Hiện tượng đau cuống bao tử đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ là các tổn thương ở vùng này mà còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới những cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, việc tìm hiểu, nắm bắt các thông tin cơ bản về bệnh lý là điều quan trọng để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Nội dung chính trong bài
Cuống bao tử nằm ở đâu?
Vùng cuống bao tử thực chất là 1 đoạn ngắn ở phần đầu dạ dày, có vị trí dưới thực quản và thượng vị. Thức ăn sau khi đi vào thực quản sẽ phải đi tiếp qua vùng này để được nghiền, bóp, trộn lẫn cùng axit dịch vị rồi mới xuống tới thân vị của dạ dày. Nếu phần cuống gặp phải tổn thương nào đó như đau cuống bao tử, đau bao tử, viêm loét,.. sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng đau cuống bao tử
Mỗi người cần tự trang bị cho mình kiến thức về những dấu hiệu của bệnh nhằm phát hiện và khám chữa kịp thời. Theo đó, người bệnh được chẩn đoán mắc phải đau cuống dạ dày khi có các triệu chứng bao gồm:
- Xuất hiện những cơn đau từ âm ỉ cho tới dữ dội ở thượng vị, một số trường hợp còn thấy đau lan sang những khu vực xung quanh.
- Đầy bụng, chướng hơi, ăn uống kém, thường xuyên bị ợ nóng hoặc ợ chua, đôi lúc người bị đau cuống bao tử buồn nôn kể cả lúc chưa ăn gì, hoặc ăn xong là nôn ngay khiến cơ thể suy nhược.
- Triệu chứng nguy hiểm nhất chính là chảy máu tiêu hóa, lúc này các cơn đau trở nên dữ dội hơn rất nhiều, đồng thời khiến người bệnh nôn, tiểu tiện hay đại tiện đều thấy có kèm theo máu.
Cách trị đau cuống bao tử
Tùy theo trường hợp và các mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà sẽ có cách trị đau cuống dạ dày khác nhau. Do đó, người bệnh phải tới bệnh viện càng sớm càng tốt ngay khi thấy có những triệu chứng bất thường để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác. Thông thường, đau cuống bao tử này sẽ được điều trị bằng một số phương pháp sau:
Uống thuốc Tây y giúp giảm đau nhanh chóng
Mặc dù phương pháp này rất phổ biến, có thể đem lại tác dụng khá nhanh tuy nhiên hầu hết thuốc Tây nào cũng ít nhiều để lại tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh đau cuống bao tử tuyệt đối không được mua và sử dụng khi chưa được bác sĩ hướng dẫn, chỉ định.
Một số loại thuốc được dùng để trị bệnh có thể kể đến như: Pepcid AC, Subsalicylate Bismuth, Sucralfat, Mylanta, Mucosta… Khi uống thuốc người bệnh hãy tuân thủ theo đúng cách dùng, thời gian sử dụng, tránh việc bỏ giữa chừng hoặc tự ý tăng giảm liều lượng.
Cách trị đau cuống bao tử bằng Đông y
So với thuốc Tây y, những bài thuốc Nam dân gian tuy không thể mang tới hiệu quả nhanh chóng nhưng lại được đánh giá cao về tính an toàn, hiếm khi gây ra các tác dụng phụ. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp sử dụng 2 phương pháp điều trị đau cuống bao tử dưới đây.
- Tía tô hoặc trầu không: Lấy 1 nắm lá rửa sạch, sau đó sắc chung với nước, lọc bỏ bã và uống trực tiếp đều đặn mỗi ngày.
- Củ gừng: Người bệnh có thể dùng nước ép từ củ gừng tươi để pha với nước ấm, thêm mật ong và chanh khuấy đều rồi sử dụng mỗi buổi sáng. Hoặc đem gừng tươi thái lát, ngâm chung với dấm trong lọ kín khoảng 5 – 7 ngày, mỗi lần ăn vài lát sẽ giúp làm dịu cơn đau cuống bao tử. Cách này cũng có hiệu quả với cả bệnh sa dạ dày.
Phương pháp điều trị đau cuống dạ dày ngoại khoa
Đây là phương pháp dành cho những người bệnh đã ở mức nặng, việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả tốt. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở hoặc sử dụng nội soi tùy từng trường hợp, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hạn chế xảy ra biến chứng, người bệnh hãy lưu ý lựa chọn những bệnh viện lớn, có uy tín để thực hiện.
Người bị đau cuống bao tử cần có lối sống lành mạnh
Một lối sống sinh hoạt khoa học cũng góp phần không nhỏ giúp quá trình điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi hơn. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Ăn đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ, tránh sử dụng nhiều các món dầu mỡ, cay nóng, đồ sống, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…
- Người bệnh đau cuống bao tử cần có thời gian làm việc và thư giãn, nghỉ ngơi cần được cân bằng, không làm việc quá sức để đầu óc phải căng thẳng, cơ thể mệt mỏi.
- Người bệnh cần ngủ đủ giấc, không nên thức khuya. Bên cạnh đó hãy tránh xa các chất kích thích, đồng thời dành thời gian vận động nhẹ nhàng mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe.
Đau cuống bao tử nên ăn gì?
Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, để có thể hồi phục nhanh chóng hơn thì người bệnh còn cần phải quan tâm tới việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Theo đó, có thực phẩm giúp hạn chế dạ dày tiết axit, hỗ trợ vết viêm loét chóng lành, làm dịu vùng niêm mạc của dạ dày. Vậy, người bị đau cuống bao tử nên ăn gì?
- Các món mềm, lỏng (cháo, súp, canh): Thay vì ăn những món cứng, khó tiêu thì các món lỏng và mềm sẽ tránh gây áp lực tới vùng đang gặp phải tổn thương, phù hợp với người bệnh đau cuống dạ dày.
- Quả đậu bắp: Loại thực phẩm này chứa rất nhiều dưỡng chất như: Pectin, Carotene, Polysaccharides, vitamin, protein dạng kết dính… giúp chống lại vi khuẩn có hại, làm sạch bao tử, hỗ trợ làm lành các tổn thương do viêm cuống bao tử gây ra.
- Hạt thì là: Các khoáng chất bao gồm vitamin B, C, magie, chất xơ kali, sắt… cùng hoạt chất Anethole và Axit Aspartic có công dụng làm giảm các cơn đau co thắt, trị đầy bụng chướng hơi, bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Trái cây (táo, chuối): Trong quả táo chứa Pectin giúp dạ dày được bôi trơn, kích thích chức năng bao tử hoạt động hiệu quả. Chất Kali trong quả chuối giúp bảo vệ phần niêm mạc của dạ dày, giảm đau, ngừa khó tiêu, chống viêm bao tử… Tuy nhiên người bệnh đau cuống bao tử lưu ý không được sử dụng chuối tiêu hay chuối còn xanh.
- Ngoài việc uống nước lọc hàng ngày, người bệnh nên bổ sung thêm nước dừa để giúp làm loãng các dịch axit, tăng cường các khoáng chất như Mg, Ka, Ca… cho bao tử. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng là một loại đồ uống mà người bệnh có thể sử dụng giúp giảm chướng hơi, điều hòa tiêu hóa.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cơ bản về tình trạng đau cuống bao tử để mọi người có thể cùng tham khảo. Để phòng ngừa những nguy cơ xấu, người bệnh nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.