Vẹt đuôi dài xanh có tên khoa học là Cyanopsitta Spixii được biết đến là một trong những loài chim thuộc họ Psittacidae. Loài chim xinh đẹp này đã truyền cảm hứng cho các nhà sản xuất phim tạo ra nhân vật Blu trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Rio đã đi vào lòng không biết bao nhiêu thế hệ. Tuy nhiên cho đến năm 2018 loài chim này đã chính thức đưa vào danh sách tuyệt chủng.
Nội dung chính trong bài
Đặc điểm và phân bố của vẹt đuôi dài xanh
Vẹt đuôi dài xanh có tên khoa học là Cyanopsitta Spixii được biết đến là một trong những loài chim thuộc họ Psittacidae. Chúng có chiều dài khoảng từ 55 – 57cm. Toàn thân của chúng có bộ lông màu xanh. Cùng với nhiều loài động vật khác như tê tê, sóc bụng đỏ, rùa núi viền,… thì loài vẹt này cũng được đưa vào danh sách động vật bị đe dọa.
Phần đầu và phần đuôi có màu xanh nhạt, lông có màu xanh đậm hơn ở phần bụng, cánh và chân. Phần đầu chân có màu đen. Màu lông của chúng đôi lúc ngả trước để có thể phù hợp với môi trường. Mỏ của vẹt đuôi dài xanh có màu đen xám và tiếng kêu của chúng khá trầm, lớn.
Phần lớn những cá thể vẹt đuôi dài có nguồn gốc ở Mexico, Trung và Nam Mỹ và trước đây là ở vùng biển Caribbean. Phần lớn đối với các loài có liên quan đến môi trường rừng rậm, đặc biệt là môi trường rừng nhiệt đới.
Loài vẹt xanh đuôi dài được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1819 bởi nhà khoa học người Đức Johann Baptist Ritter von Spix. Loài chim này có thể được coi là hiếm trong thời điểm phát hiện và cũng rất ít người có thể may mắn thấy chúng trong môi trường tự nhiên.
Trạng thái bảo tồn vẹt đuôi dài xanh
Trong khoảng những năm 1980, vấn đề đe dọa lớn nhất của loài chim này là tốc độ của nạn chặt phá rừng diễn ra một cách nhanh chóng và việc đánh bẫy trái phép khiến cho cá thể vẹt đuôi dài xanh bị sụt giảm nhanh chóng.
Từ năm 2004 vẹt đuôi dài gần như đã tuyệt chủng, đây là loài chim đẹp nên thường bị săn bắt để làm cảnh, quá trình nuôi nhốt nên khiến chúng dễ bị mắc bệnh.
Theo con số thống kê, trong năm 2010 loài vẹt đuôi dài xanh này chỉ còn lại 85 cá thể. Toàn bộ các cá thể đực và cái đều được thực hiện giao phối bởi tổ chức ICMBio và chính phủ bảo tồn thiên nhiên Brazil để có thể thoát khỏi nạn tuyệt chủng.
Cho đến năm 2015, số lượng cá thể tăng lên gần 100 cá thể nhưng con số đó vẫn là ít, trong suốt 17 năm tìm kiếm và bảo tồn cuối cùng họ buộc phải chấp nhận sự thật và đã đưa chúng và danh sách loài động vật hoang dã đã tuyệt chủng năm 2018.
Nhận định về sự tuyệt chủng của vẹt đuôi dài xanh
Theo như các nhà khoa học nhận định, nạn phá rừng, săn bắn và sự xâm lấn nơi ở của động vật đã khiến cho nhiều loài trong đó bao gồm cả loài vẹt đuôi dài xanh đã là một trong những nạn nhân của nạn tuyệt chủng này. Trong đó, có tới ⅝ loài chim bị tuyệt chủng sinh sống ở khu vực Nam Mỹ. Trong đó có 4 loài sinh sống chủ yếu ở Brazil.
Phần lớn sự tuyệt chủng này là do môi trường sống không bền vững, vấn nạn về săn bắt, nguồn nước và việc khai thác gỗ.
Theo tiến sĩ Stuart – Người đứng đầu nhóm nghiên cứu của BirdLife International chia sẻ: “Khi nhắc về các loài chim đã tuyệt chủng, chúng ta thường chỉ nghĩ về chim Dodo nhưng theo phân tích của chúng tôi, sự tuyệt chủng vẫn đang tiếp tục và tăng tốc mỗi ngày”.
Trong lịch sử của sự tuyệt chủng thì có đến 90% các loài chim bị tuyệt chủng đều thuộc những quần thể nhỏ sống trên các hòn đảo xa xôi. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng một lần nữa lại được nhắc đến đó là do môi trường sống bị thu hẹp, nạn phá rừng và săn bắt thú trái phép.
Không chỉ vẹt đuôi dài xanh mà còn rất nhiều loài động vật khác đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Hoạt động sắn bắt, vận chuyển và buôn bán trái phép diễn ra phức tạp. Việt Nam được cho là một mắt xích của nhiều đường dây tội phạm buôn bán động vật hoang dã. Vì vậy cộng đồng quốc tế kêu gọi cần phải có nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn để chấm dứt tình trạng này. Bạn đọc có thể tham khảo ở bài viết viết: https://kyodonewsprwire.jp/release/201611226494
Vẹt đuôi dài xanh – Một trong những loài chim xinh đẹp đã bị biến mất hoàn toàn. Một phần của sự tuyệt chủng này cũng chính là do ý thức của con người chúng ta.