Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh lý tiến triển theo từng đợt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Sớm xác định nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn biến chứng từ bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Những yếu tố chính gây viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em còn có nhiều tên gọi khác như bệnh chàm, bệnh liken… Đây là một dạng bệnh về da liễu tiến triển theo từng đợt, tái phát thường xuyên và mãn tính. Việc chữa trị cho trẻ cần được thực hiện đúng cách và kiên trì.
Theo các bác sĩ da liễu, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ hỗ trợ việc điều trị dứt điểm đồng thời ngăn chặn nguy cơ tái phát từ bệnh. Khi phát hiện ra nguyên nhân, cha mẹ nên cách ly trẻ với những yếu tố bất lợi này.
- Yếu tố di truyền: Trong đó, yếu tố gia đình chiếm vai trò quan trọng nhất. Khi trẻ nhỏ có người thân trong gia mắc các bệnh dị ứng thì 80% trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Môi trường sống: Một trong những nguyên nhân hàng đầu khác gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em là do môi trường sống. Nếu trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều lông động vật, hóa chất thì nguy cơ mắc bệnh cũng khá cao.
- Dị ứng thực phẩm: Một số bé bẩm sinh dị ứng với những thành phần trong hải sản, sữa, trứng… cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh.
- Thay đổi thời tiết: Đối với trẻ nhỏ, hệ hô hấp đang hoàn thiện, hệ miễn dịch còn non yếu thì vào mỗi khi thời tiết giao mùa cũng rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc, giữ ấm bé đầy đủ mỗi khi thời tiết giao mùa.
Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Theo các bác sĩ, căn bệnh này tuy không lây lan và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, không giống như viêm da cơ địa ở người lớn, việc chữa trị cho trẻ nhỏ rất khó khăn do làn da của bé rất nhạy cảm và nguy cơ để lại biến chứng cũng cao hơn. Trong đó, nhiều trường hợp gặp phải biến chứng như:
- Nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Triệu chứng ngứa khiến trẻ có phản xạ gãi gây chảy máu, xước da và đồng thời khiến vi khuẩn lây nhiễm ra vùng da khác trên cơ thể. Nếu để lâu dài, bệnh còn có nguy cơ gây nhiễm trùng, lở loét và hoại tử.
- Gây ra sốt cao, tổn thương nội tạng và hệ hô hấp.
- Khiến cơ thể nổi mẩn đỏ toàn thân và ngứa khắp người.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác.
- Hình thành nên những vết sẹo ngoài da không thể lành lại.
Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh. Phần tiếp theo sẽ nêu ra dấu hiệu tiếp xúc ở trẻ để các bạn có thể nắm rõ hơn những dấu hiệu nhận biết, từ đó có thể biết được con của mình có bị bệnh hay không.
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ em
Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh lý da liễu này khá rõ ràng. Cha mẹ có thể căn cứ vào những biểu hiện dưới đây để xác định tình trạng bệnh của bé, từ đó đưa bé đi khám và điều trị đúng lúc:
- Da nổi mẩn đỏ: Trên da của trẻ xuất hiện nhiều mẩn đỏ hình tròn. Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều xảy ra ở phần chân hoặc tay. Khi sờ vào, bạn sẽ có cảm giác thô ráp, sần sùi. Bên cạnh đó, nhiều mụn nước li ti cũng hình thành trên da của bé.
- Phù nề da: Tại các vùng da bị bệnh sẽ trở nên thô ráp và dày hơn bình thường. Bé sẽ cảm thấy nóng tại những vùng da này và kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu.
- Da đóng vảy: Rất nhiều trường hợp mắc viêm da cơ địa ở trẻ em phản hồi rằng sau khi những nốt mẩn đỏ xuất hiện thì da sẽ bị đóng vảy và bong tróc. Hiện tượng này là do da bị thiếu nước, chảy dịch rồi đóng thành vảy sau khi khô lại. Qua quá trình hoạt động thì những vảy này sẽ bong ra thành nhiều lớp.
- Mệt mỏi: Những cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ trở nên biếng ăn, khó chịu và mệt mỏi. Triệu chứng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bỏ ăn, suy dinh dưỡng và chậm lớn.
Khi bé gặp phải một trong những triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Tránh để lâu gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị và dẫn đến những rủi ro không mong muốn.
Cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ em
Đối với trẻ em, việc điều trị bệnh cần đề cao tính an toàn, lành tính. Bởi cơ địa của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu bạn không sử dụng đúng loại thuốc sẽ gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Thông thường, có 2 phương pháp điều trị bệnh mà được các bác sĩ chỉ định cho trẻ. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà bạn có thể áp dụng 1 hoặc đồng thời cả 2 phương pháp.
Dùng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định đối với tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em như sau:
- Corticoid: Đối với trẻ nhỏ, loại thuốc được khuyên dùng đó là hydrocortison 1-2,5%. Với loại thuốc này, bạn nên sử dụng trong thời gian ngắn, tốt nhất là khoảng 1 tuần. Khi ngưng thuốc nên giảm liều từ từ, không nên giảm quá đột ngột gây nhờn thuốc hoặc tái phát về sau.
- Kháng sinh: Có nhiều loại thuốc kháng sinh dành cho trẻ em nhưng đa phần trong trường hợp này, cha mẹ sẽ sử dụng loại thuốc bôi để trị bệnh ở trẻ em. Tác dụng của loại thuốc này là chống nhiễm khuẩn và lây lan sang những vùng da không bị bệnh.
- Dung dịch Jarish: là loại thuốc có tác dụng như nước muối sinh lý nhằm tăng khả năng kháng khuẩn, làm sạch da và giảm thiểu triệu chứng ngứa. Cha mẹ nên vệ sinh da cho bé bằng dung dịch này thường xuyên, tránh cho trẻ gãi vết thương quá nhiều.
- Tacrolimus: Là loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý sử dụng mà cần có chỉ định của bác sĩ vì đây là loại thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Thuốc Nam điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em
Với các loại thuốc Tây thì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể áp dụng các bài thuốc Nam để trị căn bệnh này.
Trong dân gian, có nhiều bài thuốc Nam chữa bệnh an toàn, lành tính như:
- Lá đinh lăng: Cha mẹ làm sạch, giã nát lá đinh lăng rồi đắp lên vùng da bị tổn thương của bé sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau vài tuần sử dụng.
- Lá trầu không: Bạn có thể sử dụng lá trầu tươi bằng cách đun lấy nước tắm cho bé mỗi ngày. Đây là phương pháp đơn giản và dễ áp dụng tại nhà.
- Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số bài thuốc từ lá lốt, lá khế, cây sài đất,… để tắm cho trẻ. Đây cũng là cách điều trị bệnh được các bác sĩ da liễu khuyên dùng.
Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị nào, bạn cũng phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để giúp bệnh mau khỏi và hạn chế các tác dụng không mong muốn.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ trong việc chủ động phòng ngừa và điều trị chứng bệnh này ở trẻ em. Chúc bạn đọc thành công!