Vảy nến là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ảnh hưởng cực lớn đến tâm lý và chất lượng sống của người bệnh. Tìm hiểu về các hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu, biện pháp phòng ngừa và cách chữa trị trong bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến có tên khoa học là Psoriasis – một bệnh da liễu mãn tính rất phổ biến và có đặc trưng là rất dễ tái phát nhiều lần.
Đay là căn bệnh đã được biết đến từ thời thượng cổ và có người đã ví von rằng căn bệnh này là “một nỗi khốn khổ của loài người” bởi lẽ nó làm cho người bệnh luôn cảm thấy xấu hổ, ngại tiếp xúc với mọi người và đôi khi là cảm thấy sợ chính bản thân họ. Có người bệnh đã tự mô tả mình là người mang các vảy da màu trắng bạc luôn bong ra liên tục.
Đây là căn bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể, nhiều nhất là ở da đầu. Thậm chí, có nhiều người bị vảy nến toàn thân rất nguy hiểm và khó chữa trị.
Tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác ở châu Âu hay châu Mỹ, tỷ lệ người mắc bệnh này có thể chiếm đến 2% trong tổng dân số, sự chênh lệch của số người mắc có thể khác nhau tùy khu vực và điều kiện sống.
- Vảy nến hồng
Hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh phấn hồng, là một triệu chứng điển hình của bệnh nói chung.
Hiện nay, căn nguyên của căn bệnh này vẫn được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy một vài chủng herpes virus HHV6 và HHV7 trên người những bệnh nhân mắc vảy nến hồng.
Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi hơn. Do đó, bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Xuất hiện những mảng hồng phát ban trên da, tróc vảy ở lưng, bụng, ngực,…
- Những mảng da màu hồng này có thể xuất hiện trên khắp ngực, bụng, lưng, thậm chí là ở mặt.
- Vảy nến da đầu
Bệnh ở da đầu khiến cho vùng da đầu của người bệnh xuất hiện những mảng, vảy màu trắng bao phủ khắp bề mặt. Những mảng da này có thể xuất hiện trên đỉnh đầu, sau gáy,… nhìn trông rất mất thẩm mỹ.
Hiện nay, căn nguyên gây ra chứng bệnh này vẫn được được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh vảy nến da đầu có thể do một vài yếu tố sau:
- Tiếp xúc với khói, bụi bẩn, hoặc da đầu nhạy cảm với hóa chất.
- Do di truyền (Chiếm 25%).
- Do yếu tố tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, làm việc quá sức,…
- Hệ miễn dịch suy yếu, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Vảy nến có nguy hiểm không?
Theo PGS. TS. Trần Hậu Khang, đây là một bệnh không lây, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, đây lại là một bệnh dai dẳng, khó chữa do tiến triển lâu dài thành nhiều đợt. Bản thân căn bệnh là một bệnh mãn tính, nó có thể ổn định và khỏi trong một thời gian sau khi được điều trị và kiêng khem đúng cách. Nhưng một khi người bệnh không duy trì chế độ điều trị và sinh hoạt thì bệnh lại tái phát trở lại.
Vì thế, trong điều trị vảy nến, người bệnh cần phải phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý rằng đây không phải là một bệnh ngoài da đơn thuần mà nó là một bệnh lý toàn thân, có liên quan đến tim mạch, tình trạng gan nhiễm mỡ, cân nặng hay các bệnh sinh ra do rối loạn chuyển hóa.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Mặc dù căn bệnh này được biết tới từ lâu và đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về nó, nhưng nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh vẫn chưa được sáng tỏ hoàn toàn, thậm chí nhiều người lầm tưởng đây là bệnh tổ đỉa.
Nhiều năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học đã đưa ra các luận điểm về việc bệnh xuất phát từ tình trạng rối loạn miễn dịch, yếu tố di truyền do gen và nhiều yếu tố khác tác động. Cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Là nguyên nhân gây bệnh chiếm đến 29,8% (thống kê theo Bolgert) trong tổng số nguyên nhân. Trong đó, gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6 và gen này sẽ bị kích hoạt gây bệnh dưới nhiều yếu tố tác động như căng thẳng thần kinh, nhiễm khuẩn, nghiện rượu hay do chấn thương cơ học.
- Căn thẳng, stress: Là yếu tố tác động đến việc kích hoạt bệnh bùng phát và trầm trọng thêm. Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng người bệnh vảy nến thường có xu hướng lo lắng quá mức hoặc dễ bị kích thích.
- Nhiễm khuẩn: Liên cầu khuẩn cùng nhiều yếu tố nhiễm khuẩn khu trú khác có mối liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể do một số loại virus, virus ARN có men sao mã ngược tạo ra các phức hợp miễn dịch bất thường gây ra.
- Chấn thương ngoài da: Chấn thương cơ học vật lý, tạo điều kiện cho các yếu tố tấn công gây bệnh là nguyên nhân chiếm đến 14%.
- Tình trạng rối loạn chuyển hóa: Thường là rối loạn chuyển hóa đạm hoặc đường.
- Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ: Khi nội tiết tố bị rối loạn rất dễ gây ra các bệnh về da như viêm da cơ địa hay nổi mề đay.
Triệu chứng bệnh vảy nến
- Tổn thương trên da: Bề mặt da xuất hiện các vệt màu đỏ, bên trên bề mặt có phủ một lớp vảy màu trắng đục như màu xà cừ. Cạy vảy ra thấy lớp sừng dày với nhiều lớp xếp chồng lên nhau, dễ bong tương tự như giọt nến, cạo vụn thì như phấn trắng rơi lả tả. Vảy này hình thành rất nhanh, cứ bong hết lớp này thì lại đùn lên lớp khác và số lượng vảy rất nhiều.
- Kích thước của các vết tổn thương do vảy nến có kích cỡ khác nhau tùy vùng da, giao động trong khoảng 1-20cm (đường kính) hoặc có thể lớn hơn.
- Vị trí tổn thương: Bệnh có thể xuất hiện khắp toàn thân, ban đầu thường bùng phát tạo các vùng da hay cọ xát như khuỷu tay, mông, đầu gối, vùng da xương cùng hoặc rìa tóc.
- Móng: Có đến 40% người bệnh vảy nến biểu hiện bệnh qua móng tay, chân. Đặc trưng là móng tay, chân có màu vàng đục, xuất hiện nhiều chấm rỗ trên bề mặt, móng thường dày nhưng dễ mủn và gãy.
- Viêm khớp: Tùy từng thể bệnh mà tình trạng tổn thương tại khớp cũng khác nhau. Thông thường, có khoảng 2% người bệnh có tổn thương khớp (tại gối, cột sống) bệnh thể nhẹ (chỉ có tổn thương da khu trú). Trong khi đó, gần 20% người bệnh bị cứng khớp, biến dạng khớp, viêm khớp mãn tính, đi lại khó khăn… nếu mắc bệnh nặng.
Phân loại bệnh vảy nến
Phân loại theo dạng bệnh
- Vảy nến thể mảng bám: Chiếm 90% trường hợp mắc bệnh. Thể này đặc trưng bởi các triệu chứng khô da, vùng da tổn thương đỏ, vùng da tổn thương có vảy bạc dễ bong. Thể này gây ra các tổn thương ở vùng da khuỷu tay, da đầu, đầu gối, vùng da bên dưới cơ thể (bộ phận sinh dục), hoặc cũng có khi là bất cứ vùng da nào, ngay cả bên trong miệng cũng có thể có tổn thương.
- Thể tròn: Đây là một dạng hiếm gặp với đặc trưng là các vùng da thương tổn có hình tròn to nhỏ khác nhau.
- Thể mủ: Tình trạng bệnh này rất nghiêm trọng, đặc trưng bởi các nốt mụn mủ trên da. Khi mụn mủ bị vỡ gây chảy mủ, hình thành các tổn thương màu đỏ trên da.
- Thể đốm: Bệnh xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn, các tổn thương lan rộng khắp cơ thể, có các lớp vảy nhỏ màu đỏ trên tổn thương.
- Vảy nến thể nghịch (Da tiết bã): Là thể bệnh được tìm thấy trong những nếp gấp, nếp nhăn trên cơ thể người bệnh. Đặc trưng thường thấy là vùng da tổn thương có xu hướng tiết bã nhờn và ẩm ướt, gây khó chịu cho người bệnh và thường không có hiện tượng bong tróc như các thể khác.
Phân loại vảy nến theo bộ phận trên cơ thể
- Ở bàn tay, bàn chân: Là thể bệnh hình thành trên da bàn tay và bàn chân. Đặc trưng của thể này là việc xuất hiện các lớp da khô dày dạng vảy bạc trên các vùng da này.
- Ở móng tay: Có khoảng 5% người bệnh mắc. Căn bệnh này có thể là một triệu chứng của tất cả các thể khác. Đặc trưng của thể này là trên móng tay, chân hình thành các đốm màu vàng trên nền móng trắng. Lâu dần, lớp sừng móng có sự tách biệt ra khỏi đầu ngón cùng hiện tượng giòn móng, dễ gãy.
- Viêm khớp vảy nến: Theo thống kê, có khoảng 5-7% người bệnh mắc thể này. Ngoài ra, người bệnh móng hoặc mụn mủ sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn. Tình trạng viêm khớp khiến người bệnh bị cứng, sưng đau khớp, đặc biệt là vào sáng sớm khi ngủ dậy.
- Toàn thân: Là thể rất phổ biến, nó khiến người bệnh bị ngứa ngáy và đau rát như lột da do tình trạng viêm, phát ban đỏ và các vùng tổn thương bao trùm toàn thân. Người bệnh có thể bị ớn lạnh, thân nhiệt thất thường, mất nước, viêm phổi, mất protein, nhiễm trùng… rất nguy hiểm. Cơ chế kích hoạt thể bệnh này có thể do da bị cháy nắng nghiêm trọng, tác dụng phụ của việc điều trị hóa trị liệu hoặc do bệnh ở một bộ phận nhưng không được chữa trị tốt.
- Ở da đầu: Đây là bộ phận có tỷ lệ người mắc bệnh lớn nhất. Việc các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện ở dưới chân tóc gây ngứa ngáy và rất khó điều trị.
Cách chẩn đoán bệnh vảy nến
Khám lâm sàng
- Vị trí trên cơ thể bị bệnh phổ biến nhất là da đầu (chiếm đến 51% – Nghiên cứu của Huriez), kế tiếp là các vùng da bị tỳ đè như cùi tay, vùng đầu gối hay vùng da xương cùng)
- Tổn thương do bệnh có thể khu trú trong một vùng hoặc mọc rải rác tại nhiều vùng da khắp cơ thể.
- Tổn thương có tính chất đối xứng và tổn thương ở vùng da mặt duỗi thường nhiều hơn ở vùng da mặt gấp.
Nhận biết các tổn thương
- Tổn thương điển hình nhất của bệnh vảy nến là vùng da bị đỏ và có vảy. Mảng tổn thương có kích thước từ vài milimet đến vài centimet hoặc chục centimet.
- Các mảng tổn thương có giới hạn rõ ràng, hơi gồ lên so với da, sờ vào thấy cộm cứng, thâm nhiễm nhiều hoặc ít. Ngoài ra, một số trường hợp có vảy trắng bao phủ gần như toàn bộ nền da đỏ và chỉ còn một chút viền đỏ bao xung quanh rộng hơn lớp vảy.
- Số lượng đám da: Không giới hạn, có thể lên đến hàng trăm những khu vực tổn thương trên da.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán vảy nến, trước kia người ta thường sử dụng nghiệm pháp cạo vảy theo phương pháp Brocq, cạo nhẹ trên bề mặt tổn thương nhằm phát hiện các dấu hiệu đặc trưng như:
- Cạo vào lớp vảy thấy vảy bong ra vụn như bột trắng.
- Tiếp tục cạo sẽ thấy một lớp màng mỏng trong suốt, dai và có thể bóc được như vỏ hành.
- Sau khi bóc hết lớp màng mỏng sẽ lộ ra nền da màu đỏ, có rớm máu lấm tấm như giọt sương.
- Người bệnh sẽ thấy ngứa rất nhiều ở giai đoạn bệnh đang tiến triển. Có khoảng 20-40% trên tổng số ca mắc vảy nến xuất hiện triệu chứng ngứa, phần còn lại sẽ không ngứa mà có cảm giác vướng hoặc khó chịu do ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Có khoảng 25% số ca mắc có tổn thương ở móng. Quan sát thấy bản móng xuất hiện hố lõm nhỏ cùng các đường kẻ dọc móng. Ngoài ra, móng tay, móng chân người bệnh thường dày ở bờ ngoài, giòn vụn. Triệu chứng này có thể gặp ở tất cả các đầu móng tay.
- Ở da đầu, các vị trí bị bệnh thường là mảng lớn, có nền cộm màu đỏ, trên bề mặt bao phủ bởi các lớp vảy phấn trắng. Đám vẩy thường sẽ mọc loang rộng ra cả trán thành một viền. Tóc của người bệnh vẫn mọc bình thường và xuyên qua vùng da tổn thương. Mảng tổn thương có thể dày cộm lên cùng các vảy trắng dính. Vùng da sau tai thường đỏ, hình thành vết nứt hoặc bị xuất tiết. Các bác sĩ sẽ cần chẩn đoán phân biệt triệu chứng này với bệnh viêm da da đầu hoặc bệnh á sừng liên cầu.
- Về tiến triển bệnh: Vảy nến là một bệnh mãn tính tồn tại suốt cuộc đời. Trong đó, các đợt phát triển bệnh sẽ đan xen với các đợt bệnh thuyên giảm. Nếu là thể bệnh thông thường thì được coi là lành tính và người bệnh vẫn sống khỏe mạnh suốt đời. Nguy hiểm nhất là các thể bệnh nặng vì có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Cách phòng ngừa vảy nến
Để phòng ngừa, người bệnh cần duy trì thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm hàng ngày, thay quần áo sạch sẽ, giặt đồ thường xuyên.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để cung cấp nước cho da, giúp da luôn mềm mại và khỏe mạnh. Đây không chỉ là biện pháp phòng tránh vảy nến mà còn chống lại các bệnh da liễu khác.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt ăn nhiều các loại hoa quả nhiều vitamin C, vitamin A…
- Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhờ đó chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng bằng cách đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ (nếu phải làm việc trong môi trường có hóa chất).
- Vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress quá mức – một tác nhân khá phổ biến.
Cách chữa bệnh vảy nến
Hiện nay, chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị tại chỗ hoặc toàn thân có tác dụng giúp bệnh thuyên giảm và ổn định trong một thời gian dài.
Lưu ý rằng, những liệt kê thuốc dưới đây đều là tham khảo, điều trị cần căn cứ vào thể bệnh và diễn tiến của nó. Rất nhiều trường hợp có thể phải thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị liên tục thì mới hiệu quả. Hãy luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Điều trị vảy nến tại chỗ
- Thuốc mỡ Salicylé (loại 2%, 3% hoặc 5%): Dùng để làm bạt sừng và bong các vị trí da bị vảy nến.
- Thuốc mỡ Corticoid: Ví dụ Eumovate hoặc Diprosalic: Là các thuốc dùng để chống viêm, giảm thương tổn. Tuy nhiên, thuốc này không được dùng lạm dụng hoặc bôi trong thời gian dài, bôi quá nhiều vì có thể gây bệnh nặng thêm.
- Thuốc mỡ có Vitamin A axit: Ví dụ Differin, Erylick hoặc Isotrex. Đây là các thuốc giúp ổn định quá trình sừng hóa trên da, giảm khô da do bệnh vảy nến gây ra.
- Quang trị liệu bằng tia cực tím: UVB, UVA tia cực tím có bước sóng ngắn và dài. Phương pháp trị liệu bằng ánh sáng UVB, UVA dải hẹp đã chứng minh được hiệu quả điều trị rất tốt.
- PUVA : Đây là phương pháp kết hợp thuốc và chiếu tia UVA. Bệnh nhân sẽ bôi hoặc uống Psoralene rồi chiếu tia UVA lên vùng da bị bệnh.
Chữa vảy nến toàn thân
- Điển hình là các loại thuốc như: Soritane hoặc Tigasone (nhóm Vitamin A axit) hoặc Methotrexate hay Cyclosporin… Đây đều là các thuốc dùng theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Tuy thuốc có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ như gây giảm bạch cầu, rối loạn chức năng của gan, thận thậm chí là gây quái thai nếu không dùng đúng. Do đó người bệnh nên thận trọng trước khi sử dụng.
- Corticoid: Loại dùng đường uống như Prednisolone hoặc Medrol. Có thể dùng loại tiêm tĩnh mạch như Methylprednisolone. Là các loại thuốc được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Không được lạm dụng nhóm thuốc này vì sẽ khiến bệnh nặng thêm hoặc gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm.
Các thống kê về bệnh vảy nến và tài liệu tham khảo
Dưới đây là những con số thống kê về bệnh:
- Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm 5-7% trên tổng số bệnh nhân da liễu tới khám và điều trị tại các phòng khám da liễu.
- Tính riêng tại Viện Da liễu Quốc gia năm 2000, có khoảng 13% bệnh nhân vẩy nến trong số những bệnh nhân điều trị nội trú.
- Trên toàn thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh này rơi vào khoảng 1-3% dân số.
- Độ tuổi mắc bệnh phổ biến trong khoảng từ 20-50 tuổi, ngoài ra trẻ nhỏ dưới 10 tuổi hay người trên 50 tuổi cũng có khả năng mắc bệnh.
- Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau.
Cách chữa vảy nến hiệu quả nhờ Ngưu bì giải độc ẩm
Sai lầm lớn nhất của bệnh nhân đó chính là chỉ chú trọng vào việc giảm sưng, ngứa ngáy. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và điều trị từ căn nguyên mới mang lại hiệu quả lâu dài. Các loại bôi ngoài da chỉ là tạm thời, đặc biệt nếu quá lạm dụng sẽ dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, thậm chí là gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh hoa YHCT và y học điện đại trong quá trình chữa vẩy nến. Phác đồ Ngưu Bì Giải Độc Ẩm bao gồm 3 liệu pháp như sau:
- Thuốc uống: Được bào chế từ dược liệu thiên nhiên, mang lại tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan, thận, bồi bổ cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh bùng phát.
- Thuốc ngâm: Kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng, chống dị ứng, hết mề đay mẩn ngứa.
- Kem bôi da: Tạo lớp màng bảo vệ tổn thương khỏi vi khuẩn xâm nhập, tái tạo biểu bì mới, làm lành vết thương nhanh chóng.
Theo thống kê tại phòng khám 90% bệnh nhân dứt điểm triệu chứng chỉ sau 10 ngày điều trị. Đối với những bệnh nhân nặng cần tối thiểu 1 tháng để bệnh chấm dứt.
Liệu trình điều trị vẩy nến của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:
- 3-5 ngày đầu: Cơ thể bắt đầu đào thải độc tố, các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
- 5-10 ngày tiếp theo: Tình trạng sưng phồng, mẩn ngứa, bong tróc được kiểm soát hoàn toàn.
- Sau 1 tháng: Bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng tái phát.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa vảy nến. Hy vọng qua bài viết này quý độc giả sẽ có thể nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh da liễu này. Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Hotline: 0908.84.9669