Bệnh eczema là một căn bệnh da liễu gây ám ảnh đối với người mắc vì nó khiến người bệnh phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy khủng khiếp và rất đau rát, khiến người bệnh có tâm lý e ngại và mất tự tin. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chính xác nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi mắc phải căn bệnh này.
Nội dung chính trong bài
Bệnh eczema là gì?
Bệnh eczema (còn gọi là chàm eczema) là tình trạng viêm tại lớp nông của da ở thể cấp hoặc mãn tính. Bệnh thường diễn tiến thành từng đợt hoặc tái phát nhiều lần. Trên lâm sàng, bệnh có các dấu hiệu đặc trưng là các đám mảng đỏ trên da, có mụn nước và rất ngứa.
Bản thân tên gọi Eczema là từ gốc trong tiếng Hy Lạp “Eczeo”. Bệnh này được phát hiện từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Tại Việt Nam, bệnh eczema còn hay được gọi là bệnh chàm tổ đỉa vì những tổn thương của nó thường diễn ra trong nhiều ngày với tình trạng sần sùi và có các lỗ hút sâu có rỉ nước vàng tương tự như mồm của con đỉa.
Eczema là một bệnh ngoài da có tính phổ biến cao, gây ngứa và thường diễn tiến mãn tính, việc điều trị khá khó khăn.
Bệnh eczema có nguy hiểm không?
Bệnh eczema là một bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay nhưng nó gây ra những tổn thất về mặt tâm lý rất lớn cho người bệnh. Bởi lẽ, những triệu chứng của bệnh khiến cuộc sống của người bệnh rất khổ sở do những cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu vô cùng. Bên cạnh đó, những tổn thương ngoài da khiến người bệnh rất tự ti trước mọi người.
Đặc biệt, bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như:
- Rối loạn giấc ngủ.
- Nhiễm virus, nhiễm trùng da.
- Đục thủy tinh thể, phù nề nếp gấp ở mắt, rối loạn giác mạc.
- Hen xuyễn cấp tính, tử vong.
Nguyên nhân bệnh eczema
Y học hiện đại ngày nay vẫn đánh giá eczema là bệnh lý viêm da cơ địa có nguyên nhân và cơ chế phức tạp gây ra. Một số nguyên nhân điển hình nhất của bệnh được chia ra làm 2 nhóm là:
Nhóm nguyên nhân nội giới
- Yếu tố di truyền, tiền sử bản thân hoặc gia đình từng mắc bệnh eczema
- Do rối loạn chức năng nội tạng
- Do rối loạn nội tiết
Nhóm nguyên nhân bên ngoài gây bệnh eczema
- Môi trường ô nhiễm
- Thời tiết diễn biến đột ngột
- Dị ứng hóa chất, mỹ phẩm
- Dị ứng thuốc
Nhóm nguyên nhân từ sức đề kháng
- Hệ miễn dịch suy yếu, bản thân mắc xơ gan, hen suyễn hoắc viêm thận
- Thể trạng người bệnh yếu, dễ bị các yếu tố gây bệnh tấn công.
Triệu chứng của bệnh eczema
Về vị trí
Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể bị bệnh và trên lâm sàng sẽ biểu hiện đặc điểm ở từng vị trí khác nhau.
Các tổn thương da cơ bản
Trong đó, với 4 giai đoạn phát triển của bệnh eczema thì có các đặc điểm riêng biệt như sau:
Giai đoạn đỏ da:
- Ban đầu, bệnh sẽ biểu hiện bằng các vết đỏ hoặc thành từng đám, chạm vào có cảm giác hơi phù nề, cộm, không có ranh giới rõ ràng nhưng rất ngứa. Nhìn kỳ ở trên nền đỏ sẽ thấy các nốt sẩn tròn lấm tấm như hạt kê.
Giai đoạn mụn nước (chảy nước):
- Khi bệnh eczema phát triển đến giai đoạn này thì mụn nước được đẩy lên khỏi da, xuất hiện ngày càng nhiều và dày ở bề mặt vùng da bị tổn thương. Mụn nước có đặc điểm: Kích thước chỉ như đầu tăm hoặc đầu kim (1-2mm), thường tự vỡ, mọc san sát với nhau và đùn từ dưới da đùn lên hết đợt này đến đợt khác.
- Khi mụn nước vỡ sẽ gây ra các đám tổn thương trợt da và chảy dịch, giai đoạn này sẽ kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần. Các đám mụn nước li ti vỡ để lại các điểm chợt chỉ nhỏ như đầu kim châm nhưng nhiều điểm liên kết với nhau sau đó sẽ hình thành đám mảng trợt rỉ dịch, gây nhiễm khuẩn thứ phát và lên mủ, vẩy tiết khó điều trị.
Giai đoạn lên da non:
- Khi các đám tổn thương được kiểm soát tình trạng viêm, sung huyết và chảy dịch, các vết trợt khô đi và tạo thành các mảng vảy, lên da non nhẵn như vỏ hành. Nền da thường có màu sẫm hơn vùng da bình thường và hơi nhiễm cộm.
Giai đoạn lichen hóa, hằn cổ trâu:
- Bệnh eczema càng diễn biến trong nhiều ngày thì càng làm cho vùng da bệnh có màu càng sậm, bề mặt thô ráp, xù xì, sờ có cảm giác cứng cộm, hằn da nổi rõ và giữa các hằn da sẽ có các sẩn dẹt tương tự như bệnh lichen và cảm giác ngứa sẽ dai dẳng về sau.
Mặc dù chia bệnh thành 4 giai đoạn như trên nhưng trên thực tế thì bệnh có thể sẽ không tiến triển rõ ràng như vậy mà thường có sự xen kẽ lẫn nhau với các giai đoạn. Vì thế, việc điều trị cần được theo dõi rất sát sao để có hiệu quả tốt nhất.
Chẩn đoán và phân loại bệnh eczema
Có 5 thể bệnh eczema khác nhau và tùy vào từng thể bệnh mà việc nhận biết, chẩn đoán cũng khác nhau. Cụ thể:
Thể eczema tiếp xúc
Thể này thường xuất hiện thương tổn ở những vùng da tiếp xúc như vùng quai dép, vùng tay đeo đồng hồ…
- Các tổn thương cơ bản bao gồm: Da đỏ xung huyết, xung huyết mạnh, vùng da phù nề, bề mặt có các mụn nước hoặc bọng nước cấp tính, khi các mụn này vỡ thì gây chảy dịch, trợt ướt. Đôi khi, thể này cũng có mãn tính, các đám da cộm dày, khô và có vảy.
- Thể eczema tiếp xúc thường sinh ra bởi các dị ứng nguyên ngoại giới như: Niken, xi măng, potassium dichromate, cao su, Streptomycin…
- Bệnh có xu hướng thuyên giảm khi ngừng tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Nếu tiếp xúc lại bệnh tiếp tục tái phát và có thể năng thêm.
- Chẩn đoán: Thực hiện thử phản ứng của da với chất tiếp xúc (test áp da) để phát hiện dương tính.
Bệnh eczema thể địa – viêm da cơ địa
Thể viêm da cơ địa thường do yếu tố di truyền trong gia đình có người bị hen, viêm mũi dị ứng hoặc eczema (chiếm 70%). Điều này được sáng tỏ hơn khi các nhà khoa học gần đây đã tìm ra ở bệnh nhân các nhiễm sắc thể đặc trưng của bệnh trong gen.
- Bệnh có đặc điểm là tiến triển thành mãn tính với các đợt phát bệnh xen kẽ ngay trong thời gian bệnh thuyên giảm và có thể chuyển thành hen hoặc sốt trong mùa cỏ khô.
- Một số yếu tố làm trầm trọng bệnh bao gồm: Dị nguyên, thức ăn, căng thẳng thần kinh, bệnh lý ở tuyến giáp, rối loạn kinh nguyệt, nhiễm tụ cầu vàng, len dạ.
- Bệnh hay gặp ở: Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn. Trong đó, bệnh nhân dưới 7 tuổi chiếm tỷ lệ cao (80-90%) và 10% trong số đó sẽ kéo dài cho đến khi trưởng thành.
Chẩn đoán bệnh eczema lâm sàng theo tuổi mắc như sau:
- Ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi và ấu thơ: Thường gặp ở trẻ từ 2 tuần tuổi – 2 tuổi, tỷ lệ lớn mắc khi trẻ được 2-3 tháng tuổi. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở má, trán, quanh miệng và ở đầu. Tiếp đến, bệnh xuất hiện ở cổ, thân mình và bẹn. Các tổn thương bao gồm vết đỏ, mụn nước, trợt da, chảy dịch quanh vùng da bệnh, nhiễm khuẩn thứ phát sinh mủ và có vảy tiết. Bệnh nhân có thể kèm theo ỉa chảy và mắc bệnh viêm tai giữa.
- Ở trẻ em, thanh thiếu niên: Thường gặp ở độ tuổi từ 2-3 tuổi và 12-20 tuổi. Bệnh thường biểu hiện là các đám mảng lichen hóa, hằn cổ trâu dạng đĩa. Các vị trí xuất hiện gồm đầu gối, mặt duỗi, cùi tay, nếp gấp ở tay, chân, bẹn. Bệnh nhân có thể bị mắc viêm kết mạc hoặc đục thủy tinh thể cùng lúc.
- Ở người trưởng thành: Tổn thương thường ở dạng hằn cổ trâu, xuất hiện ở các nếp kẽ lớn, bàn tay, núm vú (phụ nữ) và vùng môi. Bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính, chuyển thành hen hoặc sốt cỏ khô.
Thể eczema vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh eczema thể này xuất phát từ vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc nấm Trichophyton hay nấm epidermophyton. Ngoài ra, bệnh cũng có thể từ các vết xây xát da có nhiễm khuẩn, côn trùng đốt, bỏng, vết mổ hoặc lỗ rò.
- Bệnh thường xuất hiện ở cẳng chân (1 hoặc cả 2 bên), quanh vết mổ, lỗ rò, quanh tai (sau khi người bệnh bị viêm tai giữa chảy mủ).
- Các tổn thương bao gồm: Đám chợt chảy dịch, chảy mủ dịch, có vảy tiết và có giới hạn khá rõ ràng. Tổn thương có thể bao gồm mụn mủ vệ tinh.
- Một số trường hợp có cả tổn thương chính ở mặt hoặc thân mình và các đám tổn thương nhỏ hơn với bề mặt sẩn có mụn nước ngứa (ban dị ứng thứ phát xa).
Thể eczema đồng tiền
Đặc điểm của bệnh eczema thể đồng tiền là các đám tổn thương thường có hình tròn, hoặc hình oval như đồng tiền. Bệnh thường gặp ở đàn ông tuổi trung niên và thường xuất hiện vào mùa đông.
- Đặc điểm ban đầu là xuất hiện các đám đỏ có tiết dịch, mụn nước, bề mặt phù nề, sẩn và vảy tiết, lichen hóa có giới hạn rõ ràng.
- Bệnh xuất hiện thường ở thân mình, trước xương chày, mặt duỗi ở các chi, mu bàn tay.
- Trên mô bệnh học sẽ thấy hiện tượng tăng gai và xốp bào.
Thể eczema da dầu
Đây là một bệnh mãn tính với đặc điểm là các vùng da đỏ, có đóng vảy, và tấy mỡ tại các vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng da mặt, da đầu và các nếp gấp.
- Bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 20-50. Ngoài ra, trẻ em, thanh thiếu niên cũng có thể mắc. Nam thường mắc nhiều hơn nữ.
- Vị trí: Da đầu, lông mày, vùng da quanh mắt, vùng da mũi, vùng da nếp mũi và má, vùng sau tai, nếp nách, dưới vú, bẹn, cơ quan sinh dục…
- Mô da bệnh học thấy xuất hiện á sừng, xốp bào, tăng gai và chân bì viêm không đặc hiệu.
- Chẩn đoán: Cần phân biệt với bệnh vảy nến, bệnh nấm da đầu, nấm mặt, nấm thân hoặc bệnh lupus ban đỏ.
Cách phòng tránh bệnh eczema
Trong sinh hoạt
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ thường xuyên bằng các loại xà phòng dịu nhẹ, ít hương liệu và hóa chất để không gây kích ứng da. Chú ý không kỳ cọ, chà xát quá mạnh để tránh làm tổn thương da dẫn tới nhiễm khuẩn.
- Dưỡng ẩm cho da để hạn chế mất nước trên da dẫn tới khô da, ngứa da.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất, ánh nắng mặt trời.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi khiến bệnh nặng thêm.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chế độ ăn uống phù hợp giúp hạn chế mắc bệnh eczema
- Nếu cơ địa dị ứng không nên sử dụng các thực phẩm có tính kích thích cơ địa dị ứng như hải sản (tôm, cua, ghẹ…), sữa, trứng, thịt bò, đậu phộng…
- Uống đủ nước – 2 lít mỗi ngày) để tăng cường trao đổi chất, lọc thải độc hại ra khỏi cơ thể, bảo vệ bề mặt da.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, các dưỡng chất cần thiết với sức đề kháng.
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích khác..
- Gặp bác sĩ để nhờ tư vấn, điều trị nếu thấy các dấu hiệu bất thường gây khó chịu trên da.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh eczema hiệu quả
Có nhiều người thắc ắc bệnh eczema có chữa khỏi được không? Theo các bác sĩ cho biết: Eczema không thể trị dứt hẳn được. Việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.
Các phương pháp thường được chỉ định bao gồm
Phương pháp điều trị chung
- Với tất cả các thể bệnh eczema nếu đang ở giai đoạn cấp tính, người bệnh cần được vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nghỉ ngơi để hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng, hạn chế dùng bia, rượu, cà phê.
- Nếu biết dị ứng với dị ứng nguyên nào thì tuyệt đối không tiếp xúc nữa.
- Tránh việc ma xát, xào gãi, dùng xà phòng trên vùng da bị bệnh.
- Trường hợp nhiễm khuẩn biểu hiện bằng việc sốt, nổi hạch, bạch cầu tăng cao, có mủ vảy tiết, tổn thương có sưng tấy và đau thì có thể dùng kháng sinh uống theo đợt trong 7-10 ngày. Điển hình là dùng kháng sinh erythromycin hoặc dùng Tetracyclin.
- Có thể chỉ định dùng thuốc giải cảm, thuốc có tác dụng chống ngứa, thuốc chống dị ứng như các thuốc kháng histamin tổng hợp hoặc corticoid.
- Trường hợp eczema đang trong giai đoạn lan rộng với các ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định dùng corticoid đường uống một đợt (đối với trường hợp không chống chỉ định).
Phương pháp chữa eczema tại chỗ
- Nếu là eczema cấp tính có chảy nước kèm tổn thương viêm loét trợt: Chỉ định dùng các thuốc làm dịu da, có khả năng sát khuẩn và chống ngứa, đặc biệt phải ráo nước. Điển hình là đắp gạc có tẩm dung dịch thuốc tím đã pha loãng với tỷ lệ 1/4000, sát trùng bằng nước muối sinh lý 9%o, Rivanol 1 %o, Nitrat bạc 0,25 %, dung dịch Yarish trong thời gian từ 5-7 ngày đầu tiên. Tiếp đến, tiến hành bôi thuốc màu, dung dịch thuốc tím Metin 1 %, Milian và kết hợp với hồ nước.
- Ở giai đoạn tổn thương đã khô thì tiếp tục bôi dầu kẽm dạng kem, thuốc mỡ corticoid + kháng sinh (ví dụ như : cream Synalar- neomycin, cream celestoderm -neomycin….).
- Trường hợp eczema mãn tính thì có thể chỉ định dùng Goudron, mỡ corticoid, coaltar, thuốc mỡ diprosalic…
Con số thống kê và tài liệu tham khảo
Theo thống kê về da liễu, eczema là bệnh da liễu có tính phổ biến nhất ở nước ta với tỷ lệ người mắc, đến khám và điều trị tại các bệnh viện da liễu chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này chưa phải là tất cả bởi trên thực tế có thể tỷ lệ sẽ cao hơn vì nhiều người bệnh có thể tự điều trị tại nhà.
Một số tài liệu tham khảo về bệnh eczema:
- Bài giảng chuyên ngành da liễu – Bệnh viêm da eczema – Bệnh viện Quân y 103.
- Báo sức khỏe đời sống – Bài thuốc chữa eczema
- Báo sức khỏe đời sống – Bài thuốc chữa chàm mãn tính
- Báo sức khỏe đời sống – Bài thuốc chữa chàm cấp tính
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đông y điều trị eczema toàn diện
Nếu chỉ chăm chăm điều trị triệu chứng bên ngoài mà không phục hồi sức khỏe từ bên trong thì hiệu quả mang lại sẽ không khả quan, thậm chí nguy cơ tái phát là rất cao. Do vậy, những phương pháp điều trị eczema kể trên chỉ có tác dụng cầm chừng mà không mang lại hiệu quả rõ rệt.
Thấy được thực trạng này, phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp đông y điều trị eczema toàn diện. Theo đó, phác đồ đầy đủ của bài thuốc bao gồm:
- Thuốc uống: Được bào chế từ 100% thảo mộc thiên nhiên, tuyển chọn kỹ lưỡng tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, đạt chuẩn CO-CQ. Bài thuốc uống sở hữu công hiệu giải độc, làm mát gan, thanh nhiệt, phục hồi chức năng gan, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tái phát,…
- Thuốc ngâm: Dùng để sát khuẩn bề mặt vết thương, giúp làm sạch, chống dị ứng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, mụn nước, mẩn đỏ.
- Kem bôi da: Mang lại tác dụng tạo hàng rào bảo vệ vùng da bởi các tác nhân xấu tấn công, tái tạo lớp biểu bì mới, làm lành và phục hồi da nhanh chóng.
Liệu trình điều trị bệnh chàm của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:
- 3-5 ngày đầu: Cơ thể bắt đầu đào thải độc tố, các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
- 5-10 ngày tiếp theo: Tình trạng mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy, bong tróc,…được kiểm soát hoàn toàn.
- Sau 1 tháng: Da dẻ khỏe mạnh, dứt điểm hoàn toàn triệu chứng, ngăn ngừa tái phát.
Theo thống kê tại nhà thuốc, Ngưu Bì Giải Độc Ẩm đã giúp cho hơn 5000 người thoát khỏi các căn bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm chỉ sau 1-2 liệu trình điều trị. Nhờ thành tựu vượt trội này, năm 2018 phòng khám đã vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !
Bệnh eczema khó chữa trị dứt điểm và dễ tái phát. Vì vậy, bạn cần phải tránh xa những nguyên nhân gây bệnh, nhờ đó không phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Để trả lời yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin phép cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
- Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Website: https://tamminhduong.com/
- Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
- Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
- Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0903.876.437