Đau dạ dày có ăn được sữa chua không và có nên ăn sữa chua nhiều? Vấn đề này đã được rất nhiều người thắc mắc và tìm câu trả lời. Việc e ngại ăn sữa chua sẽ làm dạ dày đau hơn có là đúng không? Cùng đi tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Đau dạ dày có ăn được sữa chua không?
Trước khi đi vào tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề bị đau dạ dày có ăn được sữa chua không thì chúng ta cùng tìm hiểu thành phần cũng như công dụng của sữa chua đối với cuộc sống hiện nay.
Sữa chua là một dạng chế phẩm sữa lên men, chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu bạn sử dụng sữa chua một cách đều đặn và hợp lý thì có thể cảm nhận được những ích lợi rõ rệt.
Vậy cụ thể có những chất gì trong đó và có công dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây:
- Vitamin A, B, D, omega 3, sắt,…. giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Canxi, axit lactic rất tốt cho hệ xương và răng.
- Các lợi khuẩn probiotic rất tốt cho hệ thống tiêu hóa.
- Các protein, lipid, glucid giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể sau các vận động.
- Ngoài ra, sữa chua cũng rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là công dụng làm đẹp cho phái nữ.
Như vậy, đối với người khỏe mạnh, sữa chua có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vậy bị đau dạ dày có ăn được sữa chua không? Câu trả lời là có. Người bệnh hoàn toàn có thể ăn sữa chua, nhưng chỉ với một lượng nhất định trong ngày.
Dưới đây là những lợi ích nhất định của sữa chua đối với người bệnh dạ dày.
Trong sữa chua chứa một lượng rất nhỏ axit lactic, thấp hơn nhiều lần nồng độ axit dịch vị trong dạ dày. Vì vậy, lượng axit trong sữa chua không đủ để gây tổn thương bề mặt niêm mạc. Mặt khác, axit lactic còn có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Đây là một tác nhân lớn gây nên viêm dạ dày trên lâm sàng.
Thành phần protein của sữa chua giúp bao bọc lớp niêm mạc dạ dày, hạn chế sự ảnh hưởng của axit dịch vị. Các lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa, góp phần hạn chế các cơn đau do bệnh dạ dày gây ra
Bên cạnh đó, còn nhiều vi khuẩn có lợi khác trong sữa chua giúp người bệnh nâng cao sức miễn dịch và kích thích dạ dày tiết ra yếu tố bảo vệ.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Bị đau dạ dày ăn sữa chua được không? Vậy ăn, uống sữa chua như nào là đúng và đủ lượng, có nên ăn sữa chua nhiều không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua nhiều không?
Ở phần trước của bài viết, bạn đọc đã biết được rằng bị đau dạ dày ăn sữa chua có tốt không. Tuy nhiên, nếu không biết dùng cho hợp lý thì cái gì dùng nhiều quá cũng sẽ không tốt và có thể gây phản tác dụng của chính nó. Vậy ăn sữa chua với liều lượng như nào là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, với người bình thường, chỉ nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua trong một ngày, và thời điểm ăn thường sau bữa sáng và tối từ 1-2 giờ.
Còn với người bị bệnh dạ dày, hệ thống niêm mạc dạ dày không được khỏe mạnh, do đó chỉ nên sử dụng 1 hộp sữa chua sau bữa ăn sáng. Mọi người có thể duy trì đều đặn mỗi ngày một hộp sữa chua để vừa đem lại giá trị dinh dưỡng cho cơ thể mà lại không gây hại cho dạ dày.
Bên cạnh vấn đền người đau dạ dày có nên ăn sữa chua nhiều không thì bạn đọc cũng nên tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm mà người bệnh có thể sử dụng hàng ngày để cải thiện bệnh tốt hơn:
- Nghệ: Thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm rất tốt. Mặt khác, curcumin còn có khả năng diệt khuẩn HP, tạo lớp yếu tố bảo vệ cho niêm mạc dạ dày khỏi axit dịch vị. Mỗi ngày, sử dụng 1 thìa cafe tinh bột nghệ cùng với mật ong cũng giúp giảm đau do bệnh dạ dày rất tốt.
- Rau bắp cải: Trong rau bắp cải có chứa nhiều vitamin K và vitamin U. Các chất này được hấp thu và có khả năng bảo vệ lớp màng nhầy trên niêm mạc dạ dày nên giảm nguy cơ tạo ổ viêm loét.
- Khoai lang: Trong khoai lang chứa hàm lượng lớn tinh bột. Khi đi vào cơ thể, tinh bột được chuyển hóa thành glucose, giúp nhu động ruột co bóp ổn định, nhuận tràng. Điều này giúp thức ăn không bị ứ đọng, tích trữ nhiều trong dạ dày gây nên đầy bụng, khó tiêu.
Như vậy, với câu hỏi bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua nhiều không thì câu trả lời là chỉ nên ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên tính toán và bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để có một chế độ ăn khoa học và hợp lý.
Đau dạ dày nên ăn sữa chua khi nào?
Việc sử dụng sữa chua khi nào để đem lại hiệu quả tốt nhất cũng cần được cân nhắc. Với người bệnh dạ dày, dưới đây là một số lưu ý về thời điểm để bạn ăn sữa chua:
- Nên sử dụng sau khi ăn no từ 1-2 giờ. Không nên ăn lúc bụng đói vì lượng axit dịch vị khi này rất cao, có thể làm tình trạng đau tăng lên. Kể cả với những người khỏe mạnh, ăn sữa chua lúc đói cũng là nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
- Không được ủ nóng sữa chua để ăn, vì khi gặp nhiệt độ cao, protein trong sữa bị vón cục, và các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt. Điều này làm mất đi giá trị dinh dưỡng của sữa chua.
- Có thể ăn kèm bánh mì, bánh quy khi ăn sữa chua. Việc này vừa để tăng dinh dưỡng, lại vừa có thể trung hòa axit dịch vị tốt hơn.
- Tuy nhiên, cần rất hạn chế sử dụng sữa chua kèm các đồ ăn chiên rán như xúc xích, hamburger… Sự kết hợp này có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón cho bạn.
Vì vậy, bạn cần xây dựng thói quen ăn đúng, đủ và điều độ để đạt được giá trị mình mong muốn.
Bên cạnh giải đáp thắc mắc đau dạ dày uống sữa chua được không, thì chúng tôi cũng có một số lời khuyên tới bạn đọc như sau:
- Khi bị bệnh về dạ dày, bạn nên tới bác sĩ sớm để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó sẽ có các phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
- Tuân thủ nghiêm chế độ điều trị của bác sĩ và tái khám.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, tránh các căng thẳng, stress.
- Hạn chế các đồ ăn chiên xào, chua, cay, nóng, chất kích thích.
- Nên uống đủ nước và tăng cường hoa quả, rau xanh trong các bữa ăn.
- Hạn chế thức khuya.
Trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc bài viết “Đau dạ dày có ăn được sữa chua không & có nên ăn sữa chua nhiều không?” Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho mọi người một lượng thông tin đủ và cần thiết để có thể áp dụng vào cuộc sống của mình.
>> Xem Thêm: Đau dạ dày uống thuốc gì, nên uống nước gì tốt nhất?