Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và nên ăn gì cho sạch khuẩn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người do đây không còn là căn bệnh hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Nếu không được phát hiện và có hướng xử trí đúng đắn, bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Hãy đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu nhé!
Nội dung chính trong bài
Bị vi khuẩn hp không nên ăn gì?
Trước khi đi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề người bệnh vị viêm nhiễm khuẩn HP không nên ăn gì thì chúng ta cùng tìm hiểu qua thông tin cơ bản về loại virus, vi khuẩn này.
Vi khuẩn HP là gì? Đây là loại vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường acid dạ dày.
Thông thường, khuẩn HP sống trong dạ dày và thúc đẩy sự tiết acid ở đây mà không có triệu chứng nào, do thói quen sinh hoạt hay chế độ ăn uống không lành mạnh, virus này bắt đầu gây ra phần lớn các bệnh cho dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm niêm mạc hay nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP không chỉ đem lại đau đớn, khó chịu mà còn rất nguy hiểm về lâu về dài. Phát hiện sớm và diệt trừ loại vi khuẩn này sẽ ngăn ngừa viêm dạ dày mãn tính, giảm nguy cơ ung thư. Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh, một số thực phẩm sau đây là những thứ bạn không nên ăn nếu không muốn tình trạng của mình tồi tệ hơn:
Không nên ăn thực phẩm nhiều acid
Những loại thực phẩm có tính acid cao như trái cây họ cam, quýt, cà chua, đồ chua, nước ngọt, giấm, các loại thức ăn muối hộp,…. làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm khuẩn HP vì kích thích làm tăng acid trong dạ dày. Khi mắc bệnh, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm này.
Nhiễm vi khuẩn hp không nên ăn chế phẩm từ sữa
Đây là loại thực phẩm dễ hiểu lầm nhất cho nhiều người. Tưởng chừng như sữa là loại chất lỏng dễ tiêu, “nhẹ bụng”. Nhưng thực tế, sữa khó tiêu và làm gia tăng acid trong dạ dày. Những bệnh nhân nhiễm khuẩn HP nên hạn chế uống sữa và các chế phẩm từ sữa, hoặc thậm chí kiêng hoàn toàn với những người không dung nạp được lactose.
Kiêng ăn các loại gia vị cay
Thêm một nhóm thực phẩm mà người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori không nên ăn đó là thức ăn cay. Cũng như đồ chua, đồ ăn cay như ớt, bột ớt, hạt tiêu, mù tạt,… kích thích niêm mạc dạ dày kể cả khi chúng không bị tổn thương, từ đó làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm loét.
Tránh xa các đồ ăn chứa nhiều đường
Bánh, kẹo, socola, đồ ngọt dù là những loại đồ ăn khó tránh nhất trong cuộc sống của nhiều người, nhưng chúng không hỗ trợ dạ dày trong quá trình viêm, thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa và khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hơn.
Thức ăn, đồ uống đóng hộp cũng là những sản phẩm chứa nhiều đường nên cần hạn chế.
Bị vi khuẩn hp không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ
Thực phẩm giàu chất béo gia tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa nói chung, chúng làm chậm quá trình tiêu hóa ở dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, gây khó chịu. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều thịt trong khẩu phần ăn uống của mình.
Ăn gì để diệt vi khuẩn hp?
Bên cạnh các loại thực phẩm mà người bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori nên tránh thì các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên bổ sung các loại đồ ăn sau đây vào thực đơn hàng ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh từ đó đẩy lùi vi khuẩn ra khỏi cơ thể:
Nên ăn nhiều thực phẩm chứa Allicin
Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin có tác dụng chống oxy hóa, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Vị cay nồng của tỏi xuất phát từ chất bảo vệ của cây, đó là loại kháng sinh tự nhiên vừa an toàn vừa có công dụng kháng khuẩn rất tốt.
Khi nhiễm khuẩn HP, bạn nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách thêm tỏi vào các bữa ăn hoặc sử dụng rượu tỏi khoảng 2 thìa cà phê/ngày.
Nhiễm vi khuẩn hp nên ăn nhiều nghệ
Củ nghệ không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, nhưng ngoài làm gia vị hay chất tạo màu tự nhiên sử dụng trong nấu ăn, nghệ còn là bài thuốc dân gian quý. Chất curcumin trong nghệ làm dịu đi vết viêm loét, hỗ trợ làm lành niêm mạc và kìm hãm sự sinh sôi nảy nở của HP nên nghệ là thực phẩm mà người nhiễm khuẩn HP nên ăn.
Bạn có thể chế biến nghệ với các món ăn hàng ngày hoặc kết hợp một số kinh nghiệm dân gian như sử dụng hỗn hợp mật ong – nghệ, sữa chua – nghệ, nghệ – dừa,… để suy giảm tình trạng nhiễm khuẩn HP.
Nên ăn thực phẩm nhiều tinh bột
Cháo, cơm, mì, bánh mì, súp,… là những loại đồ ăn khuyên dùng với người bị nhiễm khuẩn HP. Các thực phẩm này làm dịu các vết loét, trung hòa acid dạ dày, ngăn ngừa trào ngược từ đó thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Người nhiễm vi khuẩn hp nên ăn gừng
Gừng không chỉ là thực phẩm mà người bị nhiễm khuẩn HP nên ăn mà còn có rất nhiều tác dụng với dạ dày. Gừng chiến đấu như một tác nhân kháng khuẩn, giảm tình trạng viêm loét, kháng viêm hiệu quả, tiêu diệt HP bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngoài ra còn làm giảm đầy hơi, khó tiêu, đau bụng thượng vị.
Tăng cường ăn rau củ quả
Theo một số nghiên cứu, một chế độ ăn nhiều rau ít khả năng bị nhiễm khuẩn HP hơn một chế độ ăn nhiều thịt. Bạn nên chọn những loại rau có vai trò ức chế HP như bông cải xanh, súp lơ xanh, rau bina, cà rốt, cải bắp,…
Tham khảo thêm: Viêm dạ dày ở trẻ em: Địa chỉ khám cho trẻ và cách chăm sóc bé
Ăn nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin
Chế độ ăn cho người bị nhiễm khuẩn HP không thể thiếu trái cây trừ những loại quả có vị chua. Trong hoa quả chứa nhiều nước, vitamin và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, ít ai nghĩ đến một số quả còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển HP như việt quất, nho, dâu, mâm xôi, táo,…
Sử dụng thêm mật ong
Mật ong là loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe, nó làm dịu đi sự viêm loét và có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Tăng cường sử dụng trà xanh
Đây là sản phẩm giàu oxy hóa, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng to lớn trong khắc phục các vấn đề về dạ dày. Polyphenol trong trà xanh làm giảm viêm loét và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Mẫu chế độ ăn uống với người nhiễm vi khuẩn hp
Trên đây đã liệt kê rất nhiều những thực phẩm bạn nên ăn và nên tránh khi bị nhiễm khuẩn HP, bài viết sẽ thiết kế mẫu chế độ ăn trong một tuần với những người bị nhiễm loại vi khuẩn này.
Thứ 2:
- Buổi sáng: Bánh mì kẹp trứng và một quả chuối.
- Buổi trưa: Cơm gạo tẻ, đậu phụ và súp khoai tây nấu xương.
- Bữa xế: bánh quy.
- Bữa tối: Cơm tẻ, rau muống xào, trứng hấp.
Thứ 3:
- Buổi sáng: Phở bò.
- Buổi trưa: Cơm gạo tẻ, thịt luộc, súp lơ luộc.
- Bữa xế: Chè đỗ đen.
- Bữa tối: Cơm gạo nếp, thịt bò xào đậu cô ve, cà rốt.
Thứ 4:
- Buổi sáng: Cháo thịt, một quá táo tốt cho chế độ ăn kiêng khi bị nhiễm khuẩn HP
- Buổi trưa: Cơm gạo tẻ, tôm rang, rau cải luộc.
- Bữa xế: chè sắn.
- Bữa tối: Cơm gạo tẻ, đậu nhồi thịt, canh khoai tây cà rốt.
Thứ 5: Thực đơn dành cho người bệnh bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và nên ăn gì cho tốt:
- Buổi sáng: Bắp ngô luộc.
- Buổi trưa: Cơm gạo tẻ, bí đỏ nấu xương.
- Bữa xế: Chè đậu xanh.
- Bữa tối: Cơm gạo tẻ, thịt lợn băm viên, rau cải xanh luộc.
Thứ 6:
- Buổi sáng: Bánh mì kẹp thịt, sữa đậu nành.
- Bữa trưa: Khoai lang nướng, salad rau xanh.
- Bữa xế: Một quả táo, bánh bích quy.
- Bữa tối: Cơm gạo tẻ, rau muống luộc, cá hấp.
Thứ 7:
- Buổi sáng: Xôi lạc.
- Buổi trưa: Cơm gạo tẻ, rau muống luộc, thịt lợn băm viên xào cà chua.
- Bữa xế: Chè vừng đen.
- Bữa tối: Cơm gạo tẻ, canh khoai sọ nấu xương.
Chủ nhật:
- Buổi sáng: Khoai lang luộc.
- Buổi trưa: Cơm gạo tẻ, thịt bò xào, súp lơ luộc.
- Bữa xế: Một quả thanh long.
- Bữa tối: Cơm gạo tẻ, trứng hấp thịt, bầu luộc.
Triệt tiêu vi khuẩn HP nhờ Cao Bình Vị
Phần trên của bài viết đã giải đáp thắc mắc bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và nên ăn gì. Tuy nhiên, bên cạnh thực đơn ăn uống khoa học, người bệnh không được bỏ qua phương pháp điều trị chuyên sâu, dứt điểm căn bệnh này. Theo Ths.Bs Hoàng Lan Hương (Học viện YHCT Tuệ Tĩnh), muốn điều trị dứt điểm vi khuẩn HP cần phải tuân thủ theo nguyên tắc Giáng nghịch – Tiêu viêm – Kiện tỳ vi. Bài thuốc đông y Cao Bình Vị của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường là phương pháp đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố này.
Theo đó, cơ chế điều trị của Cao Bình Vị Tâm Minh Đường tấn công trực diện vào vi khuẩn Hp như sau:
- Giáng nghịch: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Tiêu viêm: Phục hồi lớp niêm mạc dạ dày, giảm đau, tiêu viêm.
- Kiện tỳ vị: Kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng sinh sôi của vi khuẩn.
Các lương y đã vận dụng hiểu biết về thảo dược nước nhà để kết hợp trong Cao Bình Vị. Mỗi vị thuốc đều có giá trị dược liệu riêng, khi gia giảm với nhau theo tỷ lệ vàng đã giúp hoàn thiện cơ chế điều trị vi khuẩn HP từ gốc tới ngọn.
- Bạch mao căn: Có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
- Cây chỉ thiện: Điều trị rối loạn tiêu hóa, khó chịu, khó thở.
- Nhân trần: Giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ ngăn sự phát triển của tế bào gây bệnh.
- Hoàng bá: Phục hồi chức năng tiêu hóa, tăng cường hấp thụ thức ăn tốt hơn.
- Kim ngân: Đóng vai trò như một loại kháng sinh giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả điều trị, các lương y Tâm Minh Đường đã quyết định bào chế Cao Bình Vị ở dạng cao nguyên chất giúp chắt lọc tối đa được dược tính có trong thảo mộc, dễ dàng thẩm thấu vào niêm mạc. Ngoài ra, người bệnh khi đến khám tại Tâm Minh Đường sẽ được bác sĩ tư vấn và giải đáp bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và nên ăn gì kết hợp cùng phác đồ trị liệu toàn diện.
Thông thường, bệnh nhân sử dụng Cao Bình Vị sẽ nhận được kết quả sau 1-2 liệu trình. Cụ thể như sau:
- 3-5 ngày đầu: Triệu chứng bệnh thuyên giảm 40%.
- Sau 10 ngay: Bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon, triệu chứng biến mất 80%.
- Sau 30 ngày: Ngăn ngừa tái phát, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bài viết đã trả lời cho câu hỏi bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và nên ăn gì cho sạch khuẩn. Hãy ăn uống đúng cách để loại vi khuẩn này không còn là nỗi lo cho bạn và mọi người xung quanh nhé!
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37