Đau dạ dày có ăn được cà chua không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh thắc mắc. Một số bệnh nhân cho rằng vị chua của cà chua sẽ khiến cơn đau càng trở nên dữ dội hơn. Vậy thực hư loại thực phẩm này có dùng được cho người bệnh bao tử không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính trong bài
Đau dạ dày có ăn được cà chua không?
Đau bao tử khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu như ợ hơi, chướng bụng, đau thắt vùng bụng, đặc biệt là khi đói hoặc ăn quá no. Những cơn đau thường xuất hiện thành từng cơn dữ dội, đôi lúc lại âm ỉ. Và một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này là do chế độ ăn uống.
Khi dạ dày phải chịu áp lực lớn hoặc bị tác động bởi vi khuẩn, chất kích ứng sẽ khiến niêm mạc xuất hiện vết loét. Đặc biệt những thực phẩm cay nóng hay đồ chua sẽ chứa lượng axit lớn khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Vì thế nhiều người bệnh hoài nghi không biết đau dạ dày có nên ăn cà chua không.
Thực tế thì cà chua là một thực phẩm chứa hàm lượng vitamin và nước khá lớn có ích đối với sức khỏe con người. Đặc biệt trong đó phải kể tới vitamin A, C, B6 và magie. Với thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, cà chua còn là nguồn thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh. Trong đó phải kể tới các công dụng như:
- Cà chua giúp bảo vệ hệ tim mạch, giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
- Lượng vitamin A trong cà chua sẽ giúp mắt sáng hơn, chống mỏi mắt.
- Ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
- Làm đẹp da, chống lại gốc tự do và giữ cho dáng thon thả.
Từ những lý do kể trên, chắc hẳn ai cũng đã biết câu trả lời cho vấn đề “Đau dạ dày có ăn được cà chua không”.
Tuy nhiên không thể phủ định vị chua của thực phẩm này là do bởi trong nó có cũng có chứa lượng axit khá mạnh. Và lượng axit này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế tuy đau bao tử có thể ăn được cà chua nhưng tùy từng tình trạng bệnh.
Tốt nhất nếu muốn ăn cà chua khi bị đau bao tử mà không để ảnh hưởng tới bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể nhờ các bác sĩ tư vấn giúp nên ăn thực phẩm này như thế nào. Hoặc một tuần ăn được bao nhiêu quả.
Đau dạ dày có nên ăn nhiều cà chua không?
Với người khỏe mạnh, ăn nhiều cà chua sẽ giúp cơ thể đẩy lùi được nhiều bệnh tật cũng như cải thiện sức đề kháng. Đặc biệt với chị em phụ nữ, cà chua còn là một bí quyết làm đẹp từ thiên nhiên lành tính. Tuy nhiên những bệnh nhân bị đau bao tử thì nên cân nhắc khi sử dụng loại thực phẩm này.
Như bài viết đã đề cập bên trên, trong cà chua ngoài chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể còn có tính axit khá mạnh. Mà bệnh chủ yếu là do lượng axit tiết ra ở dịch vị với lượng lớn dẫn tới hình thành các vết loét. Vì thế với câu hỏi “Đau dạ dày có nên ăn cà chua nhiều không”, đáp án chính là “Không”
Người bệnh vẫn dùng được cà chua nhưng cần giảm bớt khẩu phần ăn loại thực phẩm này. Khi ăn quá nhiều, chúng sẽ càng khiến dạ dày của bạn phải sản sinh thêm axit. Từ đây người bệnh sẽ càng cảm thấy khó chịu vùng bụng, những cơn đau bụng âm ỉ sẽ càng tái phát với thời gian kéo dài nhiều hơn.
Đặc biệt nếu sử dụng cà chua sống, chưa qua chế biến lúc đói sẽ làm cho dạ dày phải tiết dịch vị ra nhiều hơn và bạn cũng cảm thấy khá nóng ruột. Bởi vì lúc này lượng nhựa phenolic và chất pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với axit có trong dạ dày. Điều này là nguyên nhân chính khiến người đau dạ dày không nên ăn cà chua sống.
Một số người bệnh còn gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn khan và đau bụng quằn quại sau khi dùng quá nhiều cà chua hoặc ăn khi bụng đói. Do đó để bệnh không tiến triển xấu đi, bạn nên giảm bớt lượng cà chua sử dụng xuống. Đồng thời người bệnh cũng không nên ăn cà chua lúc đói.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế sử dụng một số loại quả cũng có tính axit mạnh như cà chua như cam chua, quýt chua, bưởi chua, đu đủ vẫn còn xanh, khế chua. Những loại trái cây này cũng sẽ khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị đau dạ dày ăn cà chua có tốt và ảnh hưởng gì không?
Khi bị đau bao tử, ăn cà chua đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh dần dần. Cà chua sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất có ích cho dạ dày phục hồi chức năng. Chất Lycopene trong loại thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ung thư dạ dày. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Ăn cà chua xanh cũng là một điều cấm kỵ đối với người bệnh. Trong cà chua xanh sẽ chứa chất alkaloid, đây là một loại độc dược. Khi người đau dạ dày ăn cà chua xanh sẽ cảm thấy nôn nao, toàn thân mệt mỏi, miệng tiết nhiều nước bọt. Thậm chí một số trường hợp còn nguy hại tới cả tính mạng.
Khi ăn cà chua để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày, bạn cần lưu ý không nên ăn hạt của loại quả này. Hạt cà chua có tính chất giống tương tự với hạt của các quả lớn như hạt táo, hạt quýt. Chúng đều không thể tiêu hóa được và có thể gây áp lực lớn đối với dạ dày.
Từ đây người bệnh vừa phải chịu những cơn đau, vừa bị táo bón. Một số trường hợp còn gây thêm bệnh viêm ruột thừa nếu hạt cà chua không thải ra bên ngoài được.
Xem thêm >> Bột sắn dây chữa đau dạ dày có hiệu quả và có ăn được bột sắn dây
Người bệnh nên ăn cà chua sống có màu sắc đỏ tự nhiên, không bị thối hay dập để tránh vi khuẩn tấn công. Vì cà chua trồng ngoài tự nhiên nên có thể dính bụi bẩn và chất kích thích, do đó bạn nên ngâm chúng vào nước mỗi loãng để diệt trùng.
Để giữ lại đầy đủ dưỡng chất có trong cà chua thì khi chế biến bạn không nên đun nấu quá kỹ. Lúc này, cả hương vị và công dụng của cà chua đều biến mất và có thể gây độc cho hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày.
Thêm vào đó, nếu bạn bị đau dạ dày cũng không nên ăn cà chua chế biến chung với dưa chuột, cà rốt hay khoai tây. Khi ăn cà chua với dưa chuột, lượng vitamin C trong thực phẩm này sẽ bị phân hủy. Dùng khoai tây và cà rốt chung với cà chua cũng khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn hoạt động. Người bệnh có thể sẽ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Như vậy bài viết đã trả lời giúp bạn câu hỏi đau dạ dày có ăn được cà chua không. Có thể thấy rằng cà chua khi ăn đúng cách sẽ đem lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho người bị đau bao tử. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều và chế biến sai cách sẽ khiến bệnh nguy hiểm hơn.