Con nhím biển có tên khoa học là Echinoidea – một loài động vật sinh sống dưới biển trong ngành Động vật da gai. Loài động vật này còn có tên gọi khác là cầu gai và nhum biển. Bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết để biết được đặc điểm, độc tố của cầu gai và cách xử lý tốt nhất khi bị chúng đâm vào cơ thể.
Nội dung chính trong bài
Con nhím biển là con gì?
Con nhím biển (cầu gai, con nhum biển) là một sinh vật sống ở dưới các đại dương. Chúng phân bố rộng khắp các vùng biển trên thế giới những tập trung nhiều nhất ở khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Về đặc điểm bên ngoài, con nhím biển có hình dáng không khác nhiều so với loài nhím sống trên cạn khi cuộn tròn lại. Lớp vỏ của nhum biển có hình cầu và bên ngoài có rất nhiều gai nhọn. Chính vì thế, chúng còn được gọi với tên là cầu gai.
Đường kính cơ thể con nhím biển dao động từ 3 – 10cm và có một số cá thể có kích thước lớn hơn. Gai mọc của chúng mọc khá dày ở bên ngoài lớp vỏ với độ dài từ 3 – 5 cm. Màu sắc của nhum biển cũng rất đa dạng, chúng có thể có màu đen, nâu sẫm, tím hoặc trắng.
Phần thịt bên trong nhum biển khá ít và được gọi là trứng cầu gai. Phần trứng này thường được chia thành 5 – 8 cánh nhỏ phân bố đều bên trong cơ thể nhum biển với hình vòng cung. Trứng con nhím biển có màu vàng cam hoặc màu cam.
Ở bề mặt bên ngoài vỏ của con nhím biển có lỗ miệng và lỗ hậu môn giúp chúng ăn thức ăn và thải phân ra bên ngoài. Miệng cầu gai thường có 5 cái răng và xung quanh được bao bọc bằng nhiều mảnh xương nhỏ.
Cầu gai có di chuyển được không? Loài động vật này có thể di chuyển nhưng có tốc độ chậm. Dựa vào lực đẩy của dòng nước, con nhím biển sẽ xoay cơ thể để di chuyển.
Không giống như con vích biển, rùa biển hay những sinh vật trong nhóm cần bảo vệ, con nhím biển phân bố rộng rãi và có số lượng rất lớn.
Tập tính sinh thái của con nhím biển
Con nhím biển ăn gì? Thức ăn của cầu gai là thực vật, chủ yếu là rong biển và các loại tảo. Ngoài ra, một số loài nhum biển còn ăn động vật không xương sống như con hết, sao giòn, bọt biển hoặc giun tơ.
Cầu gai sinh sản theo hình thức hữu tính, cá thể đực và cái giao phối với nhau thông qua lỗ sinh dục. Mùa sinh sản của con nhím biển thường là từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch (tháng 3 đến tháng 7 âm lịch). Thời điểm này thịt của chúng sẽ thơm ngon nhất.
Nhum biển không sinh sống đơn lẻ mà thường tụ tập thành nhóm, bầy tạo nên các thảm sinh vật. Những khu vực xuất hiện nhiều nhím biển là các hốc, ghềnh đá, thảm rong và tảo ở các vùng biển ấm.
Ở Việt Nam, con nhím biển phân bố chủ yếu ở vùng biển của các tỉnh miền Trung như Cam Ranh, Nha Trang và Phú Quốc.
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 580 loài nhím biển khác nhau. Các loài thường xuất hiện ở nước ta là:
- Con nhím biển sọ (nhum sọ): Có kích thước khá lớn, gai mảnh, ngắn.
- Nhím biển đen (con nhum đen): Thân có màu đen sậm, gai to và cứng.
Gai con nhím biển có độc không? Cách xử lý khi bị cầu gai đâm
Nhím biển có độc không?
Theo các nhà khoa học, phần thịt bên trong của nhím biển không hề chứa độc tố. Tuy nhiên, phần gai bên ngoài lại chứa nọc độc và bộ phận này chính là vũ khí để chống lại kẻ thù. Chúng thường phóng các gai về phía đối thủ để tự vệ.
Do gai có chứa độc tố nên khi bị con nhím biển đâm hoặc giẫm phải gai của chúng thì chúng ta sẽ có biểu hiện bị nhiễm độc.
Trong trường hợp bị cầu gai đâm vào chân, nạn nhân sẽ cảm giác bị tê nhức ở vị trí đó. Nếu gai của nhum biển vẫn còn ở bên trong da thì có thể làm nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên, nếu gai được lấy ra ngoài thì độc tố của con nhím biển sẽ không gây nhiều nguy hại đến cơ thể.
Cách xử lý khi bị cầu gai đâm
Thông thường, khi tắm biển hoặc đi dạo trên bờ biển bạn có thể giẫm phải con nhím biển và gây tê nhức ở vết thương. Khi đó, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra xem bộ phận nào của con nhím biển đâm vào vết thương là gì. Nếu là vỏ của cầu gai thì không có độc, bạn có thể lấy ra ngoài và cầm máu.
- Nếu là gai thì sẽ có độc tố và sau khi nhổ gai ra thì cần phải theo dõi biểu hiện của cơ thể. Trong trường hợp bị độc tố mạnh sẽ gây choáng, buồn nôn, vết thương sưng và đỏ hồng thì bạn nên đến bác sĩ để điều trị.
- Để giảm các cơn đau nhức do độc tố của con nhím biển gây ra thì bạn có thể ngâm vết thương trong nước hoặc dấm ấm.
- Bạn nên sử dụng oxy già để rửa vết thương, sau đó dùng nước sạch để rửa lại rồi băng vết thương. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh để giảm khả năng bị viêm nhiễm.
- Trong trường hợp gai đâm sâu vào sụn khớp thì có thể phải phẫu thuật để lấy gai con nhím biển ra ngoài.
Tác dụng của con nhím biển
Cầu gai được coi là nhân sâm của biển và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong thịt của con nhím biển (trứng cầu gai) chứa rất nhiều chất khoáng tốt cho cơ thể như kẽm, canxi, sắt, chất béo và các loại vitamin. Các chất này để cần thiết cho sức khỏe và giúp phục hồi thể trạng rất tốt.
Chính vì thế, loài động vật này được săn bắt và chế biến thành các món ăn trong nhà hàng. Những các cách chế biến con nhím biển nổi tiếng là cầu gai nướng mỡ hành, nhum biển nướng hoặc ăn sống.
Vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon nên nhu cầu tiêu thụ loài động vật khá cao. Đồng nghĩa với trên thị trường, giá bán con nhím biển cũng không hề rẻ.
Trong quá trình thưởng thức món ăn từ con nhím biển, nếu cơ thể có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy thì bạn nên dừng lại. Trong trường hợp bị ngộ độc thịt cầu gai thì phải đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, tập tính, tác dụng và độc tố của con nhím biển. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích về loài động vật da gai này.
Các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã luôn nhận được sự quan tâm của xã hội. Hội nghị Iwt Hà Nội 2016 đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết thêm tại:
- http://worldanimal.net/events/upcoming-events/37-events/433-november-2016
- http://worldanimal.net/events/past-events
- http://worldanimal.net/past-events