Con cà ra (cua lông) có tên khoa học là Eriocheir sinensis – một loài cua nước ngọt trong hệ cua đồng có nguồn gốc Phúc Kiến, Trung Quốc và đã du nhập vào Việt Nam, Châu Âu và Bắc Mỹ. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm sinh thái, tập tính sinh sản và những tác động đến môi trường của loài cua này.
Nội dung chính trong bài
Mô tả đặc điểm sinh thái của con cà ra
Về ngoại hình thì con cà ra khá giống với cua đồng hoặc con rạm nhưng có kích thước to hơn rất nhiều. Kích thước trung bình của chúng to bằng lòng bàn tay người lớn.
Cà ra là một loài có đặc điểm hình dáng khá kỳ lạ với đôi càng màu xanh có khoang đỏ với kích thước khá giống nhau. Chân con cà ra dài gấp đôi kích thước của mai cua.
Phần mai của con cà ra có màu xanh nhạt hoặc xanh xám với chiều dài khoảng 3 – 10cm. Phần bụng có màu vàng.
Tuy là một loài thuộc hệ cua đồng nhưng đặc điểm sinh thái của con cà ra lại khác hoàn toàn. Cua đồng có thói quen sinh sống trong hang ở bờ ruộng, kênh rạch và chỉ bò ra ngoài khi kiếm ăn rồi lại trốn trong hang. Tuy nhiên, cua Trung Quốc lại không sống trong hang mà lại bò ở khu vực chúng sinh sống.
Con cà ra dành phần lớn cuộc đời để sinh sống ở vùng nước ngọt và nước lợ. Các khu vực cửa sông nước lợ, vùng nước ấm và dòng chảy chậm là nơi mà loài động vật này thường phát triển mạnh.
Tập tính của con cà ra
Mặc dù đây là một loài cua nước ngọt và dành thời gian chủ yếu của cuộc đời để sống ở nước ngọt nhưng chúng lại sinh sản ở vùng nước mặn. Mùa sinh sản của và ra là vào cuối tháng 8 hàng năm và con cà ra bắt đầu di cư ra biển, cách xa khu vực sinh sống. Các cá thể đực sẽ đến trước con cái.
Khi trứng xuất hiện thì con cà ra cái sẽ bắt đầu di chuyển ra các cửa sông để giao phối. Trứng sẽ được chứa ở yếm dưới bụng giống như các loài cua khác. Một con cái có thể chứa 250.000 đến 1 triệu trứng.
Ấu trùng sẽ nở ra từ trứng vào mùa hè và sẽ trôi dạt về các vùng nước lợ và nước ngọt. Con cà ra cái thường sẽ chết sau khi sinh sản vì kiệt sức.
Vòng đời của con cà ra bao gồm:
- Giai đoạn trứng: Trứng tồn tại dưới yếm của cua cái và cần muối tinh khiết để nở.
- Ấu trùng: Khi nở ra từ trứng ở vùng nước nợ.
- Ấu trùng di chuyển từ nước lợ sang nước ngọt và phát triển thành megalopa.
- Megalopa phát triển thành con cà ra trưởng thành.
Ấu trùng con cà ra chủ yếu ăn động, thực vật phù du, lớn hơn một chút thì chúng ăn các thực vật thủy sinh.
Các cá thể cà ra trưởng thành là một loài động vật ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật, động vật không xương sống và mảnh vụn của cá.
Con cà ra tác động đến môi trường như thế nào?
Loài sinh vật này lan truyền rất nhanh từ Trung Quốc sang Châu Âu, Bắc Mỹ và cũng đã du nhập vào Việt Nam. Ở Anh, con cà ra xuất hiện nhiều ở sông Thame, ở Mỹ loài động vật này có mặt ở nhiều vùng khác nhau trong đó có Ngũ Hồ.
Con cà ra phát triển rất nhanh ở những nơi chúng xuất hiện và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái ở khu vực đó. Cua cà ra có thể làm hỏng kè sông, tắc nghẽn hệ thống thoát nước và tấn công thảm thực vật và động vật bản địa.
Ở Đức, con cà ra phá hủy lưới đánh cá của người dân địa phương, làm tổn thương các loài cá bản địa, làm hỏng đập và kè sông gây ra thiệt hại khá lớn.
Chính vì gây hại cho hệ sinh thái bản địa nên con cà ra được coi là loài xâm lấn ở nhiều nơi. Việc nhập khẩu, vận chuyển hoặc sở hữu cua cà ra là bất hợp pháp. Ở Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ đã đề nghị đưa chúng vào loài có nguy cơ xâm hại.
Do sự phong phú, tỷ lệ sinh sản cao và khả năng chịu đựng thay đổi về môi trường tốt nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạn chế sự phát triển của loài cua này. Có nhiều biện pháp được đưa ra như khuyến khích người dân bắt con cà ra, dựng hàng rào ngăn cản chúng di chuyển, đặt bẫy,…nhưng đem lại hiệu quả khá thấp.
Ở Trung Quốc, con cà ra được coi là một món ngon trong ẩm thực Thượng Hải và miền đông Trung Quốc. Đặc biệt là các con cua cái có trứng thì giá trị càng cao. Người Trung Quốc tin rằng thịt cua có thể làm mát cơ thể. Chính vì thế chúng có giá trị khá cao ở đây. Để chống lại sự lây lan của loài động vật này ở các nước Châu Âu, có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu săn bắt và cung ứng cua cho thị trường Trung Quốc.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, tập tính và những ảnh hưởng đến hệ sinh thái của con cà ra. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về loài động vật này.
Bạn đọc có thể tham khảo về những thông tin liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã tại: https://ceo.ca/@newswire/independent-panel-confirms-that-immediate-action-by. Để ngăn chặn những hoạt động buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã cần phải có những biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn và sự chung tay của tất cả mọi người.