm hiểu về phân loại, môi trường sống của những loài trong chi rắn có nọc độc hàng đầu trên thế giới.
Nội dung chính trong bài
Mô tả và phân loại các loài trong chi rắn hổ mang
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, chi rắn hổ mang được chia thành 4 phân chi nhỏ gồm rắn hổ mang Châu Á (Naja), rắn hổ mang rừng Châu Phi (Boulengerina), rắn hổ mang Ai Cập (Uraeus) và rắn hổ phì Châu Phi (Afronaja). Gần đây, chi rắn hổ mang được chia thành 20 – 22 loài nhưng có một số tài liệu thì lại thống kê có số lượng lớn hơn hơn nhiều.
Về đặc điểm nhận dạng, các loài thuộc chi rắn hổ mang thường có cơ thể thanh mảnh và chiều dài khác nhau. Thông thường chúng có thể phát triển lên đến khoảng 1.84m. Đặc biệt, một số loài có thể dài tới 3.1m.
Trong những loài thuộc chi rắn hổ mang thì rắn hổ mang rừng ở Châu Phi được cho là loài có kích thước lớn nhất.
Đặc trưng để nhận biết loài rắn hổ mang là chúng thường nâng cao phần thân ở phía trước lên khỏi mặt đất, phần cổ phình to để cảnh báo kẻ thù mỗi khi bị đe dọa.
Danh sách các loài thuộc chi rắn hổ mang và khu vực sinh sống
Số lượng của các loài trong chi rắn hổ mang khác sẽ khác nhau tùy thuộc vào một số tài liệu. Dưới đây là danh sách các loài rắn hổ mang và khu vực phân bố.
Tên khoa học | Tên thường gọi | Khu vực phân bố các loài trong chi rắn hổ mang |
Naja anchietae | Rắn hổ mang Anchieta | Angola, Botswana, Namibia, Zambia, Đông Zimbabwe. |
Naja annulata | Rắn hổ mang nước sọc | Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Guinea Xích đạo, Gabon, Rwanda, tỉnh Cabinda (Angola). |
Naja annulifera | Botswana, Malawi, Mozambique, Nam Phi, Swaziland, Zambia, Zimbabwe. | |
Naja antiqua (*) | Rắn hổ mang Morocco | Địa tầng thế Miocen ở Morocco. |
Naja arabica | Rắn hổ mang Ả Rập | Oman, Saudi Arabia, YemeNaja |
Naja ashei | Rắn hổ phì lớn | Nam Ethiopia, Kenya, Somalia, đông Uganda. |
Naja atra | Rắn hổ mang | Nam Trung Quốc, bắc Lào, Đài Loan, bắc Việt Nam. |
Naja christyi | Rắn hổ mang nước Congo | Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, tỉnh Cabinda (Angola). |
Naja guineensis | Rắn hổ mang rừng đen | Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Liberia, Sierra Leone, Togo. |
Naja haje | Rắn hổ mang Ai Cập | Tanzania, Kenya, Somalia, Ethiopia, Uganda, Nam Sudan, Sudan, Cameroon, Nigeria, Niger, Burkina Faso, Mali, Senegal, Mauritania, Morocco, Algeria, Tunisia, Libya và Ai Cập. |
Naja iberica (*) | Rắn hổ mang Tây Ban Nha | Địa tầng thế Miocen ở Tây Ban Nha. |
Naja kaouthia | Rắn hổ mang đất | Bangladesh, Bhutan, Burma, Campuchia, nam Trung Quốc, đông Ấn Độ, Lào, tây bắc Malaysia, Nepal, Thái Lan, đông nam Tây Tạng, Việt Nam. |
Naja katiensis | Rắn hổ mang Mali cobra | Benin, Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Guinea, Ivory Coast, Mali, Gambia, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal, Togo |
Naja mandalayensis | Rắn hổ phì Mandalay | Myanmar |
Naja melanoleuca | Rắn hổ mang rừng Trung Phi | Angola, Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích đạo, Gabon, Nigeria. |
Naja mossambica | Rắn hổ phì Mozambique | Viễn đông nam Angola, Botswana, Malawi, Mozambique, Somalia, đông bắc Namibia, Nam Phi, Swaziland, Tanzania (cả đảo Pemba), Zambia, Zimbabwe. |
Naja multifasciata | Rắn nhiều sọc | Cameroon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, GaboNaja |
Naja naja (**) | Rắn hổ mang Ấn Độ | Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka. Đây là loài phổ biến nhất của chi rắn hổ mang. |
Naja nigricincta | Rắn hổ phì vằn | Angola, Namibia, Nam Phi. |
Naja nigricollis | Rắn hổ phì cổ đen | Angola, Benin, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo (trừ trung tâm), Cộng hòa Congo, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea Bissau, Guinea, Bờ Biển Ngà, Kenya, Liberia, Mali, Mauritania, Namibia, Niger, Nigeria, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Sudan, Tanzania, Somalia, Togo, Uganda, Zambia. |
Naja nivea | Rắn hổ mang Cape (rắn hổ mang vàng) | Botswana, Lesotho, Namibia, Nam Phi. |
Naja nubiae | Rắn hổ phì Nubia | Chad, Ai Cập, Eritrea, Niger, SudaNaja |
Naja oxiana | Rắn hổ mang Caspi | Afghanistan, tây bắc Ấn Độ, Iran, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan, UzbekistaNaja |
Naja pallida | Rắn hổ phì đỏ | Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia, Tanzania. |
Naja peroescobari | Rắn hổ mang rừng São Tomé | São Tomé & Príncipe (São Tomé). |
Naja philippinensis | Rắn hổ mang Philippines | Philippines (Luzon, Mindoro). |
Naja romani (*) | Rắn hổ mang châu Âu | Địa tầng thế Miocen ở Pháp, Đức, Áo, Romania và Ukraina. (Hiện nay, loài thuộc chi rắn hổ mang này được cho là đã tuyệt chủng) |
Naja sagittifera | Rắn hổ mang Andaman | Ấn Độ (quần đảo Andaman) |
Naja samarensis | Rắn hổ mang Samar | Philippines (Mindanao, Bohol, Leyte, Samar, Camiguin). |
Naja savannula | Rắn hổ mang sọc Tây Phi | Benin, Burkina Faso, Cameroon, Chad, Gambia, Ghana, Guinea, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Nigeria, Senegal, Togo. |
Naja senegalensis | Rắn hổ mang Senegal | Benin, Burkina Faso, Ghana, Guinea, Mali, Niger, Nigeria, Senegal. |
Naja siamensis | Rắn hổ mang Xiêm | Campuchia, Lào, Thái Lan, nam Việt Nam. |
Naja sputatrix | Rắn hổ phì Java | Indonesia (Java, quần đảo Sunda Nhỏ, Đông Timor). |
Naja subfulva | Rắn hổ mang rừng nâu | Angola, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mozambique, Nigeria, Rwanda, Somalia, Nam Phi, Nam Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe. |
Naja sumatrana | Rắn hổ phì xích đạo | Brunei, Indonesia (Sumatra, Borneo, Bangka, Belitung), Malaysia, Philippines (Palawan), nam Thái Lan, Singapore. |
Danh sách các loài thuộc chi rắn hổ mang và khu vực sinh sống (nguồn: https://vi.wikipedia.org)
(*): Các loài đã tuyệt chủng
(**): Loài phổ biến nhất
Có rất nhiều hoạt động bảo vệ các loài động vật hoang dã được diễn ra trên thế giới, trong đó có các hội nghị IWT (Illegal Wildlife Trade Conference). Đây là hội nghị chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, được tổ chức lần đầu tại London (Anh) năm 2014, lần 2 tại Kasane năm 2015, lần 3 năm 2016 tại Hà Nội và gần đây nhất là 2018 cũng tại London. Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại: https://www.bornfree.org.uk/articles/illegal-wildlife-trade-conference
Nọc độc của các loài thuộc chi rắn hổ mang
Tất cả các loài thuộc chi rắn này được cho là có nọc độc cực mạnh và có thể gây tử vong chỉ với một vết cắn. Phần lớn các loài rắn này có chứa loại độc tố tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, gây tê liệt. Ngoài ra, có một số ít loài thuộc chi rắn hổ mang chứa độc tố tế bào gây ra hoại tử, sưng tại vị trí vết cắn hoặc gây độc tố tim mạch
Rắn hổ mang Caspi là loài có nọc độc mạnh nhất trong chi rắn hổ mang. Dưới đây là bảng tổng hợp 10 loài rắn hổ mang có nọc độc nhất trên thế giới.
STT | Tên loài rắn | LD50 SC |
1 | Naja oxiana | 0,10 mg/kg |
2 | Naja philippinensis | 0,14 mg/kg |
3 | Naja samarensis | 0,21 mg/kg |
4 | Naja melanoleuca | 0,225 mg/kg |
5 | Naja siamensis | 0,25 mg/kg |
6 | Naja atra | 0,28 mg/kg |
7 | Naja naja | 0,29 mg/kg |
8 | Naja nivea | 0,37 mg/kg |
9 | Naja kaouthia | 0,47 mg/kg |
10 | Naja sumatrana | 0,60 mg/kg |
Danh sách 10 loài có nọc mạnh nhất trong chi rắn hổ mang (nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Các loài rắn này sử dụng những cách khác nhau để tiêm chất độc vào nạn nhân. Đa phần những loài trong chi rắn hổ mang sẽ sử dụng phương pháp tiêm nọc độc qua 2 răng nanh ở phần đầu miệng. Đối với rắn hổ phì sẽ phun nọc độc ra từ khe rãnh ở phía trước miệng để tấn công đối thủ.
Phần lớn các loài thuộc chi rắn hổ mang đều khá nhút nhát, chúng thường tìm cách lẩn trốn khi bị đe dọa. Loài rắn này chỉ tấn công đối phương khi bị đe dọa liên tục.
Việc điều trị các nạn nhân khi bị những loài này cắn phải được thực hiện càng sớm càng tốt để không gây nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, không nên khiêu khích các loài trong chi rắn hổ mang để hạn chế bị chúng tấn công.
Trên đây là những thông tin về đặc đểm, phân bố, danh sách và khu vực sống của những loài trong chi rắn hổ mang. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp độc giả có thêm nhiều kiến thức về thế giới động vật hoang dã.