Gà rừng Việt Nam, tên khoa học là Gallus gallus jabouillei, một trong những loại gà thuộc họ gà rừng lông đỏ, có mặt nhiều tại các tỉnh miền núi. Đây là một trong những loài bị săn bắn để lấy thịt. Ở Việt Nam, loài động vật này thường được gọi với cái tên đơn giản là gà rừng hay gà rừng tai trắng.
Nội dung chính trong bài
Đặc điểm của gà rừng Việt Nam
Gà rừng Việt Nam là loài gà thuộc phân loài chim lớn, cân nặng từ 1 – 1,5kg, chiều dài cánh khoảng 200 – 250mm. Dưới đây là một số đặc điểm mà bạn có thể nhận biết loài gà này.
- Cá thể gà rừng đực (gà trống) có lông đầu và phần lông cổ màu đỏ cam, lưng và cách có màu đỏ thẫm, ngực, bụng và đuôi có màu đen.
- Con gà rừng mái nhỏ hơn gà đực và toàn thân thường có màu nâu xám.
- Mỏ có màu nâu sừng hoặc xám chì, chân màu xám nhạt.
- Gà rừng Việt Nam có mắt màu nâu hoặc màu vàng cam.
- Một trong những đặc điểm dễ dàng nhận biết gà rừng Việt Nam đó là chúng có đôi tai màu trắng phau, chính vì thế nhiều người gọi chúng với cái tên là gà rừng tai trắng.
So với gà nhà thì gà rừng có màu sắc lông sặc sỡ hơn rất nhiều. Dáng của gà rừng thon gọn và nhanh nhẹn.
Tập tính sinh sống của gà rừng Việt Nam
Gà rừng có thể thích ứng với nhiều loại môi trường rừng tự nhiên. Môi trường sống thích hợp nhất cho loài này là những khu rừng thứ sinh gần những đồi nương rẫy, hay những khu rừng gỗ pha giang, nứa.
Gà rừng Việt Nam là một trong những loài động vật hoang dã nên rất nhút nhát nhưng bù lại chúng rất linh hoạt và tinh khôn. Thời điểm chúng đi kiếm mồi, chúng đều quan sát rất kỹ xung quanh, chỉ cần có một tiếng động nhẹ là chúng lập tức tránh xa.
Chúng thường kiếm ăn vào buổi sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà rừng Việt Nam thường hay tìm những cây cao dưới 5 mét có tán lá lớn để ngủ hoặc những bụi giang, nứa, có nhiều những cây đổ ngang.
Mùa sinh sản của gà rừng Việt Nam thường bắt đầu vào tháng 3. Ở thời kỳ này gà trống gáy nhiều hơn vào buổi sáng sớm và hoàng hôn. Một con trống có thể đi với nhiều con mái. Cá thể gà mái có thể để được từ 5 – 10 trứng, tổ của chúng làm cũng rất đơn giản, thường là ở trong những lùm cây. Quá trình ấp trứng thường diễn ra trong 21 ngày.
Gà rừng rất tinh khôn, chỉ cần có một tiếng động nhẹ, khác lạ là chúng có thể bay đi và không bao giờ quay lại đến những nơi mà chúng coi là nguy hiểm. Tổ của gà rừng cũng rất khó có thể tìm thấy. Chúng thường ở những bãi rậm rạp và được ngụy trang rất kín đáo.
Ở ngoài môi trường tự nhiên, thức ăn của gà rừng Việt Nam thường là những loại quả mềm như quả si, quả đa, hạt cỏ dại, cây lương thực và một số loại động vật nhỏ như kiến, mối, giun,…
Trong điều kiện nuôi nhốt thức ăn của chúng có thể là các loại cám công nghiệp, lúa, ngô. Đây là một trong những loài động vật hoang dã nên sức đề kháng của chúng rất tốt, ít bệnh.
Tuy nhiên, do đặc tính là động vật hoang dã nên khi còn nhỏ, nhất là trong vòng 15 ngày đầu, người nuôi dưỡng tập thói quen cho gà rừng ăn trên tay để có thể thuần hóa chúng được tốt nhất.
Từ môi trường tự nhiên thành môi trường nuôi ở nhà sẽ rất khó khăn đối với gà rừng Việt Nam. Để có thể giúp gà rừng quen với việc nuôi thả vườn, ban đầu người nuôi nhốt gà vào lồng riêng sát bìa rừng và sau đó có thể thả vườn quây . Thức ăn để nuôi gà rừng có thể sử dụng côn trùng, giun và sau đó có thể cho chúng ăn tập dần với việc sử dụng gạo, cám, thóc.
Thực trạng bảo tồn gà rừng Việt Nam
Trước đây, số lượng cá thể gà rừng có rất nhiều ở các bản làng. Nhưng giờ do nạn săn bắt gà rừng tăng nhanh, nên nếu muốn thấy chúng thì phải vào tận trong rừng sâu. Việc săn bắn gà rừng để sử dụng cho mục đích kinh tế làm cho ngày càng có nhiều người đi tìm săn gà rừng hơn.Chính vì vậy quần thể gà rừng Việt Nam bị thu hẹp và giảm nhanh chóng.
Việc săn bắt quá nhiều còn làm cho một số loài động vật khác như vẹt đuôi dài xanh, tê tê đất, rùa vàng,… bị đe dọa tuyệt chủng.
Nặn săn bắn ngày một gia tăng, có thể khiến cho loài lâm cầm này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và làm mất đi hệ cân bằng sinh thái. Theo nhiều những ghi nhận, có nhiều trường hợp người dân ở quanh những khu bảo tồn thường tự ý sử dụng những vật dụng, bẫy, súng để săn bắt gà rừng.
Ngoài các gà rừng Việt Nam, nhiều loài động vật hoang dã cũng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt và buôn bán trái phép. Có rất nhiều thông tin về thực trạng này và các giải pháp được đưa ra, bạn đọc có thể tham khảo tại:
- https://blog.uvt.nl/environmentallaw/?m=201611
- https://blog.uvt.nl/environmentallaw/?p=217
- https://blog.uvt.nl/environmentallaw/?cat=21
- https://blog.uvt.nl/environmentallaw/?cat=9
- https://blog.uvt.nl/environmentallaw/?cat=6
Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cần phải được sự chung tay của cả cộng đồng, do đó mỗi chúng ta nên ý thức trách nhiệm của mình hơn trong công việc này.
Cách thuần dưỡng gà rừng Việt Nam
Đối với việc thuần dưỡng, nuôi gà rừng để làm cảnh thì gà chỉ được nuôi bằng các loại thức ăn tự nhiên như cỏ, côn trùng và thóc. Trong khi gà dùng để nuôi lấy thịt, có thể sử dụng thực ăn công nghiệp như cám gạo, ngô xay hoặc một số loại thức ăn tổng hợp khác.
Sau khi thuần dưỡng gà rừng Việt Nam thì gà nuôi để nhân giống hoặc làm cảnh thì người nuôi thường ghép cặp 2 gà mái và một gà trống để làm tăng độ thuần. Còn với gà nuôi để lấy thịt thì có thể được ghép 10 – 12 gà mái với.
Mô hình nuôi gà rừng hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng vì giá bán ngoài thị trường đối với 1 con gà rừng cao hơn rất nhiều so với gà nhà.
Mức độ thuần của gà rừng đỏ có thể được dựa trên màu sắc chân, số lông đuôi và chiều dài thân mình. Gà rừng Việt Nam thuần chủng thường có thân hình thanh hơn, mào nhỏ và lông đuôi thưa. Ngược lại, đối với gà lai thì có đuôi lớn hơn, thân hình to hơn.
Để có thể tránh cho gà rừng Việt Nam thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng thì ngoài việc cấm săn bắt các cá thể gà rừng thì chúng ta có thể thuần dưỡng để nhân giống các cá thể này. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về các loài động vật hoang dã.