Họ chào mào có tên khoa học là Pycnonotidae – bao gồm các loài chim biết hót trong bộ Sẻ. Chúng sinh sống chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á với 27 chi và khoảng 149 loài. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phân loại, mô tả và hành vi của các loài chim có giọng hót rất hay này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Mô tả chung về các loài trong họ chào mào
Trong Tiếng Việt, chào mào còn được gọi với các tên khác là bông lau, cành cạch, hoành hoạch. Các loài chim trong họ chào mào được yêu quý bởi chúng có tiếng hót rất hay.
Các loài trong họ chào mào có cổ ngắn, phần đuôi dài, cánh ngắn và hơi tròn. Phần lớn các loài trong họ động vật này thường hơi dài và hơi móc ở phần cuối.
Kích thước của các loài chào mào khá đa dạng, có thể từ 13cm đối với loài Greenbul và khoảng 29cm với Straw-headed bulbul. Trong họ chào mào, các cá thể chim cái thường có kích thước nhỏ hơn một chút so với con đực.
Bộ lông của những loài trong họ chào mào thường khá mềm mại và có nhiều màu sắc sặc sỡ tùy vào từng vị trí trên cơ thể. Má và cổ thường có màu trắng hoặc xám trong khi phần hậu môn màu da cam, đỏ hoặc vàng. Lông phần lưng và bụng thường có màu nâu, xám hoặc đen.
Phần đỉnh đầu có những chiếc lông dài, nhô cao như một chiếc mào. Có lẽ vì đặc điểm này mà chúng được gọi với cái tên là họ chào mào.
Những loài chim trong họ chào mào có giọng hót rất cao, chúng thường phát ra âm thanh ở phần mũi và cổ họng. Ngoài ra, cấu tạo đặc biệt của thanh quản dưới giúp họ chim chào mào có thể phát ra những âm thanh rất du dương và được nhiều người yêu thích.
Phân loại các loài trong họ chào mào
Theo cách phân chia truyền thống, họ chào mào được chia thành 4 nhóm lớn là Criniger, Phyllastrephus, Pycnonotus và Chlorocichla. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới nhất thì cách phân loại này có nhiều nhầm lẫn do sự sắp xếp này không tính đến các yếu tố sinh trắc học. Dựa vào các phân tích về nDNA và mtDNA, các nhà khoa học đã phân chia lại các loài trong họ chào mào gồm có 27 chi và khoảng 149 loài, cụ thể là:
Những chi và số lượng loài chào mào, cành cạch, bông lau Châu Á (Pycnonotinae)
- Chi Tricholestes: có 1 loài.
- Chi Setornis: 1 loài.
- Chi Alophoixus: gồm 7 loài cành cạch.
- Chi Acritillas: 1 loài tách ra từ chi Lole.
- Chi Ixos: 4 loài cành cạch.
- Chi Lole của họ chào mào: có 6 loài cành cạch.
- Chi Hemixos: gồm có 3 loài cành cạch.
- Chi Cerasophila: 1 loài được tách ra từ chi Hypsipetes.
- Chi Thapsinillas: có 3 loài tách ra từ Alophoixus affinis.
- Chi Pycnonotus: 33 loài chào mào, bông lau.
- Chi Hypsipetes: gồm 15 loài cành cạch.
- Chi Microtarsus: có 7 loài thuộc họ chào mào được tách ra từ chi Pycnonotus.
- Chi Spizixos: 2 loài chào mào.
- Chi Rubigula: 8 loài được tách ra từ chi Pycnonotus.
Các chi trong họ chào mào Châu Phi (Crinigerinae)
- Chi Calyptocichla: 1 loài.
- Chi Andropadus: 1 loài
- Chi Stelgidillas: 1 loài (tách ra từ Andropadus).
- Chi Neolestes: chỉ có 1 loài chào mào.
- Chi Criniger: bao gồm 5 loài.
- Chi Eurillas: có 5 loài tách ra từ Andropadus.
- Chi Phyllastrephus: chi nhiều loài nhất trong họ chào mào với 21 loài khác nhau.
- Chi Bleda: 4 loài chim mỏ cứng.
- Chi Atimastillas: có 1 loài tách ra từ chi Chlorocichla.
- Chi Ixonotus: 1 loài Greenbul đốm.
- Chi Thescelocichla: 1 loài Greenbul đầm lầy.
- Chi Baeopogon: gồm có 2 loài.
- Chi Chlorocichla: 5 loài chào mào.
- Chi Arizelocichla: 12 loài trong họ chào mào được tách ra từ chi Andropadus.
Hành vi và tập tính của họ chào mào
Các loài chào mào chủ yếu phân bố ở các nước Châu Phi, vùng Trung Đông và khu vực nhiệt đới ở Châu Á từ Indonesia đến Nhật Bản. Một số ít loài sinh sống ở những hòn đảo có khí hậu nhiệt đới ở Ấn Độ Dương. Môi trường rừng nhiệt đới là nơi sinh sống ưa thích của các loài trong họ chào mào.
Thông thường, các loài chim chào mào thường sinh sống theo một cặp vợ chồng, tuy nhiên có một số ít loài sẽ có tập tính đa thê. Mỗi lần sinh sản, cá thể chào mào cái thường đẻ khoảng 5 quả trứng màu hồng tím trong một cái tổ được chúng tạo trước đó. Trong họ chào mào, Con cái sẽ ấp trứng trong khoảng 11 đến 14 ngày. Con non sẽ biết bay trong khoảng 12 đến 16 ngày, thời gian này được gọi là Fledgling.
Về thức ăn, các loài chim trong họ chào mào thường ăn các loại trái cây, hạt, hút mật hoa và những loại côn trùng, động vật có đốt hoặc không xương sống cỡ nhỏ. Trong đó các loại côn trùng là thức ăn chủ yếu.
Mối quan hệ giữa họ chào mào với con người
Các loài chim chào mào râu đỏ hoặc chào mào đít đỏ thường bị bắt với mục đích thương mại và làm thú cưng vì chúng có giọng hót rất hay. Việc nuôi chào mào làm cảnh khá phổ biến ở các nước Châu Á, một số vùng của Australia, Hawaii, Florida (Mỹ),… Tuy nhiên, một số loài chim thuốc họ chào mào cũng gây hại cho cây trồng, đặc biệt là đối với các vườn cây ăn quả.
Có khoảng 13 loài trong họ chào mào được liệt kê vào nhóm bị đe dọa do các hoạt động của con người làm xáo trộn môi trường sống của chúng. Trong đó, chủ yếu là các loài sống trong những khu rừng – nơi mà đang bị con người tàn phá nặng nề.
Trên đây là những thông tin về các loài trong họ chào mào và đặc điểm, môi trường sống của chúng. Hy vọng qua bài viết, quý độc giả sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về những loài chim có giọng hót rất hay này.
>> Xem thêm: Gà rừng Việt Nam
Liên quan đến việc bảo tồn và chống lại các hoạt động buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật hoang dã thì các tổ chức kêu gọi cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn trong xử lý loại tội phạm này. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại: https://www.boersennews.de/nachrichten/artikel/unabh-ngiges-gremium-best-tigt-dringenden-handlungsbedarf-seitens-der-vietnamesischen-regierung-zur-bek-mpfung-von-wildtierschmuggelnetzwerken-in-vietnam/1026210/