San hô là loài sinh vật biển khá phổ biến nằm trong lớp San hô (tên khoa học là Anthozoa). Chúng tồn tại dưới dạng polyp như hải quỳ và sinh sống thành quần thể bao gồm các cá thể giống nhau. Vậy san hô là động vật hay thực vật? Hãy tham khảo bài viết để nhận được lời giải đáp cho vấn đề khá thú vị này.
Nội dung chính trong bài
San hô là động vật hay thực vật?
Có lẽ, chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh của san hô với nhiều màu sắc rực rỡ. Thậm chí chúng còn được nhiều người sử dụng để trang trí trong nhà.
San hô thường xuất hiện ở những vùng biển nông, ấm, dòng chảy mạnh và trông chúng khá giống với các loài cây mọc dưới biển. Tuy nhiên, có nhiều bạn đọc không biết san hô là động vật hay thực vật.
Theo các nhà khoa học, san hô là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang (Coelenterata) và có hai lá phổi.
Một số nguyên nhân làm cho nhiều người lầm tưởng san hô là thực vật:
- Hình dáng phổ biến của chúng giống cây và chúng hầu như không di chuyển
- Do các mầm sinh trưởng không tách được khỏi cơ thể mẹ nên chúng tạo thành các rạn san hô lớn và có nhiều đặc điểm chung về hình dạng.
- Cách bắt mồi của: Loài động vật ruột khoang này sử dụng các xúc tu quanh miệng để bắt con mồi. Nhưng đây không phải là nguồn dinh dưỡng chính của chúng mà chủ yếu từ quá trình quang hợp của tảo đơn bào sống cộng sinh trên san hô. Hoạt động quang hợp tạo ra oxy giống như cây.
Như vậy, san hô là một loài động vật và chúng có thể bắt mồi để lấy chất dinh dưỡng để phát triển. Quá trình hình thành các quần thể lớn trên thế giới thường mất khoảng 18 đến 20 nghìn năm.
>> Xem thêm: Con cà ra (cua lông)
Cấu tạo cơ thể của san hô
San hô là một loài động vật, vậy cơ thể chúng có cấu tạo như thế nào? Cơ thể san hô có cấu tạo bao gồm các polyp nhỏ, tuy nhìn một đầu của chúng như một cơ thể sống nhưng thực chất là phần đầu của nhiều cá thể có gen di truyền giống nhau (polyp). Những polyp này là sinh vật đa bào và thường ăn các loài nhỏ hơn như sinh vật phù du hoặc loài cá nhỏ.
Đường kính của một polyp thường là một vài milimet, bên ngoài là một lớp biểu mô, lớp mô bên trong là ngoại chất giống như cấu tạo của loài sứa. Polyp san hô thường có hình trụ đối xứng trục và phần đầu là rất nhiều xúc tu mọc quanh miệng.
Vì lá một loài động vật nên san hô cũng bắt mồi và có hệ tiêu hóa. Thức ăn sẽ đi qua miệng chính để đi đến xoang vị (còn gọi là dạ dày). Không chỉ thức ăn mà chất thải đều được đi qua miệng của san hô.
Phần đáy polyp là dạ dày – nơi mà lớp biểu mô tạo thành một bộ xương bảo vệ bên ngoài. Bộ xương này có thành phần chủ yếu là canxi và sẽ dày dần lên theo thời gian. Đây là kết quả của quá trình polyp kết hợp với aragonit từ ion canxi trong nước biển và tốc độ hình thành sẽ khác nhau tùy từng loài.
Những phần cấu trúc khác của san hô đều phát triển theo chiều thẳng đứng tạo thành một dạng ống. Điều này cho phép những bộ phận này có thể co vào bên trong xương khi cần được bảo vệ.
Các polyp chia sẻ chất dinh dưỡng dễ dàng nhờ việc kết nối với nhau qua các hệ thống hô hấp và tiêu hóa, nhờ đó quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Ngay cả chất dinh dưỡng từ những sinh vật cộng sinh (symbiosis) cũng được chia sẻ qua qua hệ thống này. Ở những loại san hô thân mềm, thì đường kính của hệ thống này là khoảng 50 – 500 micromet.
Các xúc tu của san hô bẫy mồi bằng cách sử dụng những tế bào châm gọi là nematocyst. Tế bào châm sẽ bắt và làm tê liệt các con mồi như động vật phù du, cá nhỏ bằng cách tiêm chất độc vào có thể nạn nhân.
Thông thường, chất độc của polyp khá yếu và ít gây ảnh hưởng đến cơ thể con người. Tuy nhiên, chỉ có san hô lửa là có nọc độc mạnh để gây ra những tổn thương nhất định đối với con người. Vì thế, chúng ta nên cẩn trọng khi tiếp xúc với loài này.
Tập tính sinh sản của san hô
San hô có hai cách sinh sản đó là hữu tính và vô tính. Trong đó, phương pháp hữu tính là cách phát tán và giúp đưa chúng đến những môi trường khác tốt nhất.
Sinh sản hữu tính
Cũng giống như đa số các loài động vật, san hô cũng có thể sinh sản hữu tính. Quá trình sinh sản của san hô phụ thuộc rất nhiều vào tảo để phát tán con non đi xa. Chúng sẽ phóng các giao tử (tinh trùng và trứng) vào trong nước giống như cách thụ tinh của cá. Khi những giao tử kết hợp lại với nhau tạo thành ấu trùng nhỏ được gọi là planula thường có hình ô van và màu hồng. Với một rạn san hô trung bình, mỗi năm có thể tạo ra vài nghìn ấu trùng.
Có 2 phương pháp sinh sản hữu tính của san hô, cụ thể là:
- San hô gieo rắc: Cả tinh trùng và trứng đều được phóng ra nước. Sau đó, chúng sẽ kết hợp tạo thành ấu trùng. Thời điểm phóng giao tử phụ thuộc vào nhiệt độ nước, chu kỳ mặt trăng, mặt trời,…
- San hô ấp trứng: Chỉ có tinh trùng được phóng ra và sẽ đi vào cơ thể chứa trứng. Khi trứng và tinh trùng kết hợp thành ấu trùng thì chúng sẽ giải phóng các planula này để chúng phát tán ra môi trường.
Các planula sẽ bơi về phía có nhiều ánh sáng lên bề mặt nước để phát triển. Sau một thời gian chúng sẽ quay trở lại đáy biển và tìm một khu vực để bám và sinh trưởng thành một quần thể mới.
Ấu trùng planula của san hô sẽ phát triển thành polyp và sử dụng phương pháp sinh sản vô tính để tạo ra các polyp mới. Từ đó hình thành nên quần thể rộng lớn.
Cách sinh sản vô tính của san hô
Điều đặc biệt, san hô là một loài động vật nhưng lại có thể sinh sản vô tính. Vì các polyp giống nhau về di truyền nên san hô sử dụng phương pháp này để mở rộng quần thể. Những cách sinh sản vô tính bao gồm:
- Mọc chồi: Các polyp mới mọc ra và hình thành lên xoang vị, tua và miệng. Việc mọc chồi diễn ra theo chiều dọc, chiều ngang và mọc chồi ở tua cảm.
- Phân đôi: Cách này diễn ra phổ biến ở loài fungiidae với khả năng san hô tự tách thành các cá thể khác nhau trong giai đoạn khi mới hình thành quần thể.
Ngoài ra, san hô còn có thể sinh sản vô tính theo các phân mảnh hoặc polyp thoát ra ngoài để tạo nên một quần thể mới.
Hy vọng, qua những bài viết này bạn đọc sẽ hiểu hơn về các hoạt động bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã.