Cách kiểm tra thận yếu có rất nhiều, việc kiểm tra sớm và phát hiện ra tình trạng bệnh kịp thời sẽ giúp chẩn đoán được tình trạng bất thường ở thận. Bài viết giới thiệu đến bạn đọc một số phương pháp kiểm tra sau đây.
Nội dung chính trong bài
Cách kiểm tra chức năng thận yếu chính xác
Kiểm tra chức năng thận là một hành động đơn giản nhưng vô cùng cần thiết. Hiện nay, nhiều phương pháp ra đời nhằm giúp bạn kiểm tra xem tình trạng của thận một cách đơn giản, an toàn và nhanh chóng.
Kiểm tra thận yếu tại nhà
Việc bạn cần làm là chuẩn bị 1 ly nước sạch, sau đó lấy một ít nước tiểu đổ vào ly. Nếu ly nước trong và sạch, chứng tỏ thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt. Nhưng nếu ly nước chuyển sang đục và có váng nổi lên thì khả năng chức năng thận của bạn đã bị tổn thương và suy yếu.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về kết quả trên, bạn nên theo dõi một số dấu hiệu sau:
- Tiểu ít, tiểu dắt, nhỏ giọt, tiểu nhiều lần trong đêm
- Mắt sưng khi ngủ dậy
- Giấc ngủ chập chờn, không sâu, ngủ không đủ giấc
- Tóc rụng nhiều khi gội
- Cảm thấy mỏi chân khi đứng trong một khoảng thời gian không quá lâu
- Không nâng được vật nặng, chân bủn rủn mất sức.
Nếu qua bài kiểm tra cộng thêm cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên thì thận của bạn có nguy cơ suy giảm chức năng rất cao.
Cách kiểm tra thận yếu bằng xét nghiệm ure máu
Tiến hành xét nghiệm Ure máu tại bệnh viện lớn và uy tín. Dựa theo chỉ số ure có thể đánh giá chức năng của thận cũng như các bệnh lý khác liên quan đến thận. Nếu kết quả xét nghiệm cho ra giá trị Ure máu từ 2.5 – 7.5 mmol/l thì thận bình thường. Nếu chỉ số Ure cao hơn mức nói trên thì có thể thận của bạn đã bị suy yếu, nguy cơ mắc các bệnh như suy thận, sỏi thận, viêm ống thận,…
Cách kiểm tra thận yếu qua xét nghiệm Axit Uric
Chỉ số axit uric sẽ thể hiện tình trạng chức năng thận của bạn. Thông qua xét nghiệm axit uric, bác sĩ có thể đánh giá bạn có đang mắc chứng yếu thận hay không.
- Nồng độ axit uric từ 180 – 420 mmol/l: bình thường với nam giới
- Nồng độ axit uric từ 150 – 360 mmol/l: bình thường với nữ giới
Nếu người mắc chứng suy thận, suy giảm chức năng thận, bệnh gout hay vẩy nến thì nồng độ sẽ cao hơn mức trung bình kể trên.
Cách kiểm tra thận yếu bằng nước tiểu
Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn mang đi xét nghiệm để kiểm tra xem có bất trì biểu hiện bất thường nào không. Dựa trên kết quả phân tích nước tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán chức năng thận của bạn có hoạt động một cách bình thường hay không
Nếu thận bị yếu, các chỉ số sẽ thể hiện như sau:
- Tỷ trọng nước tiểu giảm: dưới mức bình thường là từ 1.01 – 1.020
- Định lượng đạm niệu trong 24 giờ (protein nước tiểu): tăng lên 0.3g/l/24h trong khi chỉ số người bình thường là từ 0 – 0.2/l/24h
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các cách kiểm tra dấu hiệu thận yếu bằng bài kiểm tra trầm tích nước tiểu, đo lượng tế bào bạch cầu và hồng cầu, hay kiểm tra lượng vi khuẩn cao và kiểm tra số lượng lớn những phôi tế bào.
Kiểm tra thể tích nước tiểu
Kiểm tra thể tích nước tiểu là một trong những xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng nhất giúp kiểm tra chức năng thận chính xác. Trong trường hợp lượng nước tiểu thấp có thể chẩn đoán yếu thận bởi nguyên nhân tắc nghẽn đường tiết niệu, lượng nước tiểu nhiều có thể do bệnh hoặc chấn thương gây ra.
Kiểm tra thận yếu cần làm xét nghiệm gì?
Như đã nói ở trên, chức năng thận có thể được đánh giá qua các xét nghiệm khác nhau. Người bệnh thường được chỉ định để tiến hành kết hợp nhiều xét nghiệm để có thể đánh giá chính xác nhất chức năng của thận.
Ngoài các cách xét nghiệm trên thì bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số liệu pháp khác như:
Xét nghiệm máu
Bạn có thể đến bệnh viện và bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm những xét nghiệm mẫu máu để so sánh những chất được lọc bởi thận, ví dụ như creatinin (Cr) và ure máu (BUN). Sự tăng nhanh chóng của những chỉ số sau xét nghiệm có thể xác định ra yếu thận cấp tính.
Cách Kiểm tra thận yếu thông qua chỉ số điện giải đồ
Khi chức năng thận bị suy giảm, trong cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng cân bằng các chất điện giải. Các chỉ số điện giải đồ sẽ giúp xác định xem bạn có đang mắc bệnh thận hay không
- Sodium (Natri): 135 – 145 mmol/l
- Potassium (Kali): 3.5 – 4.5 mmol/l
- Canxi trong máu: 2.2 – 2.6 mmol/l
Dựa vào điện giải đồ, nếu chỉ số Sodium giảm, Potassium tăng, canxi giảm so với mức thông thường thì kết quả bệnh nhân mắc chứng suy thận.
Cách phân biệt thận yếu với các bệnh khác
Một vài triệu chứng do bệnh gây ra có thể khiến bạn nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Nhằm “tìm đúng bệnh, bốc đúng thuốc”, bài viết xin lưu ý bạn một số điểm để phân biệt bệnh này với các bệnh khác, tránh những sai lầm không đáng có.
Một số triệu chứng của bệnh khiến bạn dễ nhầm lẫn như
- Sợ lạnh, cảm giác lạnh ở tay chân, đầu gối: Đây là triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh phong thấp hay một số bệnh về đau nhức xương khớp
- Đau vùng lưng quanh thân: Dễ nhầm lẫn với đau lưng, hay bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
- Buồn nôn: Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm hang vị,…
- Sưng đau mắt cá chân, chân hay bàn chân: Dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp hay bệnh gout
- Lo lắng, mệt mỏi, thiếu ngủ: Dễ nhầm lẫn với stress, các bệnh về tiền đình,…
- Hen suyễn, khó thở: Đây là triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với bệnh hen suyễn hay một số bệnh về phổi.
Một cơ quan trong cơ thể không khỏe sẽ kéo theo nhiều cơ quan khác rối loạn, suy giảm chức năng vốn có của nó. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh có thể nắm bắt rõ cách kiểm tra thận yếu, những biểu hiện của bệnh cũng như kịp thời thực hiện chữa trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có một sức khỏe tốt. Chúc quý bạn khỏe mạnh!