Bị thủy đậu có được ăn cá không là thắc mắc của nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Bởi cá là một trong những thực phẩm đem lại nhiều chất dinh dưỡng trong cuộc sống. Để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý khi mắc bệnh, mọi người cùng theo dõi thông tin có trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Thành phần dinh dưỡng trong cá
Cá là một trong những loại thực phẩm được nhiều người ưa thích và thường xuyên có mặt trong thực đơn hàng ngày của con người. Nguyên nhân là bởi cá có vị thơm ngon, có khả năng chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn.
Bên cạnh đó, cá cung cấp nhiều protein và có đủ các acid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitamin A và D, rất tốt cho sức khỏe của con người.
Theo đó, lượng protein trong cá tương đối ổn định dao động từ 16% đến 17%, số lượng protein và lipid gần như ổn định cho mỗi loại cá. Cá càng béo thì lượng nước càng ít, và ngược lại. Lượng glucid trong cá không đáng kể, dưới 1% dưới dạng glycogen.
Điển hình, ta có thể so sánh một số loại cá với thành phần dinh dưỡng như: 100g cá chép có 16g protein, 3.6g lipid, 17mg canxi, 184mg phốt phi, 0.9 mg sắt và các vitamin A, B1, B2 và vitamin PP. Trong 100g cá thu 18.2g protein, 10.3 g lipid, 50mg canxi, 90mg phốt pho, 1.3mg sắt và các vitamin A, B1, B2…
Đặc biệt, trong các protein có trong cá thì quan trọng nhất là albumin, globulin và nucleoprotein. So với các loại thịt khác, lượng lysin, tyrosin, tryptophan, cystein và methionin trong cá cao hơn nên cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể hơn..
So sánh các bộ phận của cá thì đầu cá chứa nhiều acid béo chưa no omega 3 nên có đặc tính sinh học khá cao. Tác dụng của omega 3 không chỉ hạ thấp cholesterol mà còn làm giảm triglycerid ở những người có triglycerid cao, từ đó có tác dụng ngăn ngừa mỡ máu và làm hạ huyết áp.
Ngoài ra, cá sống ở biển chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất hơn cá ở nước ngọt. Theo đó, chất khoáng có trong cá ở biển chứa nhiều vi chất quan trọng cho hoạt động sống của con người như Cu, Co, Zn….
Bị thủy đậu có được ăn cá không?
Như đã chia sẻ thông tin, cá là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, đối với người bệnh bị thủy đậu có được ăn cá không thì lại là vấn đề đáng quan tâm.
Để trả lời cho câu hỏi này, mọi người hãy cùng điểm qua một vài thông tin về bệnh như sau:
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm do một loại virus có tên khoa học là Varicella Zoster gây ra. Virus này tổn tại và lưu trú trong nước bọt, dịch mũi họng của người bệnh nên có thể lây lan sang người lành qua đường hô hấp thông qua quá trình họ ho hoặc hắt hơi, nói chuyện.
Ngoài ra, bệnh có thể lây qua việc người lành vô tình tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng cá nhân có dính dịch mũi họng, dịch từ các mụn nước mang mầm bệnh bị vỡ ra.
Tìm hiểu thêm về bài viết: Thủy đậu ăn trứng được không?
Ban đầu, người bệnh bị thủy đậu thường cảm thấy mệt mỏi, sốt, chán ăn thậm chí có thể bị nôn. Sau khoảng vài ngày, tại các vùng da ở đầu, mặt, chân tay, bụng… bắt đầu xuất hiện các mụn nhỏ, rát đỏ rồi tấy lên thành các nốt mụn nước nổi trên bề mặt da.
Bên trong các mụn này thường có chứa nhiều dịch, nếu không chăm sóc cẩn thận những mụn này rất dễ bị nhiễm trùng hình thành các dịch mủ hôi bên trong mụn.
Bên cạnh các bài thuốc và phương pháp điều trị chính thống thì việc xây dựng chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc người bệnh thủy đậu ăn gì, uống gì hàng ngày sẽ quyết định khả năng tái phát và thời gian điều trị bệnh dài hay ngắn. Theo đó, nếu người bệnh ăn phải những món ăn có tính dị ứng cao thì nguy cơ bệnh lâu lành là rất lớn.
Để trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu có được ăn cá không thì các chuyên gia y tế khẳng định là người bệnh không nên ăn cá. Nguyên nhân là bởi trong cá chứa nhiều loại protein có tính kháng nguyên mạnh, gây kích thích cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng.
Bởi vậy, không chỉ cá mà hầu hết các loại hải sản đều không được khuyên dùng với người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn với một lượng nhỏ thì không gây hậu quả quá nghiêm trọng.
Trong nhiều trường hợp đã ghi nhận, người bệnh thủy đậu ăn cá sẽ gây ra những phản ứng như nổi mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu. Hậu quả là gây ra nhiễm trùng, lở loét trên da khiến quá trình hồi phục lâu hơn và hình thành nên những vết sẹo.
Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý tránh xa các loại hải sản và đặc biệt là cá. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân rất nhiều.
Một số loại cá người bệnh thủy đậu không nên ăn
Với câu trả lời cho vấn đề người bệnh thủy đậu có được ăn cá không thì các chuyên gia khẳng định mọi người không nên ăn bất cứ loại cá nào trong thời gian nhiễm bệnh. Chỉ khi nào bệnh đã được chữa khỏi thì mới sử dụng.
Trong đó, có cả cá biển, cá nước ngọt, cá nước lợ… Những loại này đều có nguy cơ gây kích ứng và làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng nếu ăn quá nhiều và không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, việc ăn bao nhiêu bữa cá hoặc lượng cá như thế nào trong các bữa ăn mà không gây ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Người bệnh bị thủy đậu cũng có thể ăn 1 lượng nhỏ cá trong tuần để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bổ sung năng lượng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy thật cẩn trọng với nguy cơ kích ứng của cơ thể.
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc bị thủy đậu có được ăn cá không. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Chúc bạn đọc thành công!