Cách chữa nổi mề đay dân gian không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, cụ thể chữa như nào, khi nào nên áp dụng thì không hẳn ai cũng biết. Bài viết hôm nay sẽ thông tin chi tiết về chủ đề trên.
Nội dung chính trong bài
Cách chữa nổi mề đay dân gian có ưu điểm gì?
Việc sử dụng các bài thuốc trong dân gian để điều trị bệnh không phải là điều xa lạ ở nước ta. Lý do những phương pháp này được nhiều người bệnh tin dùng bởi có rất nhiều ưu điểm.
Những điểm nổi bật của các bài thuốc dân gian trị nổi mề đay bao gồm:
- Những bài thuốc dân gian chủ yếu sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà nên rất dễ kiếm và tiết kiệm chi phí.
- Cách thực hiện những phương thuốc này cũng rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.
- Điểm nổi bật nhất là các bài thuốc này rất lành tính, có thể áp dụng để điều trị cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau từ trẻ em, phụ nữ có thai đến người lớn tuổi.
- Hiệu quả đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, các mẹo dân gian chủ yếu áp dụng cho các trường hợp nổi mày đay nhẹ. Trước khi tự ý áp dụng các cách này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán rõ tình trạng bệnh. Từ đó, sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất.
Các cách trị nổi mề đay bằng dân gian
Nhiều người bệnh thắc mắc nổi mề đay có tự khỏi không. Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh dai dẳng và cần phải điều trị lâu dài. Trong đó việc sử dụng bài thuốc dân gian là một lựa chọn cực tốt.
Cha ông ra lưu truyền rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả, dưới đây là những cách điển hình và được nhiều người bệnh tin dùng nhất.
Dùng lá khế chữa mề đay
Theo Đông y, lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố và chống viêm. Ngoài ra còn có khả năng làm dịu các vết sưng đỏ từ đó làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy, lá khế được ông cha ta dùng trong chữa bệnh mề đay.
Cách làm:
- Lấy khoảng 100g lá khế tươi đem rửa sạch rồi cho vào nấu cùng khoảng 2 lít nước. Sau khi đun sôi, để cho nước nguội. Dùng nước đó để ngâm hoặc rửa vùng da nổi mề đay.
- Áp dụng cách trên 2 ngày/ lần sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng lá khế xay nhuyễn rồi đắp lên vị trí da bị bệnh. Hoặc ép lá khế lấy nước để uống cũng đem lại hiệu quả tốt.
Bài thuốc điều trị mề đay bằng lá kinh giới
Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, thuộc kinh phế can vì vậy có công dụng giải biểu, cầm máu, chống co giật,… Hơn nữa còn mang lại hiệu quả tốt trong việc làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh nổi mày đay, viêm da cơ địa,…
Cách làm:
- Lấy 100g lá kinh giới đem rửa sạch.
- Mang đi sao nóng và thêm khoảng một thìa cà phê muối hạt. Sao cho tới khi lá kinh giới chuyển màu vàng.
- Cho chỗ lá đã sao nóng bỏ vào khăn mỏng. Sau đó chườm lên vùng da nổi mề đay cho tới khi lá nguội hẳn.
- Áp dụng cách này mỗi ngày một lần sẽ thấy hiệu quả.
Uống nước lá tía tô
Hiện nay, Tây y và Đông y đều đã nghiên cứu và thừa nhận công dụng của lá tía tô. Theo Đông y, lá tía tô mang tính ấm vì vậy được điều chế đề chữa trị các bệnh ngoài da nói chung cũng như bệnh mề đay nói riêng.
Còn theo Tây y: Người ta tìm ra trong lá tía tô chứa các chất như: hydrocumin, limonen, vitamin, perillaldehyd, cùng các khoáng chất có thể giúp điều trị nhiều bệnh.
Do đó, dùng lá tía tô là cách điều trị nổi mề đay dân gian đem lại hiệu quả cực tốt.
Cách làm:
- Lấy 200g lá tía tô tươi đã rửa sạch đem xay nhuyễn cùng 1000ml nước.
- Sau đó đem hỗn hợp trên đun sôi, lọc bã lấy nước rồi để nguội.
- Lấy nước đó uống, mỗi ngày 3-5 lần. Uống cách ngày trong vòng 1 tháng.
Ngoài ra, có thể lấy lá tía tô xay nhuyễn để đắp lên vùng da bệnh cũng có hiệu quả điều trị cực tốt.
Dùng cây nha đam
Nha đam vốn được biết đến là có tác dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ vì trong thành phần cây nha đam có chứa các chất kháng viêm, dưỡng ẩm như: aloezin, glycosid, anthraquinone, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau.
Cách dùng: Bạn chỉ lấy phần gel trong của nha đam bôi lên vùng da bị mề đay. Bôi trong vòng khoảng 20 phút sau đó vệ sinh lại bằng nước thật sạch.
Cách chữa nổi mề đay dân gian bằng rau má
Sở dĩ rau má được dùng để chữa bệnh là vì nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và dưỡng ẩm khá tốt.
Có 2 cách sử dụng:
Cách 1: Xay rau má rồi cho thêm nước vào để uống hàng ngày.
Cách 2: Lấy rau má rửa sạch đem phơi khô rồi hãm lấy nước uống giống như chè xanh.
Ngoài ra có thể chế biến rau má thành một vài món ăn như nộm rất ngon miệng mà lại bổ dưỡng. Bạn có thể áp dụng để đỡ thấy ngán khi uống nước rau má quá nhiều.
Sử dụng cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây rất phổ biến, nhiều nhà trồng với mục đích làm cảnh. Tuy nhiên tác dụng của nó thì không hẳn ai cũng biết. Cây có vị ngọt, tính mát, lưu thông khí huyết.
Cách dùng: Bạn lấy khoảng 100g lá đinh lăng tươi đã rửa sạch rồi đem nấu sôi cùng với 200ml nước. Đun sôi trong khoảng 15p. Sau đó chắt nước ra bát. Rồi đổ thêm 200ml nước vào xoong để đun tiếp lần hai. Sau khi lần hai sôi thì đổ ra lấy nước. Trộn 2 phần nước ở hai lần lại với nhau để uống. Chia làm 2 lần uống, duy trì uống trong 1 tuần.
Tắm lá trà xanh
Trong lá trà xanh chứa rất nhiều chất như flavonoid,vitamin, tanin và nhiều khoáng chất có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm, tăng cường độ ẩm. Vì vậy, trà xanh có thể chữa được các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mề đay.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 100g lá chè xanh đã rửa thật sạch đem nấu sôi với 3 lít nước.
- Pha nước đã đun đó với nước sạch để tắm toàn thân hàng ngày. Hoặc lấy nước đó để nguội rồi chấm, lau lên vùng da bị mày đay.
Bài thuốc dân gian từ củ gừng
Gừng là một nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mỗi nhà. Gừng có tính ấm, vị cay và có tác dụng giải độc tốt nên được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Đây cũng là cách chữa nổi mề đay dân gian được các bác sĩ khuyên dùng.
Cách làm:
- Bạn cần vệ sinh da thật sạch.
- Gừng đã rửa sạch, gọt vỏ đem cắt lát mỏng rồi đắp lên vùng bị nổi mày đay trong khoảng 30 phút. Bạn sẽ thấy cảm giác ngứa đỡ đi rất nhiều.
- Ngoài ra, bạn có thể nấu nước ép gừng cùng với đường phèn. Rồi lấy nước uống hàng ngày.
Sử dụng cây chó đẻ
Trong đông y, cây chó đẻ được biết đến là có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm,giải độc gan nên được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh về gan. Ngoài ra, còn có khả năng hỗ trợ trong quá trình điều trị các bệnh ngoài da như bệnh nổi mề đay.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 100g lá cây chó đẻ đã rửa thật sạch đem giã hoặc xay nhuyễn.
- Đắp lá đã xay nhuyễn đó lên cùng da bị mề đay đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Làm như vậy mỗi ngày 1 lần sẽ thấy hiệu quả đáng kể với bệnh.
Cách trị mề đay trong dân gian bằng lá bạc hà
Theo đông y, lá bạc hà có khả năng giải độc, phong nhiệt vì vậy có thể dùng trong điều trị các bệnh ngoài da. Còn theo tây y thì trong lá bạc hà chứa nhiều limonene, camphen, mentol. Những chất này có khả năng chống viêm khá tốt. Vì vậy, có thể nói lá bạc hà rất tốt với người bị nổi mày đay.
Cách dùng:
- Lấy lá bạc hà tươi đã rửa thật sạch đem giã hoặc xay nát.
- Rồi đắp lên da bị bệnh đã được vệ sinh sạch sẽ.
Áp dụng mỗi ngày hai lần cho tới khi vết tổn thương trên da do bệnh mề đay lành lại.
Chữa nổi mề đay bằng bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm
Hầu hết các cách chữa nổi mề đay dân gian chỉ có khả năng điều trị cho những trường hợp mề đay thể nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị vì dược chất trong các vị thuốc đơn lẻ nhìn chung khá thấp nên hiệu quả điều trị không cao. Hiểu được tâm lý muốn chữa bệnh an toàn bằng các vị thảo dược tự nhiên, cộng với kinh nghiệm trong thực tiễn điều trị, Nhà thuốc Tâm Minh Đường đã xây dựng lên bài thuốc chữa nổi mề đay toàn diện Ngưu Bì Giải Độc Ẩm.
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là sự kết hợp của bài thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi tương hỗ nhau trong điều trị:
Thuốc uống:
Được tạo thành từ 11 loại thảo dược nổi tiếng trong điều trị các bệnh lý về da liễu, đảm nhận chức năng giải độc từ bên trong, tăng cường chức năng gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong 11 vị thuốc, có 6 vị được coi là chủ dược trong điều trị:
5 vị thuốc có tác dụng hỗ trợ, củng cố cho các vị thuốc chính bao gồm: Kinh Giới, Sinh Hoàng Kỳ, Liên Kiều, Cam Thảo và Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo.
Các vị thuốc được gia giảm với nhau theo một “Tỷ lệ vàng” và được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Nhờ đó, người bệnh sẽ luôn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Thuốc ngâm rửa và thuốc bôi là hai liệu pháp hỗ trợ đắc lực cho thuốc uống trong điều trị. Trong đó:
- Thuốc ngâm rửa: Có tác dụng làm sạch bề mặt da, diệt khuẩn trên bề mặt da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.
- Thuốc bôi: Được bào chế ở dạng kem tiện sử dụng, khi bôi trực tiếp lên vùng da bệnh sẽ cho hiệu quả giảm ngứa, giảm sưng ở các nốt mề đay. Ngoài ra, sau khi bôi thuốc, người bệnh thấy dễ chịu hơn và hạn chế tình trạng gãi, chà xát da gây nhiễm trùng.
100% thảo dược dùng trong bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế) nên đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, độ sạch và chất lượng dược liệu.
Thông thường, với những trường hợp nổi mề đay thể nhẹ thì sau khi dùng thuốc hết ngày thứ 2 đã thấy tình trạng ngứa, mẩn da thuyên giảm đến 30%. 85% trường hợp dứt điểm bệnh chỉ sau một liệu trình điều trị trong 10 ngày.
Bạn muốn được bác sĩ tư vấn trực tiếp cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là một trong những bài thuốc được nghiên cứu và xây dựng bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Đây là một thương hiệu Đông y nổi tiếng được nhiều người bệnh tin tưởng. Năm 2018, với những đóng góp cho cộng đồng, Tâm Minh Đường đã được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0908849669
Trên đây là những cách chữa nổi mề đay dân gian hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm những lựa chọn để điều trị bệnh tốt hơn. Chúc bạn và người thân sức khỏe!