Hắc lào là một trong những bệnh da liễu phổ biến và khó chữa trị nhất. Căn bệnh này không chỉ gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy mà còn khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti vì mất thẩm mỹ. Hiểu rõ về dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ là tiền đề giúp nâng cao hiệu quả chữa trị cuối cùng.
Nội dung chính trong bài
Bệnh hắc lào là gì ?
Hắc lào còn được gọi là bệnh nấm da, xảy ra do sự xâm nhập của các vi nấm thuộc nhóm dermatophytes. Nhóm nấm này có nhiều loại, mỗi loại lại gây ra sự tổn thương trên các vùng cơ thể khác nhau, ví dụ chủng tinea corporis gây bệnh toàn thân, chủng tinea cruris gây nấm da đùi, chủng tinea capitis gây nấm da đầu…
Cũng giống như các bệnh da liễu khác, bệnh này gây tổn thương biểu bì, tạo nên những nốt mụn, mẩn đỏ trên bề mặt da. Đặc điểm của hắc lào là ngứa khiến bệnh nhân muốn gãi, tuy nhiên càng gãi thì các vùng da bị tổn thương càng lan rộng ra, tạo ra một vòng tuần hoàn “ngứa – gãi – tái phát”.
Bệnh hắc lào, thủy đậu và hầu hết các bệnh lý da liễu sẽ gây mất thẩm mỹ, nhất là khi nó xảy ra ở các vùng như chân tay, mặt… Điều này khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái chán nản, tự ti, ngại giao tiếp, thậm chí không muốn lập gia đình.
Bệnh hắc lào thường phổ biến ở những nước có khí hậu nóng ẩm, đồng thời dễ khởi phát trong môi trường ẩm thấp, vệ sinh kém. Trong xã hội hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, khói bụi cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học đã khiến tỷ lệ mắc căn bệnh này đang gia tăng một cách đáng báo động.
Dấu hiệu bệnh hắc lào
Dấu hiệu hắc lào chung
- Da bong tróc: Vùng da nhiễm nấm bị bong tróc, tróc vảy thành từng mảng màu nâu hoặc đỏ, có thể nhỏ hoặc loang to thành các hình bầu dục, vòng tròn, hình đồng tiền…
- Xuất hiện các nốt mụn nước: Người bị hắc lào thường hình thành các mụn nước bên trong có dịch trắng, kết thành từng chùm li ti, bên trên là vảy trắng sắc cứng, bao quanh là phần da sưng, màu đỏ hồng.
- Ngứa ngáy liên tục: Bệnh nhân hắc lào cảm giác ngứa xuất hiện thường thường trực, tăng lên khi người bệnh đổ mồ hôi và giảm đi khi được vệ sinh sạch sẽ, bôi thuốc.
Dấu hiệu bệnh hắc lào riêng
Để hiểu hơn về dấu hiệu của bệnh, chúng ta có thể căn cứ vào đặc điểm, triệu chứng của từng loại:
- Hắc lào đa sắc: Khác với các loại nấm da thông thường, nấm da đa sắc thể hiện bằng những mảng tổn thương nhiều màu sắc như nâu đậm, trắng hồng hoặc nâu hồng… Đó có thể là những vết đốm, vùng vảy da có bờ viền hoặc các nốt mụn nước vỡ ra tạo thành lớp sừng. Người bị bệnh dạng đa sắc thường ngứa nhẹ hơn, tuy nhiên tính thẩm mỹ lại kém hơn.
- Hắc lào toàn thân: Ban đầu, các vùng da như bụng, bẹn, chân tay sẽ xuất hiện các vết đỏ nhỏ có bờ viền, sau đó mọc mụn nước, viêm đỏ và lan dần sang các vị trí khác trên cơ thể. Tốc độ lan sẽ càng được đẩy nhanh nếu chế độ ăn uống, vệ sinh của người bệnh không đảm bảo. Đặc bệnh khi người bệnh gãi, viêm nhiễm có thể lan rộng ra toàn thân, đồng thời bội nhiễm, tạo thành ổ mủ.
- Hắc lào da đùi: Do chủng tinea cruris gây ra. Lúc này, các nốt hồng ban, mụn nước hình đồng tiền xuất hiện bên mặt trong đùi. Vị trí này tiếp xúc trực tiếp với quần, lại dễ cọ xát nên gây ngứa ngáy và đau nhức nặng, thậm chí tạo nên những cục sưng u khó chịu.
- Hắc lào tay chân: Đây là dạng nấm da phổ biến nhất do hai vị trí này dễ tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Thông thường, các tổn thương sẽ xảy ra ở kẽ ngón tay, ngón chân, nơi có nếp gấp. Lớp da tổn thương sẽ bị tróc vảy, phồng rộp, tróc thành các mảng da chết và đặc biệt ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.
- Hắc lào da đầu: Mặc dù là vị trí ít bị phát hiện nhất, tuy nhiên loại nấm da này khiến người bệnh khổ sở vô cùng. Các cụm mụn mủ, mụn nước phồng rộp kết thành từng mảng gây ngứa ngáy, rụng tóc, thậm chí gây viêm hạch bạch huyết. Vùng da này cũng khó bôi thuốc nên khó điều trị hơn rất nhiều.
Nguyên nhân bệnh hắc lào
Như đã nói ở trên, hắc lào là do nhóm nấm dermatophytes mà thành. Dưới đây là một số yếu tố kích thích sự phát triển và xâm nhập của nấm da:
- Nguyên nhân hắc lào do hệ miễn dịch suy yếu: Vi nấm có khả năng làm phiền thân chủ hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ miễn dịch của người đó. Nếu bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tế bào bạch cầu sẽ tìm kiếm và tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm có hại, trong đó phổ biến nhất là ở các bộ phận hầu họng, xương, hô hấp, da.
- Nguyên nhân bệnh hắc lào do điều kiện sống không đảm bảo: Không khí ô nhiễm, tắm ở bể bơi công cộng, dùng nước không sạch hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất góp phần hình thành chứng bệnh này. Không những thế, các chuyên gia cho biết vi nấm còn tồn tại cả ở ở mặt đất, cát… những nơi có người và động vật mắc bệnh tiếp xúc.
- Bị hắc lào do vệ sinh cơ thể kém: Lười tắm, mặc quần áo nhiều ngày không thay, mặc quần áo còn ẩm… chính là những thói quen tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và xâm nhập cơ thể. Bên cạnh đó, tuyệt đối không dùng chung khăn, quần áo, tư trang cá nhân, đặc biệt là không tiếp xúc da kề da với người bị bệnh để tránh lây nhiễm.
- Nguyên nhân gây ra hắc lào do nhà có vật nuôi: Vi nấm sinh sống tốt trên cơ thể của vật nuôi, nhất là chó mèo. Việc tiếp xúc trực tiếp với chúng có thể khiến bạn bị bệnh lúc lào không hay. Không phải vật nuôi nào cũng có vi nấm và không phải cứ tiếp xúc với vật nuôi là mắc bệnh, tuy nhiên chúng ta cũng nên cẩn thận để tránh lây nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm.
Cách phòng tránh bệnh hắc lào
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể xác định được một số lưu ý nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm hắc lào:
- Giữ cơ thể luôn sạch sẽ: Mặc quần áo thoải mái, sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày, nhất là khi tiếp xúc với bụi bẩn, nước bẩn hoặc nguồn bệnh. Trước khi ăn nên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trẻ em.
- Người bị hắc lào cần hạn chế nuôi động vật: Nếu chưa mắc bệnh, hãy hạn chế nuôi động vật hoặc cho chúng tắm rửa sạch sẽ. Nếu đã mắc bệnh, tốt nhất bạn nên ngừng việc nuôi động vật để tránh bệnh kéo dài, khó điều trị.
- Bệnh nhân hắc lào nên hạn chế sinh hoạt chung: Hạn chế tắm rửa nơi công cộng, không dùng chung đồ hoặc cho người bệnh mượn đồ của mình. Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy luộc chúng với nước nóng để tiêu diệt vi nấm.
- Người bị bệnh hắc lào cần sinh hoạt sạch sẽ: Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nhất là nhà cửa, phòng ngủ. Giặt chăn màn, ga gối hàng tuần.
- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất, chăm chỉ luyện tập để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cách chữa bệnh hắc lào dứt điểm
Chữa bệnh hắc lào bằng thuốc Tây
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và thời gian sử dụng. Dưới đây là 2 nhóm thuốc phổ biến nhất:
- Thuốc bôi kháng nấm: Thuốc sử dụng trong việc chữa hắc lào phổ biến nhất là Butenafine, Ciclopirox, Oxiconazole, Terbinafin… và các loại kháng sinh kháng nấm như Itraconazole, Fluconazole, Ketoconazol… Các loại thuốc này dùng theo đường uống hoặc bôi, có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của một số chủng nấm, bao gồm vi nấm gây bệnh.
- Thuốc bôi điều trị hắc lào: Econazole, Miconazole… được dùng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng bị tổn thương, ngày sử dụng 1-2 lần. Ngoài dạng bôi thì một số loại thuốc khác cũng được bào chế dạng xịt, dung dịch… tùy theo nhà sản xuất.
Một số mẹo chữa bệnh hắc lào tại nhà
Để giảm ngứa, sự khó chịu cũng như hỗ trợ tiêu diệt vi nấm phục hồi vùng da bị tổn thương, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh dưới đây:
- Điều trị hắc lào bằng kem đánh răng: Kem đánh răng có tính sát khuẩn tương đối tốt. Bạn hãy rửa sạch vùng da nhiễm nấm bằng nước ấm, sao đó lau khô và bôi kem đánh răng vào vùng da bị tổn thương. Nhờ vậy, cảm giác ngứa sẽ biến mất ngay lập tức.
- Chữa bệnh hắc lào bằng củ tỏi: Tỏi được mệnh danh là khắc tinh của vi khuẩn, vi nấm. Để hỗ trợ điều trị bệnh, chúng ta nghiền nát vài tép tỏi tươi lấy nước cốt rồi trộn với chút dầu dừa. Thoa một lớp mỏng hỗn hợp này lên da, để khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch.
- Cách trị hắc lào bằng giấm táo: Tương tự như tỏi, giấm táo cũng có những công dụng vượt trội đối với người bệnh. Rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch vùng da bị bệnh và chấm giấm táo lên. Thực hiện liên tục ngày 2-3 lần sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
- Cách chữa hắc lào bằng lá trầu không: Trầu không xưa nay vẫn nổi tiếng với công dụng làm sạch và kháng khuẩn, đặc biệt phù hợp với các bệnh lý ngoài da. Người bệnh có thể đun nước trầu không để tắm hoặc giã lấy nước cốt để bôi vào vùng da nhiễm nấm cũng rất hiệu quả.
Một số nghiên cứu và thống kê về bệnh
Theo các chuyên gia, hắc lào là một căn bệnh phổ biến, chiếm tới 30% các bệnh lý về da liễu. Bệnh xuất hiện nhiều ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi và người trên 50 tuổi. Ở các khoa da liễu tại bệnh viện lớn, số người tới khám và điều trị bệnh này cũng chiếm tới ¼ tổng số bệnh nhân.
Trước kia, hắc lào được biết đến là căn bệnh của những người sinh sống ở vùng nông thôn vì tiếp xúc với bùn đất nhiều, nuôi nhiều gia súc, gia cầm vật nuôi, vệ sinh cá nhân kém. Thế nhưng ngày nay, số người ở thành thị bị căn bệnh này cũng gia tăng một cách đáng báo động. Nguyên nhân được cho là do môi trường sống, không khí và nhất là nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo.
Hắc lào tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên sự ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống, tính thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh là rất lớn. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp độc giả có thêm kiến thức cũng như tìm được phương pháp điều trị, phòng tránh đúng cách.