Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không như thế nào mới mang lại hiệu quả cao? Các liệu pháp thiên nhiên đang được nhiều bệnh nhân sử dụng vì có tính an toàn cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề để điều trị thuận lợi hơn. Dưới đây là những thông tin giúp các bạn hiểu hơn về cách thức này.
Nội dung chính trong bài
Lá trầu không có chữa được bệnh trĩ không?
Lá trầu không là dược liệu quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc Đông y. Lá trầu không có tính ấm, vị hơi cay, mùi thơm, rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh viêm, loét, nhiễm khuẩn, chữa trĩ, táo bón… Ngoài ra, loại dược liệu này có đặc tính kháng viêm cực mạnh, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm…
Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 100g lá trầu không chứa hơn 2,4% tinh dầu betel phenol. Loại tinh dầu này có khả năng cầm máu, sát khuẩn trực tràng, giúp các búi trĩ co lại.
Việc sử dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có tác dụng giảm ngứa rát vùng hậu môn, góp phần giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
Một số hoạt chất trong lá trầu không có thể trị chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón, hạn chế nguy cơ bị trĩ ở nhiều người. Thành phần chống oxy hóa trong dược liệu này có tác dụng hỗ trợ hoạt động của đường ruột, giảm thiểu chứng đau dạ dày.
Do đó, lá trầu không thường được sử dụng cho các đối tượng:
- Những người bị trĩ ở giai đoạn trung bình nhẹ.
- Người bị nứt hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Lá trầu không rất dễ tìm và mua ở bất cứ đâu. Ngoài ra, bạn có thể tự trồng lá trầu không ở nhà để dùng khi cần. Nếu mua ở ngoài, bạn nên đảm bảo mua được những lá trầu chín, tức là loại lá không già quá cũng không non quá.
Chọn lá chín, màu hơi đậm sẽ chứa nhiều tinh chất hơn. Thêm vào đó, nên đảm bảo rằng lá trầu không mình mua không bị tẩm bất kỳ hoá chất kích thích hay bảo quản nào.
Để sử dụng loại lá này làm bài nguyên liệu làm bài thuốc nam chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả, mọi người hãy tham khảo một số mẹo sau đây:
Ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ
Vào buổi tối sau khi đi ngoài, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm. Sau đó nấu nước trầu không để ngồi ngâm. Các tinh chất từ trầu không sẽ rất dễ thấm và làm co búi trĩ hiệu quả. Thêm vào đó, việc ngân nước ấm sẽ làm mạch máu lưu thông tốt hơn, đỡ ngứa và đau rát hơn. Cách làm như sau:
- Dùng 1 nắm lá trầu không ngâm với nước muối trong 20 phút.
- Đem rửa thật sạch đất cát lại bằng nước sạch, để ráo.
- Cho lá trầu không vào đun với 4 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
- Để nước bớt nóng và tiến hành ngâm cho đến khi nước nguội hẳn.
Đắp lá trầu không
Để các tinh chất dễ dàng thẩm thấu vào vùng tổn thương và phát huy tác dụng. Các tinh chất sẽ khử trùng, sát khuẩn, làm co búi trĩ rất nhanh. Người bệnh có thể dùng lá trầu không đắp lên vùng hậu môn.
Mỗi ngày thực hiện điều đặn 1 lần, chỉ sau 1 tuần người bệnh sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt. Bạn nên đi ngoài, rửa hậu môn nhẹ nhàng bằng nước ấm trước khi thực hiện.
>>>Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá hiệu quả tại nhà
Cách làm như sau:
- Hái 1 nắm lá trầu không ngâm với nước muối loãng, lọc bỏ những lá bị sâu, nát.
- Rửa sạch đất cát, để ráo nước cho khô hẳn.
- Đem lá trầu không đi giã nát, bỏ thêm vài hạt muối.
- Dùng bông tiệt trùng thấm phần nước tiết ra chấm nhiều lần lên búi trĩ.
- Lấy trầu không đã được giã nát đắp xung quanh hậu môn. Dùng khăn sạch quấn cố định, giữ nguyên trong 20 phút.
- Cuối cùng gỡ khăn, đẩy nhẹ bã trầu ra và rửa sạch nhẹ nhàng với nước.
Đây là tất cả các cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không mà mọi người có thể tham khảo. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp thuận tiện và phù hợp nhất với bản thân để tiến hành. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần vào đúng khung giờ nhất đinh. Khoảng 1-2 tuần sau, người bệnh sẽ thấy những chuyển biến rõ rệt.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không và thảo dược
Nếu người bệnh có thời gian và chi phí nhiều hơn một chút, bạn có thể tìm mua thêm một số loại thảo dược để dùng chung với trầu không. Việc kết hợp thêm thảo dược giúp làm tăng tác dụng điều trị trĩ, búi trĩ co lại, chất nhầy và máu giảm rõ rệt,….
Người bệnh có thể tìm mua và tham khảo cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả này theo các bước sau:
- Dùng lá trầu không, hạt quả gấc, quả bồ kết mỗi thứ 10 gam đem rửa thật sạch để ráo.
- Đem hỗn hợp trên giã thật nát bỏ vào nồi, thêm 1 quả cau cắt nát, 3 lít nước.
- Đun sôi trong vòng 10 phút, sau đó đổ ra chậu sạch.
- Tiến hành xông hơi cho đến khi nước nguội hẳn.
- Phần bã chắt ra, đắp xung quanh hậu môn trong 30 phút.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần.
Xông lá trầu không trị trĩ
Tương tự như cách ngâm lá trầu không, người bệnh có thể xông hơi để thấm các tinh chất. Khi đun nóng, các tinh chất sẽ dễ bay hơi và ngấm vào da. Bạn nên thực hiện vào mỗi tối, vệ sinh thật sạch hậu môn trước khi thực hiện.
Cách làm như sau:
- Hái 2 nắm lá trầu không, ngâm với muối loãng trong 20 phút.
- Rửa thật sạch, để ráo nước.
- Đem lá trầu không đun với 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút.
- Bắc nồi đổ ra chậu, đặt hậu môn phía bên trên và tiến hành xông đến khi nước nguội.
- Phần nước có thể lấy để rửa xung quanh hậu môn.
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ
Trĩ thường gây nhiều bất tiện cho đời sống sinh hoạt, cũng như luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Để điều trị bệnh thuận lợi, mọi người nên lưu ý đến những vấn đề sau:
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn những thực phẩm nhiều chất xơ, hạn chế sử dụng những chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều muối,…
- Đảm bảo bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường thực hành các bài tập thể dục giúp co búi trĩ.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh bị stress, lo âu, không nên thức khuya, làm việc bưng vác nặng nhọc.
- Điều trị trĩ bằng lá trầu không chỉ là phương pháp bổ trợ, không có tác dụng thay thế các liều thuốc đặc trị. Do đó, người bệnh nên thăm khám bác sĩ nếu bệnh tiến đến giai đoạn 3,4.
- Mức độ hiệu quả của phương thuốc này cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa người bệnh, tình trạng, cấp độ nặng nhẹ,… Thế nên, người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều vào biện pháp này.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được đánh giá là phương pháp an toàn, lành tính. Tuy nhiên, vì hàm lượng dược tính trong lá trầu không không cao nên hiệu quả điều trị sẽ không cao, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng một thời gian dài mới có tiến triển.
Cao Tiêu Trĩ – Dập tan búi trĩ
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được đánh giá là phương pháp an toàn, lành tính. Tuy nhiên, vì hàm lượng dược tính trong lá trầu không cao nên hiệu quả điều trị sẽ kém khả quan. Người bệnh cần phải kiên trì trong khoảng thời gian dài mới nhận được kết quả như mong muốn.
Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều bệnh nhân tìm đến Cao Tiêu Trĩ – Bài thuốc điều trị dứt điểm bệnh trị theo lộ trình bài bản gồm thuốc uống – thuốc ngâm. Cao Tiêu Trĩ là một công trình nghiên cứu và bào chế bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược.
Với mong muốn mang tới cho người bệnh sản phẩm tốt nhất, các lương y tại phòng khám đã lựa chọn ra 9 vị thảo dược “bổ trung ích khí” tốt nhất để bào chế Cao Tiêu Trĩ, bao gồm:
- Hòe hoa, Ngũ bột tử: Cầm máu, trị xuất huyết, hạ khí, thanh nhiệt.
- Ngư tinh thảo, Tỳ giải: Giải độc, thanh nhiệt, giúp co búi trĩ.
- Bạch thược, Nha đam tử: Giảm co thắt hậu môn, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, kháng khuẩn.
- Hoàng liên, Mã đậu linh: Chống tiêu chảy, táo bón.
- Toàn yến: Hỗ trợ phục hồi tổn thương trực tràng, hậu môn.
Để cô đọng tối đa dược chất từ thảo mộc, nhà thuốc đã áp dụng phương pháp sắc thuốc truyền thống, không cặn bã để bào chế Cao Tiêu Trĩ. Theo đó, thảo dược sẽ được sắc trên bếp củi trong vòng 48h ở nhiệt độ 100 độ C, trải qua 9 lần chắt lọc, phần nước cốt thu được mới đem cô thành cao. Nhờ vậy, thành phẩm mang lại vô cùng sánh mịn, thơm mùi thảo dược. Đặc biệt, tan nhanh trong nước giúp cơ thể dễ dàng hấp thu.
Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm về lý do vì sao Nhà thuốc Tâm Minh Đường lựa chọn cách bào chế thảo dược thành dạng cao qua phân tích của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương:
Đặc biệt, Cao Tiêu Trĩ mang lại tác động toàn diện khi được bổ sung thêm bài thuốc ngâm được bào chế từ Đại Hoàng. Nếu thuốc uống giúp bệnh nhân dễ dàng hấp thụ thì bài thuốc ngâm lại đặc biệt hiệu quả cho bệnh nhân trĩ ngoại, nhờ tác dụng cầm máu, kháng viêm, tiêu sưng, sát trùng trực tiếp tại búi trĩ. Nhờ phác đồ điều trị bài bản, bệnh nhân khi sử dụng Cao Tiêu Trĩ sẽ nhận được kết quả như mong muốn chỉ sau 2-3 liệu trình. Cụ thể như sau:
Minh chứng cho hiệu quả của Cao Tiêu Trĩ – Bác Đinh Văn Khuông:
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Nếu bạn cần tư vấn thêm, bấm vào khung chat với bác sĩ dưới góc màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Trên đây là các cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả hiện nay. Người bệnh nên chọn một bài thuốc phù hợp cho mình, đồng thời kiên trì áp dụng đều đặn. Ngoài ra, đừng quên lưu ý một số vấn đề để bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.