Ăn không tiêu là một vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Nó có thể chỉ diễn ra vài phút nhưng cũng có thể xảy ra lâu dài. Vậy nguyên nhân nào bạn bị khó tiêu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Bài viết dưới đây xin được chia sẻ cùng bạn một số các thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề này.
Nội dung chính trong bài
Ăn không tiêu là bệnh gì?
Ăn không tiêu hay còn được biết đến với cái tên chứng khó tiêu, là một thuật ngữ y khoa dùng để mô tả cảm giác khó chịu xuất hiện ở vùng bụng trên của bạn. Đây không phải là bệnh mà nó là triệu chứng của các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khác.
Chứng khó tiêu xảy ra phổ biến, nhưng ở mỗi người đôi khi sẽ kèm theo một vài biểu hiện nữa. Bạn có thể thỉnh thoảng mới cảm nhận thấy nó hoặc cũng có khả năng xảy ra hàng ngày, ngay sau mỗi bữa ăn của bạn.
Triệu chứng ăn không tiêu đôi khi là dấu hiệu của nhiều căn bệnh tiềm ẩn như:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng axit dịch vị trong dạ dày di chuyển ngược lên ống thực quản, gây cảm giác nóng rát vùng ngực hoặc ợ nóng.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Ăn không tiêu xảy ra khi axit trong dạ dày sản xuất quá nhiều, axit sẽ ăn mòn lớp niêm mạc của bao tử hoặc của tá tràng. Bệnh lý này có thể gây biến chứng chảy máu trong nếu không được chữa trị kịp thời.
- Ăn không tiêu do sỏi mật: Sỏi mật là những mảnh vật chất rắn hình thành bên trong túi mật-bộ phận nhỏ nằm dưới lá gan. Nếu bệnh xảy ra, mật sẽ không còn khả năng tiết ra các chất để tiêu hóa thức ăn trong ruột non.
- Ăn không tiêu do rối loạn đường ruột IBS: Rối loạn đường ruột là cụm từ dùng để chỉ một loạt các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm đại tràng, Crohn, ung thư ruột kết,.. Nó gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống do các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, đau bụng thường xuyên.
Bên cạnh đó, có một số các yếu tố rủi ro dễ dẫn đến ăn không tiêu như:
- Ăn quá nhiều, ăn quá nhanh nên nhai không kỹ, ăn các đồ ăn giàu chất béo và cholesterol, ăn khi đang trong trạng thái stress.
- Bị ăn không tiêu có thể do áp lực, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài.
- Sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia thường xuyên.
- Thói quen hút thuốc lá.
Khó tiêu không phải là kết quả của việc dư thừa axit trong dạ dày. Bạn có thể bị ăn không tiêu dai dẳng nhưng không phải do bất kỳ yếu tố nào kể trên. Dạng này được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không viêm loét, thường là vấn đề bẩm sinh.
Triệu chứng ăn không tiêu
Triệu chứng khó tiêu có thể kèm theo các biểu hiện sau:
- Ăn không tiêu nhức đầu: Khi bạn bị chứng khó tiêu, nghĩa là thức ăn sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để di chuyển từ dạ dày xuống ruột non. Trong lúc này, chúng dễ lên men, khiến lượng khí dư trong dạ dày tăng cao, đặc biệt là carbon dioxide. Loại khí này sẽ gây nên tình trạng đau đầu (có thể một bên hoặc cả hai bên).
- Ăn không tiêu khó thở: Sự kết hợp này là kết quả khi bạn bị trào ngược axit bao tử hoặc trào ngược axit dạ dày thực quản (dạng mãn tính). Khó thở xảy ra vì axit dịch vị chảy vào thực quản, xâm nhập phổi và gây sưng ống thở. Về lâu dài, nó còn có thể dẫn đến hen suyễn, viêm phế quản hoặc các biến chứng đường hô hấp đe dọa đến tính mạng.
- Ăn không tiêu buồn nôn: Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (LES) không thể đóng chặt sau khi bạn tiêu thụ thức ăn hoặc chất lỏng. Do cơ LES hoạt động không hiệu quả nên dịch vị và mảnh vụn thức ăn chảy ngược lên trên thực quản, thậm chí là cổ họng của bạn. Chính vì vậy, bạn sẽ được “trải nghiệm” cảm giác trong miệng có mùi chua, ợ nóng, buồn nôn, đôi khi là cả nôn mửa.
- Ăn không tiêu đầy bụng: Đầy bụng không phải là triệu chứng đặc thù nhưng khá phổ biến ở những người có hệ tiêu hóa kém. Nó là cảm giác no hoặc căng tức ở vùng bụng. Đầy bụng có thể do chứng khó tiêu, táo bón hoặc rối loạn đường ruột.
Ăn không tiêu phải làm sao hết?
Khó tiêu là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa, vì vậy muốn điều trị dứt điểm bạn cần phải tìm ra được nguyên nhân gây ra ăn không tiêu chính xác. Đi thăm khám tại bệnh viện và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ luôn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Còn nếu nó xuất phát từ thói quen sống, sự thay đổi tích cực luôn luôn là “thần dược”.
Khi bạn mới bắt đầu bị ăn không tiêu, bạn có thể thử sử dụng một số các loại thuốc không cần kê đơn dưới đây:
- Các thuốc kháng axit như Tums và Rolaids.
- Các thuốc chẹn axit như Ranitidine (zantac) và Omeprazole (prilosec OTC).
Các biện pháp khắc phục chứng ăn không tiêu nhanh khác mà bạn nên thử:
- Ngồi tựa lưng trên một chiếc gối bông mềm, thư giãn cơ thể và dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong vòng vài phút đồng hồ.
- Người bệnh ăn không tiêu nên uống một cốc sữa hoặc nước lọc để làm giảm lượng axit trong dạ dày.
- Nếu có đầy bụng kèm theo, bạn hãy nướng vàng một vài tép tỏi tươi rồi nuốt trực tiếp xuống, không nên nhai để tránh hôi miệng.
Cách chữa trị ăn không tiêu
Trị bệnh muốn triệt để phải bắt đầu từ phần gốc, chính vì vậy để chữa khỏi chứng ăn không tiêu buồn nôn bạn cần tiêu diệt bệnh trào ngược axit dạ dày. Cách chữa gồm có:
- Các chất ức chế bơm proton PPI như omeprazole, rabeprazole, esomeprazole và các thuốc chẹn histamin H2 như cimetidine, ranitidine và famotidine. Chúng sẽ làm giảm lượng axit sản xuất và cải thiện các triệu chứng ăn không tiêu ở người bệnh.
- Các thuốc kháng axit không cần kê đơn cũng giúp giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lâu dài, bạn vẫn cần sự tư vấn trước từ chuyên gia. Các thuốc trị ăn không tiêu này có chứa các hợp chất hóa học như canxi cacbonat, natri bicarbonat, nhôm và magie hydroxit dễ gây ức chế sự hấp thụ thức ăn, vì vậy bạn nên thận trọng.
- Các thuốc alginate như Gaviscon: Trong thuốc thường có thành phần axit alginic, nó sẽ tạo ra một hàng rào cơ học chống lại axit dạ dày. Không chỉ tốt cho chứng ăn không tiêu buồn nôn mà Gaviscon còn giúp “đánh bay” ợ nóng một cách hiệu quả.
- Một số các loại thuốc khác: Thuốc ức chế axit sucralfate, chất chủ vận thụ thể GABA, chất đối kháng mGluR5, thuốc chống trầm cảm ba vòng, các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSIR, chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine theophylline, thuốc chữa ăn không tiêu này hỗ trợ nhu động, thuốc đối kháng và thuốc chẹn axit potassium-competitive.
Thuốc chữa ăn không tiêu
Dùng thuốc để điều trị ăn không tiêu được xem là phương pháp phổ biến nhất bởi tính tiện lợi cũng như thời gian cải thiện nhanh chóng. Thông thường các loại thuốc này đều thuộc loại kháng axit. Các loại thuốc chữa chứng khó tiêu có thể kể đến như:
1. Thuốc trị ăn không tiêu Omeprazole (tên thương hiệu là prilosec và zegerid)
Đây là chất ức chế bơm proton với cơ chế hoạt động làm giảm lượng axit được sản xuất bên trong dạ dày. Nó được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản và các tình trạng khác do dư thừa axit dạ dày.
Thuốc ăn không tiêu Omeprazole cũng được dùng kết hợp với kháng sinh để điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn helicobacter pylori. Nó cũng được dùng trong trường hợp bạn muốn kiểm soát chứng ợ nóng.
Omeprazole có thể dùng như là một loại thuốc không cần kê đơn, nhưng với điều kiện là từ 14 ngày trở lên thì người bị ăn không tiêu mới dứt điểm được tình trạng bệnh. Dù đã được chứng nhận an toàn nhưng thuốc vẫn có thể gây ra một số các tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, tiêu chảy và nôn mửa.
2. Lansoprazole (tên thương hiệu là prevacid và prevacid OTC)
Cũng giống như omeprazole, thuốc trị ăn không tiêu lansoprazole là một chất ức chế bơm proton PPI có công dụng làm giảm lượng axit mà dạ dày tiết ra.
Lansoprazole được dùng trong điều trị ăn không tiêu cũng như ngăn ngừa loét dạ dày-đường ruột, viêm thực quản ăn mòn do axit trào ngược và các vấn đề do thừa axit bao tử khác như bệnh Zollinger-Ellison. Prevacid OTC cũng được sử dụng để cải thiện chứng ợ nóng thường xuyên (xảy ra ít nhất hai ngày trong một tuần).
Lansoprazole có thể gây nên các tác dụng phụ khi chữa ăn không tiêu là tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt và thậm chí là vấn đề với thận (đi tiểu ít, tiểu ra máu, cục cứng ở bụng dưới, sụt cân). Chính vì thế, bạn cần thật thận trọng khi uống thuốc này.
3. Metoclopramide (tên thương hiệu metozolv ODT, reglan)
Thuốc hoạt động với cơ chế làm tăng sự co cơ ở đường tiêu hóa phía trên, giúp chống ăn không tiêu, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. Metoclopramide dạng viên dùng đường uống được dùng trong điều trị các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra và chứng liệt nhẹ dạ dày ở những bệnh nhân tiểu đường.
Thuốc trong quá trình điều trị ăn không tiêu có khả năng gây ra một số tác dụng không mong muốn như bồn chồn, mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và đãng trí ngắn hạn.
4. Chữa ăn không tiêu nhờ Cao bình vị Tâm Minh Đường
Không giống như những loại thuốc Tây đã quen thuộc kể trên, cao bình vị Tâm Minh Đường là một sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ các vị thuốc thảo dược thiên nhiên. Nó cũng là tâm huyết xây dựng trong nhiều năm của phòng chẩn trị y học cổ truyền Cao Minh Đường.
Thuốc được điều chế dưới dạng cao đặc dễ sử dụng với các thành phần như cây chỉ thiên, cối xay, nhân trần, kim ngân hóa,.. Nó có công dụng loại bỏ những viêm nhiễm do vi khuẩn H.pylori, chữa lành những vết viêm loét ở lớp niêm mạc, tăng cường sức khỏe của bao tử và ngăn ngừa tình trạng ăn không tiêu tái phát.
Cao bình vị Tâm Minh Đường không chứa corticoid hoặc tạp chất, được chứng minh an toàn với người sử dụng và không gây tác dụng phụ.
Hy vọng với những thông tin nói trên, ăn không tiêu đã không còn là một vấn đề nan giải đối với mỗi bạn đọc. Các cụ ta vẫn hay bảo “Sức khỏe là vốn quý nhất”, vì vậy bạn hãy dành cho nó sự quan tâm ấm áp nhất!