Sóc bụng đỏ hay còn được gọi là sóc khổng lồ Sulawesi có tên khoa học Callosciurus erythraeus là một trong những giống loài sóc thuộc chi Callosciurus. Đây là một trong những loài động có vú thuộc họ Sóc, bộ gặm nhấm. Đây là một trong những loài động vật hoang dã hiện hữu trên đảo Sulawesi ở Indonesia.
Nội dung chính trong bài
Một số đặc điểm của sóc bụng đỏ
Sóc bụng đỏ có màu sắc sặc sỡ của bộ lông ở sườn được trải đều từ bàn chân trước cho đến vai. Con đực trưởng thành có cân nặng trung bình từ 0,5 – 0,8kg. Con cái trưởng thành có cân nặng trung bình khoảng 0,5kg.
Chiều dài đầu và thân của sóc bụng đỏ có thể dao động trong khoảng từ 235 – 310mm, chiều dài đuôi dao động từ 215 – 285mm. Đuôi của chúng khá dài và miệng khá ngắn. Phần chân trước để trần và phần chân sau để lộ ra một phần khi đi lại.
Các đặc điểm của phần xương chậu chính được phát triển tốt và ít có dấu hiệu biến đổi nhất trong các quần thể sóc bụng đỏ ở Phía Bắc.
Loài sóc bụng đỏ là một trong những loài sóc cây có hình dáng mặt và màu sắc hoa văn trên cơ thể biến đổi nhất. Chúng có thể có phần lông trên màu xám hoặc không có hoa văn. Phần dưới bụng có thể thay đổi từ màu trắng sang màu cao đến màu nâu hạt dẻ giống như màu của cánh bướm khế.
Đặc điểm phân bố của sóc bụng đỏ
Loài động vật hoang dã này thường được tìm thấy trong các khu rừng ở Ấn Độ, Bhutan, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Việt Nam,…Trong những khu vực này, chúng thường được tìm thấy ở độ cao dưới 3000m, ở những khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới và một số đồi rừng lá kim.
Sóc bụng đỏ là một trong những loài gặm nhấm phần lớn sống chủ yếu trên cây và chúng cũng được tìm thấy trong các khu rừng thứ sinh, rừng dừa, rừng hỗn hợp, rừng sồi,…
Môi trường sống của sóc bụng đỏ
Loài này thường được tìm thấy ở nhiều những khu vực rừng khác nhau, từ những khu vực bụi cây nhiệt đới, rừng lá rộng cho đến các rừng mây ôn đới lạnh và ẩm ướt.
Phần lớn thời gian sóc bụng đỏ sống ở trên cây, mượn các chạc, cành cây để di chuyển. Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng rừng cây khô. Một số loài sóc, nhất là loài sóc bụng đỏ Mexico cũng có mặt tại một số khu vực rừng giáp ranh với các khu nông nghiệp và thành thị.
Tổ của chúng sử dụng những chiếc bè nhỏ để có thể dựng bên trên và bên dưới để tạo thành khung, bao quanh là những chiếc lá cây khô và cỏ kết lại, nhìn bên ngoài thì tổ sóc khá giống với tổ chim.
Ngoài ra, sóc bụng đỏ cũng sử dụng những hốc cây trên những thân cây mục và một số những hang hốc trên thân cây được một số loài chim gõ kiến làm sẵn để thay đổi thành hang sóc.
Tập tính của sóc bụng đỏ
Loài sóc bụng đỏ di chuyển rất nhanh và linh hoạt, thời gian hoạt động của chúng thường bắt đầu từ nửa giờ sau khi mặt trời mọc cho đến buổi trưa và sau đó bắt đầu lại vào đầu giờ tối. Vì đây là một trong những loài động vật hoang dã nên ngay cả khi tiếp xúc lâu với con người, sóc vẫn là loại nhút nhát và rất khó nắm bắt.
Phần lớn loài này dành thời gian ở trên những tán cây, tuy nhiên vẫn có thể nhìn thấy chúng dưới mặt đất. Thời tiết là một trong những yếu tố có thể làm giảm sự hoạt động của sóc bụng đỏ.
Khi chúng cảm thấy mình đang bị đe dọa, chúng thường thể hiện hành vi hung hăng, thường xuyên phát ra những tiếng kêu, di chuyển phần đuôi về phía trước và nhanh chóng lùi lại.
Loài sóc bụng đỏ rất thích sống ở những khu rừng sồi. Chúng thường tập trung sống theo bầy đàn, hoạt động phần lớn ở trên cây, giỏi leo trèo. Ngay cả trên các vách núi cao và thẳng đứng chúng đều có thể đi quan, thường nảy từ các cành cây này sang cây khác để kiếm ăn, khoảng cách nhảy tối đã có thể lên tới 5 – 6m.
Quá trình sinh sản
Giống với những loài sóc cây khác, sóc bụng đỏ có thể sinh sản quanh năm. Quá trình giao phối có thể được bắt đầu ngày khi vừa chấm dứt cho con bú lứa trước.
Thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 4 tháng, mỗi lứa có thể để tới 4 cá thể sóc con, nhưng thông thường chỉ đẻ 2 con. Mùa sinh sản cao điểm của chúng thường vào giai đoạn tháng 4 – 5 hằng năm. Vào thời điểm này thì tỷ lệ mang thai của sóc bụng đỏ thường là cao nhất.
Sóc con có thể rời ổ khi đã được 40 – 50 ngày tuổi. Sau 1 năm có thể được coi là trưởng thành. Loài động vật này có thể sống tới 17 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Nguồn thức ăn của sóc bụng đỏ
Sóc là một trong những loài gặm nhấm nên tập tính ăn của chúng cũng khá hỗn tạp. Sóc bụng đỏ ăn chủ yếu là trái cây hoặc những loại hạt thực vật khác nhau. Ngoài ra, chúng cũng có thể ăn cỏ, cây trồng và một số loại côn trùng và động vật nhỏ khác,…
Đối với quần thể sóc ở vùng Florida chúng rất ưa thích đối với một số loại quả của cây Chiococca, hạt giống cây thông và cây sồi.
Thực trạng hiện tại của loài sóc bụng đỏ
Hiện tại, cá thể sóc bụng đỏ đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng về mặt số lượng. Số lượng cá thể suy giảm phần lớn là do việc săn bắt của con người. Trong các quần thể được phát hiện, có rất ít sự ảnh hưởng từ việc săn mồi.
Sự ảnh hưởng lớn tiếp theo khiến cho loài sóc này bị suy giảm đó là việc cạnh tranh nguồn thức ăn với một số loài như sóc cáo bản địa, gấu trúc, chim,… và một số những loài động vật khác.
Trong nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, nhiều hội nghị và hội thảo đã được tổ chức để đưa ra những biện pháp để ngăn chặn những hoạt động làm ảnh hưởng đến các quần thể động vật hoang dã. Đồng thời, trong bài viết https://response.jp/release/kyodonews_kaigai/20161122/30134.html cũng chỉ ra rằng cần phải có những chế tài mạnh tay hơn trong việc xử lý các trường hợp nuôi nhốt, buôn bán và vận chuyển trái phép động vật hoang dã.
Sóc bụng đỏ – Một trong những loài động vật hoang dã đang cần sự chung tay bảo tồn từ chính những con người chúng ta.