Bài viết cung cấp thông tin về sư tử Barbary – phân loài sư tử lớn nhất thế giới thuộc họ Mèo. Cùng tìm hiểu về đặc điểm, tập tính, phân bố và môi trường sống của loài động vật này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Mô tả đặc điểm sư tử Barbary
Sư tử Barbary (Panthera leo leo) thuộc họ Mèo và là một loài của chi Báo. Chúng thuộc phân loài sư tử lớn nhất thế giới. Một số đặc điểm nhận dạng loài sư tử này bao gồm:
Về trọng lượng:
- Là loài có trọng lượng lớn thứ nhì trong họ Mèo, sau loài Hổ.
- Trọng lượng của sư tử Barbary đực từ 150 – 250kg.
- Trọng lượng của cá thể cái từ 120-182kg.
Mô tả hình dáng:
- Để phân biệt sư tử đực và sư tử cái, ta có thể dựa vào bờm của nó. Trên đầu của sư tử đực có bờm rộng, rất dài và có lông dài từ vai đến bụng.
- Thông thường, sư tử Barbary dài hơn 10 feet. Hình dạng đầu bao gồm vương miện nhọn hơn, mõm hẹp, đôi mắt khác biệt so với các loài sư tử khác.
Thông thường, một con sư tử Barbary nếu sống trong môi trường tự nhiên sẽ tồn tại được khoảng 10-14 năm, trong môi trường giam cầm, nuôi nhốt là khoảng 20 năm. Riêng với loài sư tử đực, do đặc tính loài thường xuyên đánh nhau liên tục với các đối thủ đồng loại khác nên ở môi trường tự nhiên, chúng khó sống được trên 10 năm.
Cùng với báo tuyết, hổ thì sư tử Babary cũng được xếp vào những loài bị đe dọa trong sách đỏ IUCN.
Tập tính và hành vi của sư tử Barbary
Sư tử Barbary sống theo bầy đàn, một đàn sẽ khoảng 15 con sư tử, bao gồm con cái, con non của chúng một số nhỏ con đực trưởng thành. Những đàn lớn có thể lên tới 30 con. Một con sư tử đang sống theo đàn có thể thay đổi lối sống, tách đàn và sống đơn độc hoặc ngược lại, một con sư tử đơn độc có thể nhập đàn. Những con sư tử sống đơn độc và sư tử sống theo đàn sẽ có xu hướng thù địch với nhau.
Về cách săn mồi, các con sư tử Barbary cái thường đi săn cùng nhau, con mồi của chúng là những loài động vật có móng guốc lớn. Khi bắt được con mồi, chúng sẽ trực tiếp ăn thịt sống, ít khi ăn xác thối. Con người cũng có thể trở thành mục tiêu của loài sư tử này, mặc dù không thường xuyên nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
Nếu sống gần bờ biển, sư tử có thể săn hải cẩu. Thậm chí, ở Ấn Độ, gia súc, nhím, bò sát nhỏ cũng có thể trở thành con mồi của sư tử. Những kẻ săn mồi khác như báo hoa mai, linh cẩu đốm, báo săn nhiều lúc có thể là mục tiêu tấn công của sư tử Barbary. Tuy nhiên chúng hiếm khi ăn những con mồi này.
Tập tính sinh sản, sư tử cái sẽ sinh sản vào lúc chúng được khoảng 4 tuổi, thời gian mang thai trung bình khoảng 110 ngày. Một con sư tử Barbary cái sinh được khoảng 1 – 4 con.
Một con sư tử con khi mới sinh sẽ nặng khoảng 1,2 – 2,1kg, sau 1 – 2 ngày có thể tự bò và sau khoảng 3 tuần tuổi thì có thể tự đi bộ. Sau 6-7 tháng, sư tử Barbary con cai sữa.
Để bảo vệ cho sư tử con, sư tử mẹ thường chọn những hang hẻo lánh, tránh xa đàn, có thể là ở bụi cây, lau sậy hoặc hang động, những vị trí được che chắn kỹ. Trong 1 tháng, sư tử mẹ có thể di chuyển đàn con của mình đến địa điểm mới vài lần bằng cách dùng miệng cắn nhẹ sau gáy của con non và mang con đi.
Một điểm đặc biệt trong chu kỳ sinh sản là các cá thể sư tử Barbary cái sẽ thường đồng bộ hóa chu kỳ sinh sản của chúng. Sự đồng bộ hóa các ca sinh nở khiến cho sư tử con có thể bú từ bất kỳ hoặc tất cả các con cái đang nuôi dưỡng trong đàn chứ không chỉ từ nguyên mẹ của chúng. Do vậy, việc sinh nở của sư tử cái trở nên thuận lợi hơn, các con phát triển có kích thước gần giống nhau và có cơ hội sống sót ngang nhau.
Phân bố và môi trường sống
Các nguồn thông tin đưa ra, khoảng 10000 năm trước, sư tử Barbary là động vật có vú phân bố rộng thứ hai chỉ sau con người. Vào thời điểm đó, sư tử Barbary tập trung ở:
- Hầu khắp châu Phi, ngang qua lục địa Á – Âu từ miền Tây Âu tới Ấn Độ.
- Châu Mỹ: Từ Yukon tới Peru
Sư tử Barbary sống rất hoang dã, chúng không sống trong những khu rừng rậm rạp mà thường tập trung ở savan hoặc thảo nguyên.
Theo một số tài liệu, ngày xưa, các hoàng đế La Mã thường nuôi sư tử Barbary để dành cho những cuộc đấu trên đấu trường. Do vậy mà 90 cá thể sư tử được cho là xuất phát từ bộ sưu tập Hoàng gia Ma Rốc tại Sở thú Rabat. Nó liên quan chặt chẽ về mặt di truyền với sư tử châu Á hơn là sư tử ở Đông và Nam Phi. Những nhà quý tộc La Mã như Sulla, Pompey và Julius Caesar, thông thường ra lệnh giết hàng loạt sư tử Barbary – tới 400 con một lần.
Thực trạng bảo tồn loài sư tử Barbary
Được biết, con sư tử hoang Barbary cuối cùng bị giết chết ở Maroc năm 1922 do săn bắn bừa bãi. May mắn là một số cá thể sư tử Barbary vẫn còn sống sót trong điều kiện nuôi nhốt và được con người cố gắng gia tăng số lượng loài.
Sư tử Barbary bị tuyệt chủng theo vùng tại Ai Cập, Libya, Morocco, Algeria và Tunisia.
Năm 1996, các quần thể sư tử Barbary được xếp vào mức sắp nguy cấp trong thang sách Đỏ IUCN. Tại thời điểm này, các quần thể loài sư tử này ở châu Phi đã sụt giảm khoảng 43% từ đầu những thập niên 1990.
Năm 2006, các văn phòng khu vực của IUCN và một số tổ chức bảo tồn động vật hoang dã đã hợp tác và phát triển chiến lược bảo tồn sư tử ở Tây và Trung Phi. Chiến lược đưa ra nhằm duy trì môi trường sống đầy đủ, đảm bảo đủ con mồi hoang dã cho sự sống của sư tử và làm giảm yếu tố dẫn đến phân chia quần thể.
Hiện tại, theo số liệu thống kê, sư tử Barbary còn khoảng 1400 con trên thế giới, trong đó, có khoảng 900 con ở Trung, Tây Phi và khoảng 500 con ở Ấn Độ.
Ngoài việc bảo tồn sư tử Babary thì cũng cần phải có hành động để bảo vệ các loài động vật hoang dã khác như tê giác, tê tê, rùa cạn,… Nạn buôn bán trái phép sừng tê giác diễn ra rất phức tạp do nhu cầu tiêu thụ lớn. Trong bài viết https://wildaid.org/vietnams-business-leaders-take-a-stand-to-protect-rhinos/ đã nêu ra những nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng này.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm hình dáng, tập tính và thực trạng bảo tồn loài sư tử Barbary. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thế giới động vật hoang dã và thực trạng bảo tồn những loài này.