Nhiều người truyền tai nhau về phương pháp chữa mề đay bằng lá trầu không sẽ có hiệu quả nhanh. Tuy nhiên thực tế cách chữa bệnh này có thực sự tốt không, có nhược điểm gì thì ít ai biết chính xác. Vậy cách trị bệnh này với lá trầu như thế nào? Bài viết sau sẽ tìm hiểu giúp bạn những thông tin liên quan tới phương pháp chữa bệnh này.
Nội dung chính trong bài
Chữa mề đay bằng lá trầu tốt không?
Sử dụng lá trầu không để chữa mày đay là một bài thuốc dân gian được lưu truyền lâu đời. Thực tế, lá trầu có công dụng chữa được rất nhiều bệnh. Trong loại lá này có có chứa những hoạt chất có khả năng làm giảm viêm nhanh chóng. Trong đó phải kể tới hàm lượng poly – phenol và lượng tinh dầu lớn. Hoạt chất này được y học đánh giá giống như một liều kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt nhiều chủng nấm và vi khuẩn gây hại.
Loại lá này sẽ xoa dịu đi tình trạng ửng đỏ, ngứa ngáy, đau rát trên da người bệnh. Đồng thời, lá trầu không cũng giúp những vết thương hở mau chóng lành lại. Khi dùng các bài thuốc chữa mề đay bằng lá trầu không, người bệnh sẽ cảm nhận được những mảng da bị phồng rộp, ngứa rát sẽ dần phục hồi trạng thái bình thường.
Ngoài ra, cách chữa bệnh bằng lá trầu còn khá an toàn, không hề gây phản ứng phụ. Bởi vì nguyên liệu này có nguồn gốc thiên nhiên rất lành tính, không chứa thành phần hóa học nên sẽ không làm kích ứng da.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì hiệu quả chữa bệnh của loại lá này còn phụ thuộc cơ địa từng người. Có trường hợp khi sử dụng trong thời gian ngắn bệnh đã chấm dứt. Ngược lại, có những bệnh nhân phải kiên trì sử dụng nhiều ngày bệnh mới thuyên giảm.
Cách trị nổi mề đay bằng lá trầu
Cách trị nổi mày đay bằng lá trầu khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và không tốn nhiều công sức. Nếu bạn chưa biết tới phương pháp chữa bệnh này thì có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây:
Cách chữa mề đay bằng lá trầu không số 1: Đắp trực tiếp
Đây là bài thuốc đơn giản và có độ hiệu quả cao khi sử dụng. Bài thuốc này đắp trực tiếp vào vùng da bị tổn thương nên các dưỡng chất sẽ đi sâu vào bên trong hơn. Ngoài ra, bài thuốc này cũng có khả năng sát khuẩn cao nên giúp da mau chóng lành lại. Từ đây những triệu chứng của bệnh như sưng tấy, nóng đỏ hay ngứa rát sẽ giảm đi nhanh chóng.
Để thực hiện bài thuốc chữa mề đay bằng lá trầu không này, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu và một ít muối hạt. Với lá trầu, bạn cần chọn lá xanh, không quá non và không quá già, không bị sâu hoặc úa. Sau đó, bạn hãy rửa sạch lá đi và ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám vào.
Khi lá đã ngâm được chừng 20 phút thì bạn vớt ra, để ráo nước tự nhiên. Tiếp theo, bạn hãy giã nát lá với một chút muối hạt. Trước khi đắp thuốc lên da, bạn hãy làm sạch da bằng cách dùng khăn bông lau khô các vết thương hở. Bạn hãy lau nhẹ nhàng từng vị trí da bị tổn thương để tránh làm da thêm đau rát. Cuối cùng, bạn chỉ cần đắp thuốc lên da khoảng nửa tiếng rồi sửa lại với nước sạch là xong. Với bài thuốc này, để đạt được hiệu quả như ý, bạn hãy kiên trì đắp lá trong vòng 5 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Cách trị nổi mề đay bằng lá trầu không số 2: Lấy nước đun tắm
Tương tự như bài thuốc số 1, dùng lá trầu để tắm cũng sẽ giúp chữa bệnh trực tiếp. Hơn thế nữa, cách chữa bệnh này còn có thể làm sạch các loại vi khuẩn bám trên da. Đồng thời, bài thuốc cũng giúp những nốt mẩn đỏ do mayf đay gây ra không loang rộng và ngăn ngừa chúng tái phát.
Nguyên liệu để thực hiện bài thuốc dùng lá trầu không trị mề đay số 2 vẫn là 1 nắm lá trầu không và chút muối hạt. Những bước sơ chế ban đầu giống bài thuốc số 1. Sau khi bạn làm sạch và để lá trầu đã ráo thì bạn hãy cho chúng vào nồi và tiến hành đun sôi với nước. Lượng nước cần dùng ở mức vừa phải để tránh tốn thời gian đun.
Trong quá trình đun chín lá, bạn hãy cho thêm một một ít muối hạt vào. Sau 15 phút, bạn hãy tắt bếp đi và hòa nước lá trầu với nước sạch để tắm. Khi tắm nước lá trầu chữa mề đay, người bệnh cần dùng xà phòng để làm sạch da trước. Sau đó bạn hãy dùng bã từ lá trầu xát nhẹ lên vùng da bị bệnh.
Tuy nhiên với những vùng da nhạy cảm thì bạn không chà sát quá mạnh để tránh làm tổn thương da. Sau khi tắm với lá trầu khoảng 10 phút thì bạn hãy tắm lại với nước sạch. Người bệnh cần thực hiện phương pháp chữa bệnh này hàng ngày để thấy được hiệu quả như ý. Sau 1 tuần, bệnh sẽ thuyên giảm dần dần các triệu chứng.
Hạn chế của cách chữa nổi mề đay bằng lá trầu
Dùng các bài thuốc từ lá trầu để chữa mày đay đem lại nhiều ưu điểm vượt trội. Dược liệu này khá lành tính làm giúp làm giảm đi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên cách chữa bệnh bằng loại lá này cũng tồn tại một số hạn chế như sau:
- Lá trầu không sống ở ngoài tự nhiên nên dễ dính nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây kích ứng da. Do đó nếu không làm sạch kỹ sẽ có thể khiến da bị tổn thương thêm.
- Khi cho muối hạt vào lá trầu giã nát chỉ nên dùng một chút muối. Dùng quá nhiều muối sẽ khiến da bị xót và đau rát thêm.
- Biện pháp chữa bệnh này chỉ thích hợp dùng với tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu hoặc dị ứng thuốc, thức ăn nổi mề đay. Khi bệnh trở nặng thì bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
- Bài thuốc này chỉ là cách chữa bệnh tạm thời, không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Do đó nếu phải thuốc thì bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được phép tự ý bỏ thuốc để chuyển sang phương pháp này.
- Có một số trường hợp chữa mề đay bằng lá trầu không có thể bị dị ứng do cơ địa không phù hợp. Lúc này bạn không cố dùng biện pháp này sẽ có thể làm da bị tổn thương thêm.
- Lá trầu khi dùng để chữa mày đay không thể phát huy công dụng tức thì. Bài thuốc này cần một khoảng thời gian để ngấm sâu vào da mới có thể làm giảm được triệu chứng của bệnh. Do đó bạn nên kiên nhẫn thực hiện cách chữa bệnh này.
Có thể thấy rằng chữa mề đay bằng lá trầu không vừa an toàn, vừa đem lại hiệu quả sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên bài thuốc này cũng có một số nhược điểm bên trên mà bạn cần lưu ý khi sử dụng.