Rắn hổ hành là một loài rắn khá đẹp với lớp vảy ngũ sắc óng ánh khi được chiếu sáng bằng tia nắng mặt trời. Vậy loài rắn hổ hành có độc không? Hãy tham khảo bài viết để có được câu trả lời chi tiết nhất.
Nội dung chính trong bài
Rắn hổ hành có độc không?
Rắn hổ hành có tên khoa học là Xenopeltis unicolor – một loài thuộc họ rắn nước (Colubridae). Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là rắn Mống. Ở nước ta, rắn chủ yếu phân bố ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ và đây là một trong những loài được nuôi trong nhiều trang trại.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, rắn hổ hành không hề có nọc độc. Loài rắn này tấn công và giết chết con mồi bằng cách quấn rồi siết chặt cơ giống như trăn. Đặc biệt, rắn mống có khả năng kháng lại nọc của một số loài rắn độc như cạp nia nam, cạp nia bắc và nhất là rắn hổ mang.
Đây là một loài động vật chuyên đào bới, chúng dành phần lớn thời gian để chui rúc xuống lớp lá cây rụng, khe và hang đất. Nếu bị đe dọa, loài rắn này thường tìm cách lẩn trốn. Trong trường hợp bị khiêu khích liên tục, rắn hổ hành sẽ quay lại tấn công đối thủ.
Khi trời chạng vạng tối, loài rắn này sẽ bò ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. Giống những loài rắn khác, thức ăn của rắn mống là ếch, nhái, rắn và các loài động vật gặm nhấm nhỏ.
Cách nhận biết rắn hổ hành
Đây là một loài rắn khá phổ biến ở khu vực miền Tây Nam Bộ và rất dễ để nhận biết. Đặc điểm nổi bật nhất là rắn hổ hành có các vảy ngũ sắc. Những chiếc vảy này sẽ phát ra màu sắc rất sặc sỡ dưới ánh nắng mặt trời. Phần lưng của rắn mống thường có màu nâu đỏ hay ánh đen, phần bụng có màu xám trắng.
Cũng giống như những loài bò sát có tập tính đào hang, cơ thể của rắn hổ hành khá tròn, đầu hơi nhọn và có các vảy lớn hơn phần thân, đuôi ngắn.
Kích thước của rắn trưởng thành trung bình khoảng 80 – 100cm, cá biệt có những con dài đến 1.3m. Sau khoảng 10 tháng phát triển thì rắn có thể đạt tới trọng lượng 1.2kg.
Thêm một điểm đặc biệt của rắn hổ hành là răng của chúng không cố định mà được gắn với sợi cơ linh động có thể gập lên xuống được. Thông thường, các răng sẽ gập về phía sau giúp giữ chặt con mồi để chúng không có cơ hội thoát ra ngoài. Cấu tạo đặc biệt này giúp chúng có thể nuốt những con mồi cứng như chim, thằn lằn, ếch, nhái một cách dễ dàng.
Kỹ thuật nuôi rắn hổ hành hiệu quả
Nuôi rắn không phải là một nghề xa lạ ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ nước ta. Loài rắn hổ hành này khá dễ nuôi, sức đề kháng cao nên ít dịch bệnh và thích ứng với môi trường sống nhanh.
Rắn hổ hành thường được nuôi trong lu, chum hoặc hồ nuôi. Nếu là hồ thì phải láng nền và có mái để che mưa nắng. Với diện tích khoảng 2 mét vuông có thể nuôi được 20 cá thể rắn trưởng thành.
Thức ăn cho rắn phải sạch, tươi sống và tùy theo độ tuổi. Với những con non thì thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá, tôm,… và cách khoảng 3 – 5 ngày lại cho ăn 1 lần. Rắn hổ hành trưởng thành thường ăn chuột, ếch, nhái, cóc,… Người nuôi nên cho chúng ăn khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần.
Khi cho rắn ăn, người nuôi phải đựng thức ăn vào thùng để khi đói chúng tự vào ăn và hạn chế tình trạng vương vãi ra ngoài.
Nước trong chuồng nuôi phải sạch và mát để rắn hổ hành uống và tắm. Người nuôi cũng nên thay nước hàng ngày để đảm bảo chất lượng nước. Nếu thời tiết lạnh thì nên trang bị đèn trong chuồng để rắn sưởi ấm.
Việc chọn rắn để sinh sản cũng rất quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rắn non. Nên chọn rắn hổ hành bố mẹ khỏe mạnh trong suốt quá trình nuôi, không bị nhiễm bệnh, chóng lớn và da mượt mà. Đồng thời, rắn bố mẹ phải khác dòng để tránh trường hợp bị nhiễm trùng huyết.
Người nuôi có thể cho 1 con đực phối giống với 10 con cái. Sau khoảng 30 – 35 ngày thì rắn hổ hành cái sẽ đẻ từ 12 – 21 trứng.
Kỹ thuật ấp trứng cũng rất quan trọng để đạt tỷ lệ trứng nở cao. Người nuôi nên cho đất có độ ẩm 25 – 30 độ sau đó ép chặt, rải thêm lớp cát mỏng rồi cho trứng rắn hổ hành vào, bịt kín lu lại sau 75 ngày trứng sẽ nở.
Trong quá trình ấp thì người nuôi nên kiểm tra trứng vài lần, nếu trứng to đều, trắng và khô ráo thì tốt. Người nuôi rắn hổ hành cũng nên bỏ những quả có vỏ bị ố vàng vì đó là trứng hỏng.
Con non khi mới nở thả vào chuồng khoảng 7 ngày thì rắn thay da rồi cho thức ăn là dế, nhái nhỏ để chúng ăn và phát triển. Sau khoảng 10 tháng rắn hổ hành có thể phát triển tới 1.2kg.
Hiện nay, giá bán của loài rắn này khá cao giúp người nuôi có nguồn thu nhập ổn định nhờ đó kinh tế được cải thiện.
Trên đây là những thông tin về vấn đề rắn hổ hành có độc không, cách nhận biết và kỹ thuật nuôi loài rắn này. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích về thế giới động vật.
Tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã trái phép đang diễn ra ngày càng phức tạp. Hậu quả là số lượng các loài động vật hoang dã đang giảm nhanh chóng. Vậy làm cách nào để ngăn chặn tình trạng này? Hãy tham khảo chi tiết tại: https://www.gov.uk/government/news/the-illegal-wildlife-trade-what-can-be-done-to-tackle-the-6-billion-industry