Rùa núi nâu có tên khoa học là Manouria emys – loài rùa cạn lớn nhất Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm hình dáng, tập tính, môi trường sống và thực trạng bảo tồn loài rùa cạn quý hiếm này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Mô tả đặc điểm của rùa núi nâu
Rùa núi nâu còn được gọi là rùa nâu Châu Á, chúng được mô tả trong sách khoa học vào năm 1844. Đây là loài rùa cạn lớn nhất Châu Á với trọng lượng của con trưởng thành khoảng 25kg trong điều kiện tự nhiên và có thể lớn hơn rất nhiều nếu nuôi nhốt ở các khu bảo tồn.
Đúng như tên gọi rùa núi nâu, toàn thân của loài rùa cạn này được bao phủ bởi màu nâu đất hoặc xám đen. Phần đầu có kích thước vừa phải, mõm hơi nhọn.
Mai của rùa núi nâu tương đối thấp, có các vảy hình lục giác màu nâu đất. Những đường chỉ chạy bên trong mỗi vảy tạo thành các hình đồng tâm. Ở xung quanh viền mai, các vảy sẽ tạo thành nhưng hình răng cưa.
Các chi trước của rùa núi nâu thường có kích thước lớn hơn các chi sau và được phủ bởi lớp vảy khá to. Mỗi chân thường có 4 hoặc 5 móng vuốt sắc nhọn. Bàn chân sau của loài rùa cạn này khá rộng, giúp chúng đứng vững trong quá trình di chuyển.
Phần yếm dưới bụng của rùa núi nâu thường có màu vàng nâu hoặc nâu sẫm. Phần giữa khá phẳng, lõm ở đầu và phía đuôi.
Cũng giống như các loài rùa khác, đuôi của những cá thể rùa đực sẽ dài hơn con cái. Đây cũng chính là cơ quan sinh dục của con đực.
Loài rùa này chủ yếu có màu nâu, không giống như màu vàng của rùa vàng. Dựa vào đặc điểm bên ngoài chính là cách nhận biết rùa vàng và rùa núi nâu.
Phân bố và môi trường sống của rùa núi nâu
Rùa núi nâu – loài rùa cạn lớn nhất Châu Á thường phân bố chủ yếu ở một số nước Nam Á và Đông Nam Á. Cụ thể là các nước Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Indonesia và Việt Nam.
Môi trường sống của rùa núi nâu là ở khu vực rừng nhiệt đới, các cao nguyên. Nhiệt độ tốt nhất để chúng sinh sống là từ 13 đến 29 độ C và độ ẩm khoảng 60 đến 100%.
Rùa núi nâu thường sinh sống ở những nơi gần nguồn nước như ao, suối và chúng không bao giờ đi quá xa những khu vực này. Khi khí hậu quá nóng thì chúng thường chui vào các khu đất ẩm hoặc dưới lớp lá cây.
Tập tính sống của rùa núi nâu
Loài rùa núi nâu di chuyển khá chậm ngay cả khi chúng bị đe dọa. Thời gian hoạt động mạnh nhất của loài rùa cạn này là vào chạng vạng tối hoặc ban ngày nếu như nhiệt độ môi trường không quá cao.
Không giống như các loài rùa cạn khác, rùa núi nâu không thích phơi nắng mà chúng lại rất sợ ánh sáng mạnh. Vì vậy, khi nắng nóng, chúng thường ẩn nấp dưới lớp lá cây rụng và ra ngoài kiếm ăn khi trời tối.
Loài rùa này thường ăn những thực vật ở nơi ẩm thấp và cần rất ít protein từ động vật. Chúng thường ăn cỏ, rau, lá và trái cây. Trong một số trường hợp thì loài rùa cạn này sẽ ăn một số loài động vật không xương sống nhỏ và động vật lưỡng cư. Các thức ăn của rùa núi nâu thường chứa nhiều chất độc vì vậy chúng cần nhiều nước để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Khi đến màu giao phối, con đực thường đi theo con cái cho đến khi rùa cái cho giao phối. Trong thời gian này, cả cá thể đực và cái đều phát ra những âm thanh trầm để thu hút bạn tình.
Về sinh sản, rùa núi nâu là loài rùa cạn duy nhất đẻ trứng mà không đào tổ ở dưới đất. Cá thể rùa cái thường gom những chiếc lá khô để tạo thành tổ trước khi đẻ trứng.
Những cá thể cái sẽ đẻ từ 23 – 50 quả trứng mỗi lần, sau đó chúng ngồi gần tổ để bảo vệ và xua đuổi kẻ thù tấn công trứng.
Rùa núi nâu con khi mới nở thường có chiều dài khoảng 60 – 66mm và chúng thường trú ẩn ở những nơi kín đáo. Khi trời mưa thì sẽ kích thích cơ thể và làm chúng thèm ăn hơn. Nhiệt độ thấp cũng khiến chúng dễ dàng di chuyển ra ngoài để tìm kiếm thức ăn.
Thực trạng bảo tồn loài rùa núi nâu
Cũng giống như một số loài rùa cạn khác, số lượng rùa núi nâu cũng đang giảm nhanh chóng. Ở Châu Á, rùa thường bị săn bắt để sử dụng vào mục đích làm món ăn và thuốc chữa bệnh. Đây là một loài động vật có giá trị khá cao nên thường là mục tiêu của những kẻ săn bắt động vật hoang dã trái phép.
Ngoài ra, môi trường sống của rùa núi nâu cũng đang bị thu hẹp do tình trạng chặt phá rừng và đô thị hóa.
Rùa núi nâu được kê vào nhóm động vật nguy cấp nghiêm trọng của Sách Đỏ IUCN và phụ lục II trong công ước CITES. Đây là một trong những loài rùa trên cạn đang bị đe dọa bỏ việc tiêu thụ quá mức.
Do đó, cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ loài rùa núi nâu quý hiếm và các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Những hội nghị về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã cũng được tổ chức và thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Điển hình là Hội nghị Iwt Hà Nội 2016 và những hoạt động bên lề. Trang traffic.org cũng đã thông tin rất chi tiết về Hà Nội Iwt qua các bài viết:
- https://www.traffic.org/vn/news/match-international-commitments-with-national-level-actions/
- https://www.traffic.org/news/regional-workshop-on-moving-beyond-enforcement-in-combating-illegal-wildlife-trade-in-southeast-asia/
- https://www.traffic.org/news/match-international-commitments-with-national-level-actions/
Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, tập tính, môi trường sống và thực trạng bảo tồn loài rùa núi nâu quý hiếm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Mình muốn làm giấy tờ nguồn gốc trang trại cho rùa Núi Nâu thì phải làm sao ạ!
Chào bạn!
Việc nuôi động vật hoang dã phải có giấy phép theo quy định của pháp luật. Bạn vui lòng liên hệ với Chi cục kiểm lâm sở tại để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết.
Trân trọng!