Eczema là bệnh lý mãn tính, có khả năng tái phát nhiều lần nếu người bệnh không điều trị đúng cách. Hiểu rõ về bệnh lý sẽ giúp con người chủ động phòng tránh cũng như điều trị dứt điểm, không tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc giải đáp vấn đề bệnh eczema có lây không, có di truyền không và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nội dung chính trong bài
Bệnh eczema có lây không?
Bệnh eczema hay còn được gọi là chàm eczema, là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thẩm mỹ người bệnh. Khi mắc bệnh, con người thường xuất hiện tình trạng nổi mụn nước, mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có tính chất mãn tính và tiến triển theo từng đợt.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng phổ biến nhất là do các yếu tố bên ngoài tác động như môi trường ô nhiễm, dị ứng thuốc, hóa chất, thời tiết thay đổi đột ngột… Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cơ thể yếu, người bệnh đang mắc các bệnh xơ gan, viêm thận cũng là nguyên nhân dẫn đến eczema.
Đối với nhiều bạn đọc, eczema có lây không là vấn đề đáng quan tâm. Nhận thức rõ được yếu tố này sẽ giúp mỗi người phòng tránh được nguy cơ lây nhiễm cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Theo các chuyên gia da liễu hàng đầu, eczema hình thành là do sự đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể với những nguyên nhân kích thích bên ngoài. Vì vậy, bệnh không do bất kì một loại virus nào gây ra. Đồng thời, eczema hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Đối với người mắc eczema có thể sinh hoạt chung với người khỏe mạnh bình thường mà không cần bận tâm đến vấn đề lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng lây lan nhanh ra các vùng da khác trên cơ thể. Nếu người bệnh không nhanh chóng chữa trị, triệu chứng sẽ lây ra toàn thân và hình thành nên những vết sẹo thiếu thẩm mỹ.
Bởi thế, dù eczema không có khả năng lây nhiễm và không có mức độ nguy hiểm quá cao nhưng người bệnh vẫn cần điều trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa những biến chứng xấu do bệnh gây ra. Bạn có thể lựa chọn các bài thuốc dân gian như chữa bệnh eczema bằng dầu dừa, thuốc Đông y hoặc thuốc Tây,…
Bệnh eczema có di truyền không?
Như đã nói ở trên, eczema kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà còn làm mất đi sự tự tin về ngoại hình đối với người bệnh. Bởi vậy, không ít người bệnh quan tâm lo lắng về vấn đề di truyền bệnh đến những thế hệ sau. Nhiều người bệnh băn khoăn eczema có di truyền đến đời con cháu hoặc có tác động tiêu cực gì đến thế hệ sau hay không. Câu trả lời của vấn đề này sẽ có ngay dưới đây.
Theo các bác sĩ, để giải đáp một cách chính xác vấn đề này thì người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân gây eczema. Lý giải điều này, các bác sĩ giải thích, nếu bệnh eczema mà xuất phát từ nguyên nhân nấm da thì bạn có thể yên tâm rằng bệnh sẽ không có tính di truyền.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân mắc eczema chịu sự tác động bởi những yếu tố liên quan đến hệ miễn dịch, rối loạn bài tiết thì khả năng di truyền vô cùng lớn. Theo thống kê, con số này lên đến 60% ở những trường hợp đã mắc bệnh.
Vì vậy, đa phần người mắc eczema đều có khả năng di truyền cho con cái. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít trường hợp cha mẹ bị eczema nhưng không di truyền. Nguyên nhân là bởi triệu chứng eczema có phát tác hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như môi trường, chế độ sinh hoạt, cơ địa mỗi người….
Vậy nên, muốn phòng tránh tối đa nguy cơ di truyền eczema, mọi người cần tìm hiểu đầy đủ về bệnh đồng thời sinh sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ, hạn chế lo lắng….
Cách phòng tránh bệnh eczema lan rộng
Bên cạnh việc tìm hiểu những thông tin về bệnh chàm eczema có lây không, để phòng tránh nguy cơ khởi phát triệu chứng cùng như hạn chế bệnh lây lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể, mọi người cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Đồng thời sinh hoạt một cách điều độ và hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên dễ gây phát tác bệnh.
Theo đó, những điều mà mọi người cần chú ý đến những vấn đề sau để phòng ngừa bệnh eczema:
- Bổ sung đa dạng các loại rau củ, trái cây nhiều vitamin và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố dị nguyên có hại từ môi trường.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn có hại từ môi trường, không để chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá…. làm hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và suy giảm hệ miễn dịch.
- Ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất béo tốt như cá biển, ngũ cốc… nhằm bổ sung năng lượng cần thiết, duy trì hoạt động sống mỗi ngày của cơ thể.
- Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…. dễ khiến tái phát triệu chứng của bệnh eczema hoặc làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để hiểu rõ cơ thể dị ứng với những yếu tố nào và biết cách phòng tránh.
- Khi cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nên đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh tự chữa tại nhà gây ra những rủi ro không mong muốn.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Trời hanh khô nên tăng cường sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da. Việc làm này có tác dụng tránh hiện tượng da khô, nứt nẻ làm khởi phát triệu chứng eczema.
- Sinh sống trong môi trường sạch sẽ, trong lành và thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi sinh hoạt.
- Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa độc hại. Cần mặc đồ bảo hộ khi bắt buộc phải dùng những loại hóa chất này.
- Uống đủ từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Tóm lại, bài viết đã cung cấp những thông tin chính xác về vấn đề bệnh eczema có lây không và một số vấn đề liên quan đến bệnh. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có cách phòng tránh đơn giản mà hiệu quả. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!