Rất nhiều người có chung câu hỏi rằng suy thận có mấy cấp độ nếu không may mắc phải căn bệnh này. Nếu không được xử lý nhanh chóng kịp thời ngay từ những giai đoạn đầu, bệnh sẽ tiến triển lên các mức nặng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất.
Nội dung chính trong bài
Suy thận có mấy cấp độ?
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh lý thận bị suy yếu đang ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng ở thận xuất hiện những tổn thương dẫn tới việc giảm sút các hoạt động và chức năng thông thường của cơ quan này. Thận gặp trở ngại khi lọc bỏ, đào thải những độc tố khiến cho cơ thể có nhiều triệu chứng bất thường.
Vậy, suy thận có mấy cấp độ? Theo các bác sĩ, tình trạng này bao gồm 5 mức độ nặng nhẹ dựa theo các khả năng, chỉ số hoạt động của thận. Trong đó, chỉ số creatinin càng cao, mức lọc cầu thận càng thấp thì chứng tỏ thận càng suy yếu.
Dưới đây là thống kê về nồng độ creatinin máu (mmol/l) và mức độ lọc cầu thận (ml/phút) ở từng giai đoạn bệnh:
- Mức độ 1 (nhẹ nhất): < 130 mmol/l; >= 90 ml/phút.
- Mức độ 2 (vừa phải): 130 – 299 mmol/l; 60 – 89 ml/phút.
- Mức độ 3 (trung bình): 300 – 499 mmol/l; 30 – 59 ml/phút.
- Mức độ 4 (nặng): 500 – 899 mmol/l; 15 – 29 ml/phút.
- Mức độ 5 (giai đoạn cuối): > 900 mmol/l; < 15 ml/phút.
Thực tế cho thấy, tỉ lệ phát hiện và điều trị bệnh từ mức đầu tiên hầu như khá ít. Có thể lý giải điều này là do ở thời điểm đó các biểu hiện sẽ chưa thật sự rõ ràng, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với một số nguyên nhân khác đồng thời kèm theo tâm lý chủ quan. Càng về lâu dài bệnh sẽ càng nặng khiến cho việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Sự nguy hiểm các giai đoạn suy thận
Sau khi đã có lời giải đáp cho câu hỏi suy thận có mấy cấp độ, chúng ta cần hiểu rõ hơn về từng giai đoạn nhằm phát hiện ra bệnh trong thời gian sớm nhất có thể.
Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, bởi mức độ tổn thương không đáng kể nên thận hầu như vẫn hoạt động được bình thường. Nếu người bệnh đi chụp X-quang hoặc thực hiện siêu âm thì mới có thể nhận thấy rõ biểu hiện thương tổn ở cơ quan này.
Lý do khiến nhiều người bệnh chủ quan là ở mức độ 1, những triệu chứng chỉ xoay quanh chán ăn, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nhẹ, người mệt mỏi… Tỉ lệ hồi phục hoàn toàn nếu phát hiện và chữa bệnh khá cao, có thể đạt 80 – 90%. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây y để ngăn ngừa bệnh tiến triển lên mức nặng hơn.
Ở giai đoạn này, chỉ số và khả năng hoạt động của thận đã giảm sút hơn so với mức độ 1. Mặc dù thời điểm này bệnh vẫn chưa quá nguy hiểm đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu không có phương pháp xử lý sẽ dẫn tới các giai đoạn sau, để điều trị dứt điểm vô cùng khó khăn.
Chính vì vậy, đây có thể coi là mức độ cần được lưu tâm nhất, quyết định đến việc người bệnh có khả năng phục hồi sức khỏe thận hoàn toàn hay không. Giống như mức độ 1, mức 2 này bệnh nhân cũng vẫn được dùng thuốc để điều trị. Bên cạnh đó là thay đổi một số thói quen trong lối sống sinh hoạt thường ngày giúp cải thiện bệnh.
Ngoài những triệu chứng như giai đoạn đầu tiên, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy mất ngủ, ăn uống kém ngon, số lần tiểu tiện gia tăng…
Nếu 2 giai đoạn đầu được coi là mức độ nhẹ thì lúc này bệnh đã bắt đầu trở nặng, có dấu hiệu nguy hiểm đối với người bệnh. Chức năng hoạt động của thận đã mất tới 75 – 80%, đồng nghĩa với việc cơ quan này không thể tự vận hành bình thường được nữa. Bên cạnh đó, nếu chỉ sử dụng thuốc thì hầu như không đem lại kết quả gì trong việc điều trị.
Các triệu chứng của mức độ 3 cũng đã trở nên rõ rệt. Người bệnh sẽ mất ngủ nhiều hơn, vùng mạn sườn và thắt lưng đau nhức, đôi lúc thở khó khăn, da chuyển xanh xao, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu có màu đậm kèm bọt… Để cải thiện bệnh sẽ bắt đầu phải dùng tới biện pháp lọc máu, chạy thận.
Tới mức độ 4, chức năng hoạt động của thận chỉ còn 10 – 15%, vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe. Thực tế, thời gian tiến triển từ mức độ này lên tới giai đoạn cuối sẽ rất nhanh chóng. Bởi vậy, điều cần thiết là cần phải làm chậm lại quá trình suy giảm hoàn toàn chức năng của thận. Bệnh nhân vẫn tiếp tục uống thuốc đồng thời lọc máu với tần suất cao hơn.
Vì đây là giai đoạn nguy hiểm nên các triệu chứng bệnh cũng trở nên nặng nề, bao gồm: Cơ thể ứ dịch, khó thở, tứ chi sưng phù, hơi thở hôi, tê ngứa tay chân, tiểu nhiều hơn hoặc rất ít, nước tiểu có những biến đổi về màu sắc rất bất thường…
Mức độ 5 là giai đoạn cuối của bệnh, vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề nhất thậm chí là khả năng tử vong cao. Thận gần như đã hư hỏng hoàn toàn, mất hết khả năng hoạt động, vì vậy mà các độc tố trong cơ thể sẽ không được đào thải ra ngoài.
Điều này dẫn tới việc xuất hiện hàng loạt triệu chứng nguy hiểm, gây đau đớn cho người bệnh như: Sụt cân trầm trọng, nôn ói nhiều, khó thở, cơ thể phù nề nặng, da bầm tím, nhiễm độc niệu, xương yếu… Thực tế, người bệnh thận giai đoạn cuối chỉ có thể sống được khoảng 1 – 2 tháng. Suy thận có mấy cấp độ? 5 cấp độ của bệnh đều có những biểu hiện đặc trưng và cấp độ 5 là giai đoạn cuối của bệnh nên cần phải hết sức chú ý
Nếu muốn kéo dài sự sống, người bệnh sẽ phải thường xuyên chạy thận với mức độ nhiều hơn cả 2 giai đoạn trên. Trong trường hợp bất khả kháng sẽ cần dùng đến phương pháp ghép thận, nhưng còn phải dựa vào việc có tìm được thận mới không, thận có phù hợp không và tình trạng sức khỏe, điều kiện chi phí của người bệnh như thế nào.
Lưu ý ở từng cấp độ suy thận
Mặc dù từng cấp độ suy thận sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng nhìn chung người bệnh đều phải lưu ý tới chế độ dinh dưỡng thường ngày để góp phần hạn chế tình trạng bệnh tiến triển xấu.
- Tuyệt đối không ăn mặn, tránh sử dụng nhiều dầu mỡ, hạn chế hàm lượng kali và photpho nạp vào cơ thể.
- Giai đoạn đầu có thể duy trì việc uống nước điều độ, song sang tới những mức độ nặng cần lọc máu thì cần phải giảm đi.
- Khi chạy thận cần bổ sung đủ lượng chất đạm cho cơ thể để ngăn ngừa suy nhược.
Bên cạnh đó, ở những giai đoạn 1 – 2 – 3, người bệnh còn cần tích cực vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… để nâng cao sức khỏe. Những mức độ nặng hơn thì cơ thể trở nên yếu hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên vận động nhẹ nhàng.
Bài viết trên đây đã đưa tới lời giải đáp cho câu hỏi suy thận có mấy cấp độ, có nguy hiểm không và một số thông tin kèm theo. Người bệnh cần lưu ý, ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường trên cơ thể hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết rõ tình trạng của mình, từ đó tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.