Bệnh chàm môi là một bệnh lý da liễu tương đối phổ biến hiện nay. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển mạn tính và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Cùng tìm hiểu chàm môi là gì và cách điều trị bệnh ra sao trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính trong bài
Chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi là hiện tượng viêm da, xuất hiện quanh vùng môi miệng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho bệnh nhân rất khó chịu. Vùng da bị chàm xuất hiện tình trạng khô rát, nứt nẻ, ngứa ngáy và đau rát. Triệu chứng của bệnh cũng tương đối giống với một số bệnh lý da liễu khác, đặc biệt là bệnh nứt nẻ môi thông thường tuy nhiên khó điều trị và thường xuyên tái phát.
Yếu tố gây bệnh không phải do vi khuẩn hay vi rút, vì thế chàm môi hoàn toàn không lây từ người này sang người khác, bệnh nhân có thể yên tâm khi giao tiếp. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể lan rộng sang các vùng lân cận, thậm chí gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Việc điều trị bệnh đã khó nhưng ngăn ngừa bệnh tái phát còn khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì thế, khi phát hiện ra bệnh nên đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ và đưa ra cho bạn những tư vấn chính xác nhất.
Tác nhân gây bệnh chàm môi
Theo các bác sĩ da liễu, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác, có một vài yếu tố khiến bệnh khởi phát mạnh mẽ là:
Yếu tố nội sinh
- Bệnh được xác định có liên quan đến gen di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân mắc chàm môi thì tỷ lệ con cái của họ sinh ra bị bệnh cũng cao hơn người khác.
- Người mắc các bệnh lý về dị ứng miễn dịch như: Hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay,… cũng có tỷ lệ xuất hiện căn bệnh này cao hơn những người khác.
- Thường xuyên căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân hay gặp.
- Thay đổi nội tiết tố, hoocmon trong cơ thể.
- Rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.
- Thiếu hụt các yếu tố vi lượng như: Kẽm, sắt và vitamin nhóm B.
Các yếu tố ngoại sinh gây bệnh chàm môi
- Khí hậu thời tiết hanh khô.
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học như: Son môi, chất tẩy rửa, xà phòng, sữa rửa mặt, nước hoa.
- Thói quen liếm môi.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc đang điều trị nha khoa.
- Dị ứng với chất phụ gia hoặc các thực phẩm hàng ngày dùng.
- Nước bọt.
- Cảm lạnh hoặc cúm.
Các yếu tố gây bệnh này cũng tương tự như bệnh chàm bìu, chàm khô, chàm ướt,… thì chàm ở môi vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Nhận biết bệnh chàm môi
Các triệu chứng của chàm ở môi rất dễ nhầm với những bệnh ngoài da khác. Dựa vào những triệu chứng dưới đây để xác định bạn có đang mắc căn bệnh da liễu này không.
- Giai đoạn đầu của bệnh, da môi xuất hiện tình trạng khô, bong tróc thành từng mảng. Xung quanh môi hoặc viền môi có phát ban hoặc tấy đỏ.
- Kèm theo cảm giác ngứa ngáy và đau đớn, nhất là khi nói chuyện khiến bệnh nhân ngại giao tiếp.
- Những triệu chứng của bệnh chàm môi khá giống với bệnh môi khô nứt nẻ vào mùa đông nên người bệnh khá chủ quan không điều trị.
- Môi ngày càng nứt nẻ và có lúc chảy máu. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, khu vực môi mép xuất hiện những vết lở. Thậm chí có những mụn nước nhỏ li ti chứa dịch bên trong mọc quanh miệng. Khi các mụn này vỡ ra, người bệnh sẽ vô cùng đau đớn, khó khăn trong ăn uống và giao tiếp hằng ngày.
- Đây cũng là giai đoạn dễ bị bội nhiễm nhất. Khi để xảy ra nhiễm khuẩn sẽ rất khó điều trị và có thể để lại sẹo.
- Nếu trị liệu kịp thời bệnh có thể cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bệnh không mất đi hoàn toàn mà chỉ tạm thời thoái lui, chờ những yếu tố cơ hội để bùng phát trở lại.
Bệnh chàm môi và thuốc chữa trị
Điều trị chàm môi tương đối khó khăn và dai dẳng. Nếu bệnh do các yếu tố ngoại sinh gây ra, chúng ta có thể ngăn chặn bằng việc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố đó. Tuy nhiên, nếu do cơ địa của người bệnh thì rất khó kiểm soát. Các phương pháp trị liệu chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng. Người bệnh có thể áp dụng cách chữa bằng thuốc dân gian hoặc thuốc Tây, cụ thể là:
Bài thuốc chữa chàm môi trong dân gian
Những bài thuốc dân gian thường có ưu điểm là giá rẻ, lành tính vì sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên. Bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau:
Sử dụng mật ong
Mật ong có tác dụng làm mềm môi và kháng khuẩn hiệu quả nhờ đó giảm các triệu chứng của bệnh chàm môi.
Chuẩn bị một ít mật ong. Bôi mật ong 1 lớp mỏng lên môi và giữ trong 30 phút rồi rửa sạch môi bằng nước ấm.
Dùng dầu dừa hoặc một số loại dầu thực vật
Bệnh nhân có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu hướng dương, ôliu để bôi lên vùng da bị chàm.
Chuẩn bị một thìa nhỏ dầu thực vât. Lau sạch da môi rồi thoa nhẹ dầu lên. Để da khô trong khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Lá trầu không điều trị chàm ở môi
Cách làm: Lá trầu không đem rửa sạch để ráo nước rồi giã nát lá và lọc lấy nước cốt. Lấy bông hoặc vải thấm phần nước cốt rồi bôi lên môi bị chàm. Để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi ngày để chữa chàm môi.
Phương pháp Tây y điều trị bệnh
Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc dưới đây để điều trị bệnh chàm môi.
Nhóm thuốc bôi ngoài da để dưỡng ẩm
Những loại kem dưỡng ẩm thường được sử dụng là: Eucerin, Lubriderm và Aquaphor là những loại kem phổ biến để chữa chàm ở môi. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng các dòng sản phẩm dưỡng môi không có nguồn gốc hoặc chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại.
Thuốc kháng Histamin và kháng sinh
Nhóm thuốc này thường được kê dưới dạng thuốc theo đường uống hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài. Thuốc kháng sinh sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm ngoài da. Thuốc kháng Histamin sẽ kiểm soát biểu hiện ngứa trên da.
Khi sử dụng nhóm thuốc này cần phải cẩn trọn vì có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày… Tuyệt đối không tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc steroid
Thuốc bôi steroid hiện là biện pháp điều trị chính cho bệnh chàm môi. Bệnh nhân sử dụng kem hydrocortisone 1% bôi lên vùng da tổn thương giúp làm giảm ngứa,viêm. Tuy nhiên, thuốc steroid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần. Nếu người bệnh lạm dụng thì có thể gây một số tác dụng phụ như rạn da, làm mỏng da hoặc da bị biến đổi màu.
Bên cạnh việc dùng thuốc, một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết, cụ thể là:
- Luôn vệ sinh môi sạch sẽ, giữ độ ẩm cho da nhất là vào mùa đông, tẩy da chết 2-3 lần/tuần.
- Khi môi bị khô, tuyệt đối không được liếm. Hạn chế tự bóc những vảy thừa trên môi.
- Tránh ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên rán xào mỡ. Hạn chế các chất kích thích, đồ uống cồn.
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2.5 lít).
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin A, C, E để giúp da khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh bị căng thẳng, stress, luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh chàm môi. Hy vọng sau bài viết bạn đọc sẽ có những kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.
Điều trị dứt điểm bệnh chàm môi nhờ bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm
Bệnh chàm môi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt người bệnh. Bên cạnh các loại thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y hiệu quả và tuyệt đối không có tác dụng phụ, đơn cử như bài thuốc Ngưu bì giải độc ẩm của nhà thuốc Tâm Minh Đường.
Không đơn thuần chỉ là bài thuốc Đông y, Ngưu bì giải độc ẩm là phác đồ điều trị bệnh chàm môi toàn diện, có sự kết hợp hoàn hảo của 3 yếu tố, đó là Bài thuốc uống, Bài thuốc ngâm và Bài thuốc bôi bên ngoài. Cả 3 yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng, hiệp đồng sức mạnh tạo nên tác dụng diệt trừ triệu chứng, ngăn chặn tái phát bệnh chàm môi tối đa:
- Bài thuốc uống: Có thành phần từ những loại thảo dược lành tính đặc trị chàm môi như: Hoàng cầm, Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa, Hoàng liên, Ké đầu ngựa, Kinh giới, Liên kiều, Sinh hoàng kỳ, Xích Thược, Bạch hoa xà thiệt thảo, Cam thảo. Thuốc được bào chế dưới dạng thang nên dễ dàng cân đối liều lượng tùy thuộc vào cơ địa người bệnh. Khi sử dụng, người bệnh sắc lấy nước, uống sau bữa ăn để bài thuốc phát huy hiệu quả mát gan, giải độc, phục hồi tổn thương gan thận.
- Bài thuốc ngâm: Bào chế từ các loại dược liệu như: Khổ sâm, Thương truật, Kinh giới…được dùng để sắc thành nước, phục vụ cho việc ngâm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày. Đây là bước trị liệu quan trọng, đóng vai trò loại bỏ độc tố, bụi bẩn và tổn thương trên da.
- Bài thuốc bôi: Sau khi ngâm rửa sạch sẽ vùng da bị bệnh, bạn bôi trực tiếp thuốc lên vùng da bị bệnh. Thuốc có tác dụng hàn gắn tổn thương trên bề mặt da và ngăn chặn hình thành sẹo cũng như nguy cơ nhiễm trùng.
Theo nhật ký điều trị được ghi lại nhà thuốc Tâm Minh Đường, có đến 95% bệnh nhân hoàn toàn hài lòng do hiệu quả của Ngưu bì giải độc ẩm mang lại. 99% bệnh nhân không tái phát dù đã ngưng thuốc nhiều năm. Nhờ đó, bài thuốc đã giúp Tâm Minh Đường vinh dự nhận cúp và bằng khen “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” trong năm 2018. Đây là thành quả đồng thời cũng là cơ sở để người bệnh càng thêm tin dùng Ngưu bì giải độc ẩm để điều trị bệnh chàm môi nói riêng, bệnh da liễu nói chung.
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0903.876.437