Đau dạ dày là gì khi căn bệnh này không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, chúng ta cần nắm rõ các cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán,… để có thể can thiệp xử lý kịp thời.
Nội dung chính trong bài
Đau dạ dày là gì?
Dạ dày nằm ở giữa thực quản và tá tràng, là bộ phận tiêu hóa lớn nhất. Nó có vai trò chứa và tiêu hóa thực phẩm. Hình dạng và vị trí của nó biến đổi theo sự thay đổi của thể vị và dung lượng thức ăn. Đau dạ dày có thể xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn cùng một số yếu tố nội ngoại nhân có thể khiến lớp niêm mạc dày bị tổn thương.
Đây là một loại bệnh biểu hiện sự rối loạn chức năng đường ruột. Đây là chứng bệnh thường gặp nhất ở xảy ra ở vị tràng đạo. Đặc trưng của đau dạ dày là tính dễ kích động của ruột, sự xuất hiện hoặc tính trầm trọng của bệnh có liên quan tới nguyên nhân tinh thần hoặc trạng thái kích ứng.
Khái niệm đau dạ dày không dùng để chỉ sự “biến đổi” ở một vị trí cố định. Ngoài các vị trí như thượng vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, môn vị… thuật ngữ này còn được mở rộng cho tất cả các tổn thương ở những cơ quan láng giềng như thực quản, tá tràng…
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Căn bệnh này có những triệu chứng điển hình và dễ dàng nhận biết. Nếu thấy xuất hiện 2-3 dấu hiệu dưới đây, khả năng bạn bị đau dạ dày là rất cao:
- Đau bụng là chủ yếu: Thường thấy là đau bụng giữa và dưới, đi kèm với triệu chứng này là đại tiện thất thường, bụng trướng. Đau bụng do đau dạ dày thường xuất hiện sau bữa ăn, ít xảy ra khi ngủ, trừ khi ngủ với cái bụng trống rỗng. Đặc điểm đau ở mỗi người cụ thể là cố định, không biến đổi.
- Đầy hơi khó tiêu: Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến thức ăn ứ đọng lại, sinh hơi và gây chướng bụng, cảm giác ậm ạch rất khó chịu và đau dạ dày. Nếu bạn bị đầy bụng trên sau khi ăn no thì hãy nên vui mừng vì điều đó chứng tỏ bệnh mới đang ở giai đoạn đầu.
- Ợ hơi, ợ chua: Đi kèm với chứng đầy bụng là hiện tượng ợ hơi ợ chua do thức ăn lên men trong dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày cũng có thể phải đối mặt với tình trạng đắng miệng, ợ đắng và đau vùng xương ức do thức ăn bị trào ngược lên nửa chừng.
- Buồn nôn, nôn: Là triệu chứng cho thấy đau dạ dày đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, vết loét tại niêm mạc dạ dày đã tăng kích thước và tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Việc nôn nhiều sẽ gây ra tình trạng mất nước và điện giải, thậm chí khiến cơ thể suy nhược, sụt cân…
- Chán ăn: Cảm giác ợ chua, ợ nóng và đầy bụng xảy ra khiến người bệnh đau dạ dày không còn thấy ngon miệng khi ăn uống. Bên cạnh đó, việc phải kiêng khem các món ăn ưa thích như đồ chiên rán, cay nóng, đồ ngọt… cũng khiến họ “thờ ơ” với việc ăn uống.
- Triệu chứng đau dạ dày – Đi ngoài: Lượng phân ít, có dạng hồ dạng lỏng, chứa ít nhiều dịch dính, đi ngoài thường mang tính đứt quãng. Nguyên nhân là do ăn uống không hợp lý gây nên, đôi khi xuất hiện cả triệu chứng tiêu chảy và bí tiện.
- Đau dạ dày gây bí tiện: Phân cứng, có thể dính dịch. Khi đại tiện người bệnh phải dùng nhiều sức, đi xong vẫn có cảm giác chưa hết. Bí tiện sẽ mang tính ngắt quãng hoặc liên tục.
Triệu chứng đau dạ dày cấp
Tình trạng đau cấp tính thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu không xử trí kịp thời, đau dạ dày cấp sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Khi thấy những dấu hiệu dưới đây, hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức:
- Đau thượng vị: Đau xảy ra đột ngột, cảm giác đau quặn bụng khi ăn no, ăn sau vài tiếng hoặc gần sáng.
- Nôn: Triệu chứng bệnh đau dạ dày cấp điển hình là người bệnh cảm giác buồn nôn xuất hiện ngay sau khi ăn, người bệnh có thể nôn thốc tháo, nôn hết tất thức ăn vừa tiêu thụ. Sau khoảng 1-2 tiếng, bệnh nhân lại nôn tiếp, nôn liên tục ra nước gây mất nước, suy nhược cơ thể.
- Đi ngoài: Triệu chứng đau dạ dày này không phải triệu chứng điển hình, tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý. Lúc này, người bệnh đi đại tiện nhiều, phân lỏng màu đen và mùi khó chịu.
Trong trường hợp được can thiệp kịp thời, các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để hệ tiêu hóa và niêm mạc dạ dày tổn thương quá lâu, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân đau dạ dày
Nghiên cứu cho rằng, nhân tố tinh thần và nhân tố ẩm thực là 2 thủ phạm lớn nhất gây đau dạ dày. Cùng với đó, một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra chứng bệnh này:
- Nhân tố tinh thần: Sự vận động của nhu động ruột chịu sự ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Tâm lý kích động, hay stress có thể dẫn đến rối loạn điều tiết thần kinh của trực tràng và não, gây cản trở chức năng đường ruột, dạ dày. Thống kê cho thấy, có đến 54% người bị đau dạ dày thường bị áp lực và căng thẳng kéo dài.
- Nhân tố dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống không khoa học bao gồm các thói quen ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh, vận động ngay sau khi ăn… có thể khiến dạ dày sản sinh quá nhiều acid dịch vị, tăng gánh nặng và làm tổn thương niêm mạc bao tử. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây đau dạ dày có thể do việc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng tạo cơ hội cho các chất độc hại cùng vi khuẩn tấn công và phá hủy dạ dày.
- Sử dụng đồ uống có cồn, ga quá nhiều: Dễ thấy tỷ lệ nam giới bị có phần áp đảo nữ giới. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được khi mà thói quen sinh hoạt ăn uống của nam giới thường “bừa bãi” hơn phái nữ. Đặc biệt, việc uống quá nhiều bia rượu, nước ngọt có ga cũng góp phần đưa căn bệnh đau dạ dày đến gần các quý ông hơn.
- Nguyên nhân bệnh đau dạ dày do dạm dụng thuốc Tây: Khi sử dụng thuốc Tây, đặc biệt là thuốc kháng sinh, kháng viêm nặng, các bác sĩ vẫn khuyến cáo về tác dụng phụ của chúng. Theo nghiên cứu, việc lạm dụng thuốc tây quá mức có thể ức chế sự tổng hợp prostaglandin – một chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có thể kể tên một số loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc tả, dầu cam, acid nitric, aspirin, indomethacin…
Chẩn đoán và phòng tránh đau dạ dày
Chẩn đoán đau dạ dày
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh sử của bệnh nhân để chẩn đoán sơ bộ. Thực tế thì chẩn đoán đau dạ dày này tương đối quan trọng, tính chính xác của nó phụ thuốc rất lớn vào kinh nghiệm và trình độ của bác sĩ. Từ kết luận thu được, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
- Nội soi dạ dày: Để kiểm tra xem niêm mạc dày có xuất hiện các vết loét không, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội soi dạ dày. So với siêu âm và điểm tra CT, nội soi dạ dày cho hiệu quả chính xác, đánh giá rõ ràng mức độ đau dạ dày của người bệnh.
- Xét nghiệm nước tiểu: Lợi dụng khuẩn thể HP có nhiều dịch, có thể chuyển hóa ure dạ dày thành amoniac và CO2, việc kiểm tra nước tiểu có thể xác định nhanh chóng liệu người bệnh có nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này không. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những sai số nhất định.
- Một số phương pháp chẩn đoán đau dạ dày khác: Xét nghiệm phân, kiểm tra huyết thanh, kiểm tra tổ chức bệnh lý… cũng sẽ được chỉ định trong trường hợp cần thiết.
Phòng tránh đau dạ dày
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây nước, uống nhiều nước lọc, nói không với rượu bia và chất kích thích. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm tải áp lực cho dạ dày.
- Loại bỏ thói quen xấu: Để phòng tránh bệnh đau dạ dày, hãy nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, hạn chế vừa ăn vừa xem phim, lướt điện thoại… Tuyệt đối không nằm ngủ, chạy nhảy ngay sau khi ăn no.
- Không lạm dụng thuốc Tây: Hãy dùng thuốc theo chỉ định của bạn sĩ, không dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc giảm đau liên tục.
- Giữ đầu óc luôn thoải mái: Để phòng tránh bị đau dạ dày, mọi người cần sắp xếp công việc cho phù hợp để tránh stress quá mức. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, đi bộ, hít thở không khí trong lành hoặc ngồi thiền, tập yoga để giải tỏa căng thẳng.
Cách điều trị đau dạ dày
Điều trị đau dạ dày bằng thuốc Tây
Mặc dù thuốc Tây là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày, nhưng nếu sử dụng hợp lý, nhóm thuốc này cũng giúp giải quyết các triệu chứng cấp tính hiệu quả:
- Thuốc trung hòa acid: Sodium Bicarbonate, Tactics, Router… được người đau dạ dày dùng sau khi ăn 1-2h để thấm hút dịch mật, trung hòa acid dạ dày và vệ niêm mạc dạ dày.
- Thuốc giảm đau, chống co thắt: Phổ biến nhất là Drotaverin, nhóm Antacid và Alverin. Thuốc có tác dụng chống co thắt, làm giãn cơ trơn của dạ dày, từ đó giảm đau hiệu quả.
- Thuốc kháng histamin H2: Bao gồm một số loại như Famotidin, Ranitidin, Cimetidin… Nhóm thuốc điều trị đau dạ dày này có tác dụng kháng lại quá trình sản sinh dịch vị quá mức, nhất là khi chúng ta ăn hoặc uống các loại thực phẩm kích thích như cà phê, đồ cay nóng, chiên xào…
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp đau dạ dày do sự xâm nhập của vi khuẩn Hp. Hai nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Penicillin và Macrolid.
Áp dụng một số bài thuốc Đông y
Tùy vào biểu hiện lâm sàng mà các bác sĩ YHCT sẽ kê cho bạn bài thuốc phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc nam mà bạn có thể tham khảo:
- Táo bón, bụng trướng, rêu lưỡi trắng: Người bị đau dạ dày dùng trầm hương, hậu phác mỗi loại 9g; mục hương, quả cau, uất kim, phục linh mỗi loại 12g; đại hoàng 6g; chỉ thực 20g. Đem nguyên liệu (trừ trầm hương và mục hương) sắc với 1 lít nước, đun sôi khoảng 15p thì cho 2 loại còn lại vào. Tiếp tục sắc cho tới khi còn 500ml thì chắt cho uống ngày 2 lần.
- Đau bụng tiêu chảy, ợ hơi, tiêu hóa kém: Người bệnh đau dạ dày dùng 15g đẳng sâm, 10g phật thủ, 9g trần bì và 9g sa nhân. Đem tất cả vị thuốc trên nấu nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
- Đại tiện nhiều lần, phân lỏng hoặc sống, ấn bụng thấy đau, sắc mặt khô vàng: Trường hợp đau dạ dày này nấu cháo gạo nếp với gừng khô để kiện tỳ dưỡng vi, hóa thấp. Trước tiên đem gừng khô nghiền thành bột, sau đó nấu với chút gạo nếp thành cháo. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, 1 tuần là đỡ bệnh.
- Vừa tiêu chảy vừa táo bón, hay buồn nôn, đắng miệng, chán ăn: Nguyên tắc chủ trị đau dạ dày chính là ích khí ôn trung, cân bằng hàn nhiệt. Chuẩn bị 2 quả lựu chua, bóc lấy hạt rồi giã nát, chắt nước cốt. Pha thêm chút mật ong rồi hòa với nước sôi để uống. Người bệnh sử dụng bài thuốc này ít nhất 1 tháng sẽ có tác dụng như ý.
Nghiên cứu và thống kê về đau dạ dày
Nghiên cứu về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế để làm sáng tỏ cơ chế cũng như góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, các chuyên gia đã tiến hành nhiều nghiên cứu xoay quanh bệnh lý này:
Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong điều trị đau dạ dày của cử nhân Nguyễn Lê Lan Anh – Đại Học Tây Đô.
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả của một số phác đồ điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter Pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương – Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Út, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và pH dịch vị lúc đói của bệnh nhân đau dạ dày mạn tính ở người cao tuổi – Luận văn bác sĩ CKII, Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong của Học viện Quân Y.
Thống kê về bệnh đau dạ dày
Theo dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh nhân bị đau dạ dày ở Việt Nam dao động khoảng 7% dân số cả nước. Con số này đang có xu hướng tăng lên 0,2%/năm. Trong đó, đau thông thường chiếm 60%, tỷ lệ xuất hiện vết loét khoảng 31%, số còn lại có nguy cơ ung thư dạ dày.
Xét về giới tính, nam giới có tỷ lệ bị đau dạ dày cao gấp 4 lần nữ giới, với đối tượng chủ yếu là người trung niên hoặc cao tuổi. Tuy nhiên do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh mà bệnh có xu hướng trẻ hóa dần.
Đau dạ dày vốn được xem là căn bệnh phổ biến, vì thế khá nhiều người chủ quan, không điều trị đến nơi đến chốn. Trường hợp để tổn thương biến chứng thành ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có tới 800.000 ca tử vong do ung thư dạ dày.
Cao Bình Vị – Giải pháp dứt điểm đau dạ dày
Để giải quyết triệt để tình trạng đau dạ dày, đội ngũ lương y Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Cao Bình Vị – Bài thuốc đông y chữa đau dạ dày dứt điểm chỉ sau 2-3 liệu trình.
Cao Bình Vị là sự kết tinh của 6 vị thảo dược kinh điển trong đông y bao gồm: Nhân trần, hoàng bá, cây chỉ thiên, kim ngân hoa, cối xa, bạch mao căn. Những vị thảo dược này tuy không mới, nhưng khi được kết hợp theo “công thức vàng” của Tâm Minh Đường lại mang tới hiệu quả vô cùng vượt trội.
- 7-10 ngày đầu: Giảm 30-40% tình trạng đau nhức, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…
- 10-20 ngày tiếp theo: Dứt điểm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, tình trạng đau dạ dày giảm 80%.
- Sau 1 tháng: Phục hồi tổn thương niêm mạc, dự phòng tái phát.
Ưu điểm của Cao Bình Vị Tâm Minh Đường:
- Toàn bộ thảo dược được thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người sử dụng.
- Khác với bài thuốc đông y thông thường, Cao Bình Vị được bào chế ở dạng cao nguyên chất – Tức xay nhỏ thuốc rồi nấu nguyên bã, nhờ đó giúp phát huy tối đa dược tính của thảo mộc.
- Cao tan nhanh trong nước, dễ dàng thẩm thấu lên thành dạ dày, đem tới hiệu quả điều trị gấp 2-3 lần so với sản phẩm cùng loại.
Theo số liệu thống kê tại phòng khám, có tới 10.000 người mắc bệnh đau dạ dày đạt kết quả điều trị tốt, nhiều năm không tái phát.
Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bấm ngay khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!
Trên đây là một số thông tin xoay quanh bệnh lý đau dạ dày. Hy vọng bài viết có thể cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh quái ác này, từ đó người bệnh xây dựng được một lộ trình điều trị và phòng tránh hợp lý.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37