Trong cuộc sống, bệnh zona ở mắt không phải bệnh lý hiếm gặp. Khi mắc bệnh, còn người có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời.
Nội dung chính trong bài
Biểu hiện bệnh zona ở mắt
Cũng giống như bệnh zona thần kinh ở các vị trí khác trên cơ thể, bệnh zona ở mắt xảy ra do virus varicella-zoster. Tình trạng này biểu hiện bằng việc xuất hiện nhiều tổn thương ngoài da, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.
Cụ thể, người bệnh sẽ gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng như sau:
- Khu vực da xung quanh mắt xuất hiện những mụn đỏ, nhỏ nhưng nhiều, lấm tấm dày đặc xung quanh 2 mắt. Bên trong mụn có nước và để lâu sẽ ngày càng phồng rộp như vết bỏng. Thời điểm dễ mắc bệnh nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu.
- Những mụn nước xuất hiện đồng thời hoặc sau khi các vết rộp da biến mất sau vài tuần. Chúng sẽ xuất hiện nhiều hơn theo thời gian mắc bệnh.
- Đa phần người bệnh zona ở mắt cảm thấy đau nhức khó chịu tại vùng da xung quanh mắt, lâu dần sẽ lan ra những vị trí xung quanh gây ảnh hưởng đến thị lực.
- Khi mắt bị zona thần kinh thì có triệu chứng đỏ mắt và vùng da xung quanh mắt bị đỏ rộp, chảy nhiều nước mắt, ngứa mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, mờ mắt, đau nhói ở mắt. Lâu dần, bệnh sẽ khiến mắt bị tê liệt.
- Có thể cảm thấy sưng tại các bộ phận của mắt như võng mạc, giác mạc mi mắt…
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất, tránh để lại những biến chứng khó lường.
Theo các bác sĩ, nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm, zona ở mắt có thể gây ra tổn thương thần kinh postherpetic. Tình trạng này còn để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt của bệnh nhân. Mặt khác, bệnh nhân còn phải đối mặt với bệnh tăng nhãn áp gây tổn thương thần kinh thị giác và giác mạc vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, biến chứng nghiêm trọng nhất của zona ở mắt là gây mù lòa vĩnh viễn.
Tác nhân gây bệnh zona ở mắt
Như đã trình bày ở trên, bệnh zona ở lưng, mắt hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đều xảy đến chủ yếu do virus Varicella Zoster cùng với loại virus gây bệnh thủy đậu gây nên. Sau đó, virus đi sâu vào các tế bào thần kinh, và ẩn nấp trong cơ thể tới vài năm thậm chí chục năm sau mới tái phát lại gây bệnh zona thần kinh ở mắt.
Ngoài ra, có nhiều yếu tố tác động khiến bệnh zona ở mắt khởi phát như:
- Căng thẳng: Những căng thẳng, stress kéo dài trong công việc và cuộc sống khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy giảm miễn dịch và dễ bị tấn công bởi virus và vi khuẩn.
- Khả năng miễn dịch kém: Những người bẩm sinh có hệ miễn dịch kém hoặc không có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thường là đối tượng dễ mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là zona.
- Do lây truyền: Zona ở mắt là bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Vì thế, bạn cần được cách ly khi mắc bệnh và người khỏe mạnh thì không nên tiếp xúc gần với người bệnh zona ở mắt.
- Bị thủy đậu khi còn trẻ: Như đã nói ở trên, những người mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ mắc zona ở mắt dù đã được điều trị khỏi hẳn. Virus này sẽ trú ngụ trong cơ thể và tái phát khi có điều kiện thích hợp.
- Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch: Ung thư, HIV… là những căn bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến không ít người mắc zona ở mắt.
- Sử dụng thuốc: Những người bệnh đang trong giai đoạn sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch, hóa trị, xạ trị… là đối tượng dễ mắc zona không thể coi thường.
Hiểu rõ nguyên nhân mắc bệnh zona thần kinh ở mắt, mỗi người cần chủ động phòng tránh và cảnh giác với những yếu tố gây bệnh kể trên.
Cách chữa bệnh zona ở mắt tốt nhất
Hiện nay, bệnh zona trên mắt đã có phương pháp điều trị dứt điểm. Đa số bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị bằng một số loại thuốc tây đặc trị. Cụ thể như: acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir), valacyclovir (Valtrex)…. Công dụng chính của những loại thuốc này là ngăn chặn sự phát triển của virus đồng thời giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà, gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Thông thường, sau khi sử dụng các loại thuốc kháng virus kể trên trong khoảng 3 ngày, các triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mắt sẽ được hạn chế. Tuy nhiên, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại thuốc steroid dưới dạng nhỏ mắt hoặc thuốc viên để hỗ trợ. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nặng có thể dùng kết hợp thuốc giảm đau và chống trầm cảm giúp cải thiện triệu chứng nhanh hơn.
Các đợt tiến triển của zona ở mắt có thể chỉ kéo dài từ 1 đến 3 tuần nhưng cũng có trường hợp mất vài tháng để lành bệnh. Muốn nhanh chóng điều trị dứt điểm, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ đồng thời có biện pháp chăm sóc tại nhà toàn diện.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc về biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh zona ở mắt đúng cách. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp người bệnh chủ động phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!