Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt mặc dù khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Đây là cách chữa từ xa xưa đã được áp dụng rất phổ biến. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến độc giả các tác dụng của lá lốt và cách dùng vị thuốc này để chữa bệnh.
Nội dung chính trong bài
Lá lốt có chữa được bệnh trĩ không?
Lá lốt (danh pháp khoa học là Piper lolot L) là một loại thực vật thân thảo được trồng phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai và Việt Nam. Từ lâu, lá lốt được xem là một loại thực phẩm cũng như thảo dược với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Các thành phần trong lá lốt gồm có:
- Những hợp chất chống oxy hóa cao như vitamin E, carotenoids, xanthophylls, tannin và phenolics.
- Flavonoids.
- Tinh dầu.
- Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, lá lốt có các công dụng dược lý dưới đây:
- Giúp ngăn ngừa các vấn đề với tim mạch.
- Chống viêm, chống xơ vữa động mạch.
- Ngoài ra, lá lốt còn chữa bệnh trĩ khá hiệu quả, giúp giảm căng thẳng oxy hóa và tăng sản xuất NO trong các tế bào nội tĩnh mạch của con người.
- Hỗ trợ các vấn đề với hệ thống xương khớp như phong thấp, đau lưng, đầu gối sưng nhức, tê buốt tay chân, tay chân nhức mỏi.
- Điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn đường ruột, tiêu chảy nhưng không kèm đau bụng, …
- Chữa phù thũng, viêm lợi không chắc chân răng và tay chân ra mồ hôi trộm.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Bài thuốc uống từ cây lá lốt
Nước sắc từ lá lốt không chỉ giúp điều trị trĩ nội mà còn có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa và chứng tiêu chảy nhưng không kèm theo biểu hiện đau bụng.
- Nguyên liệu cần có:
- Năm mươi đến một trăm gram lá lốt tươi hoặc loại sấy khô đều được.
- Hai bát nước lọc.
- Cách thực hiện bài thuốc uống từ lá lốt chữa bệnh trĩ:
- Cho lá lốt vào nồi đất, sau đó thêm nước lọc.
- Đun cho đến khi nước sôi thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước sắc để uống.
- Mỗi ngày sử dụng ba lần.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải diệp
Ngải diếp hay còn có cái tên quen thuộc hơn là ngải cứu, là một loại cây từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm và cả vị thuốc. Theo y học hiện đại, nhờ vào các thành phần như folium, candiene, alcol, phellandrene mà ngải diệp có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu hiệu quả. Còn với y học cổ truyền, ngải cứu tính ấm, có vị đắng cay, thích hợp dùng để trị các vấn đề rối loạn khí huyết, trĩ ra máu và kiết lỵ.
- Nguyên liệu cần có:
- 50g đến 100g lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo.
- 50g đến 100g lá ngải tươi, rửa sạch, để ráo.
- Hai đến ba bát nước (thêm hay giảm tùy vào tình hình trĩ của bạn).
- Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và ngải diệp như sau:
- Cho cả lá lốt, lá ngải diệp vào nồi.
- Thêm nước vào và đun đến khi sôi bùng lên, tắt bếp, để nước thuốc được nguội bớt.
- Đợi đến khi nước sắc còn khoảng 40 độ C đến 50 độ C thì lấy cho vào chậu, đặt mông vào nước đó ngâm trong 5 đến 10 phút.
- Phần bã sau đó có thể dùng đắp thêm trong vài phút.
- Thực hiện phương pháp này hàng ngày.
Lá lốt chữa bệnh trĩ cùng muối tinh
Muối tinh hay còn gọi muối hạt là loại muối ít dùng trong nấu ăn mà hay dùng để ngâm rửa. Đây là loại muối nguyên chất không pha tạp, vì thế nó vẫn giữ được dược tính đáng có. Theo Đông y, muối vị mặn, tính mát, có tác dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm, diệt trùng.
Vì vậy, bạn có thể kết hợp lá lốt với muối tinh để làm nước ngâm rửa cho vùng hậu môn đang bị trĩ “tấn công” của mình, nó sẽ mang lại tín hiệu cải thiện đáng kể.
- Nguyên liệu cần có:
- Khoảng một nắm tay lá lốt tươi.
- Muối tinh dùng một thìa cà phê.
- Nước lọc hai bát.
- Cách thực hiện cách trị bệnh trĩ bằng lá lốt này:
- Cho lá lốt, nước lọc vào nồi rồi đun sôi.
- Bắc nồi xuống đổ nước thuốc ra chậu, lợi dụng hơi nước bốc lên để xông hậu môn trong khoảng vài phút.
- Sau khi nước còn âm ấm, thêm muối tinh vào rồi khuấy cho tan hoàn toàn.
- Dùng dung dịch này để ngâm vùng bị ảnh hưởng trong mười phút.
- Bạn nên thực hiện nó mỗi ngày một lần.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt, lá ngải, lá sung, rau cúc tần và củ nghệ
Lá lốt kết hợp với lá ngải thì có tác dụng giống như đã nói ở trên, nhưng bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm lá sung, rau cúc tần và củ nghệ để gia tăng hiệu quả trong việc ngâm rửa búi trĩ.
Rau cúc tần, danh pháp khoa học là Pluchea indica (L.) Less, là một vị thuốc nam quý mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong cuc tần có chứa nhiều tinh dầu, triterpen, axit chlorogenic, các flavonoid, khoáng chất (canxi, photpho, sắt, caroten) và vitamin C. theo y học cổ truyền, rau cúc tần có vị đắng, cay, tính ấm. Nó có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, cầm máu.
>> Xem Thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh tại nhà đơn giản & hiệu quả
Cây sung là cây mà nhiều bộ phận có thể dùng làm thuốc, từ lá, quả, vỏ đến nhựa. Theo Đông y, lá sung có vị chát, tính mát, thích hợp dùng tiêu viêm, sát trùng bên ngoài da.
Nghệ, tên chuyên môn là khương hoàng, được trồng phổ biến ở nước ta làm gia vị và dược liệu. Thành phần hóa học trong củ nghệ chủ yếu là tinh dầu, tumeron và curcumin (I, II, III). chính nhờ vào những chất kể trên mà nghệ có tác dụng diệt nấm, sát trùng, chống viêm và chữa lành vết thương ngoài da hiệu quả.
- Nguyên liệu cần có trong cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và các vị thuốc này gồm:
- Lá lốt: 100g.
- Lá sung, lá ngải, rau cúc tần dùng mỗi loại 50g.
- Đem các loại lá trên rửa sạch và để ráo nước.
- Nghệ thái miếng (dùng khoảng 2g).
- Cách thực hiện:
- Các loại lá trên cho vào nồi, thêm nước xâm xấp với lượng lá.
- Đan cho đến khi thật sôi thì thêm nghệ thái miếng vào, đun cho sôi lại thêm một lần nữa.
- Bắc nồi xuống, thêm một thìa cà phê muối hột vào, khuấy cho muối tan hết.
- Đợi nước thuốc nguội đến nhiệt độ phòng thì đem dùng ngâm vùng bị ảnh hưởng trước, sau đó lấy nước rửa nhẹ nhàng búi trĩ.
- Thực hiện biện pháp này ngày một lần.
Lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh trĩ
Khi dùng lá lốt để chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bạn cần chắc chắn mình không bị dị ứng với lá lốt: Việc sử dụng lá lốt qua cả đường uống cũng như dùng ngâm rửa có thể gây kích ứng nếu bạn có tiền sử từ trước. Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn, bạn nên xin lời khuyên từ các bác sĩ trước.
- Các biện pháp dùng lá lốt chữa bệnh trĩ trên chỉ có hiệu quả cao ở mức độ tình trạng bệnh nhẹ, còn với trường hợp búi trĩ đã phát triển quá to, không thể tự thụt vào thì bạn cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ.
- Các phương pháp ngâm rửa được thực hiện đều đặn từ hai đến ba tuần, bạn cũng cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh để xem có sự cải thiện hay không. Nếu không, thì bạn nên đi khám lại và xin tư vấn từ chuyên gia y tế.
- Lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng của bệnh nhân: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ dễ tiêu từ rau xanh, hoa quả, tập luyện thể thao, không ngồi quá lâu, không ăn đồ cay, đồ chiên…
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt mà bài viết chia sẻ hy vọng mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Sử dụng thảo dược một cách thông minh sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.