Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là một hiện tượng xảy ra đột ngột và có thể gây đau đớn, khó chịu kéo dài cho người bệnh. Nếu không có phương án chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nếu bạn là một bệnh nhân đang có triệu chứng này, xin đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là bị gì?
Đau lưng phía sau dưới xương bả vai trái là hiện tượng đau vùng xương có hình tam giác ở phía trên. Phần xương vai này có phạm vi và khả năng chuyển động rất linh hoạt, có thể di chuyển lên xuống, trái phải, trước sau và xa khỏi tầm cơ thể. Vì vậy khi bị đau, nó sẽ gây ra cản trở khá lớn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân của sự đau nhức này có lẽ không khó để dự đoán được. Có thể là vì những chấn thương trong quá trình làm việc, những tai nạn từ quá khứ hay bắt nguồn từ các bệnh lý về xương khớp. Hoặc cũng có thể đau xương bả vai bên trái vì các bệnh liên quan đến nội tạng.
Dưới đây là một số căn bệnh mà chúng tôi nghĩ có khả năng sẽ là sự khởi nguồn của những cơn đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng, mời các bạn cùng tham khảo và xem rằng liệu mình có đang mắc phải một trong những căn bệnh nào sau đây không.
- Nhồi máu cơ tim: Gây đau thắt phần ngực vì khung xương dưới bả vai bên trái sau lưng và phần xương sườn nối với xương sống ở ngực. Những cơn đau diễn ra vào sáng sớm hoặc tối muộn, cảm giác đau nhói trong một hoặc nhiều giờ và luân phiên như một quy luật.
- Viêm phế quản phổi: Đau dưới xương bả vai sau lưng tăng lên mỗi khi ho hoặc hắt hơi, giảm đi khi người bệnh nằm ngang. Một triệu chứng của viêm màng phổi khô.
- Viêm loét dạ dày: Cơn đau đến trước hoặc sau mỗi bữa ăn, xảy ra ở vai và ngực.
- Cong vẹo cột sống: Xảy ra do tư thế ngồi lâu hoặc vận động, làm việc không đúng.
- Đau dây thần kinh liên sườn: Đặc điểm là chỉ đau dưới xương bả vai bên phải sau lưng (hoặc trái) chứ không đau cả 2 bên. Đau từ lưng lan đến ngực.
- Loãng xương: Khi tình trạng xương bị bào mòn, mỏng dần và xốp khiến dễ gây tổn thương hoặc có thể bị gãy.
- Viêm khớp: Viêm khớp gây đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng hoặc đau quanh vai. Ban đầu sẽ chỉ đau âm ỉ, sau đó đau nhức tai và hạn chế vận động.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Do bị lão hoá hoặc chấn thương.
- Hội chứng Impingement: Xảy ra do căng thẳng quá mức vùng xương trên bả vai.
- Trật xương, tư thế ngồi sai, nâng đồ nặng không đúng cách, làm việc và tập luyện quá sức; chấn thương.
Đau sau lưng bên trái dưới bả vai có đáng ngại không?
Mỗi căn bệnh đều có thể dẫn đến những hậu quả và triệu chứng nguy hiểm đáng ngại nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả. Đối với những bệnh lý như trên xảy ra với dấu hiệu đau xương bả vai sau lưng cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Những cơn đau vùng lưng dưới bả vai bên trái khó chịu cùng cực, sau đó lan dần ra xương sống ngực, cánh tay, xương quai hàm, hai tai và vùng bụng.
- Cơn đau sau lưng dưới bả vai trái với cường độ mạnh, diễn ra từ ít nhất 15 phút đến vài tiếng đồng hồ, ở những khung thời gian cố định hoặc càng tăng lên khi vận động mạnh, ho, hắt hơi, bị ngoại lực tác động.
- Một số bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp có thể gây ho khan, ho có đờm, có mủ hoặc máu. Bệnh nhân đôi khi khó thở, nhiệt độ cơ thể tăng cao.
- Một số liên quan đến hệ tiêu hoá sẽ khiến bệnh nhân có tình trạng nôn, buồn nôn ngay sau khi ăn.
- Đau sau lưng dưới bả vai trái có thể dẫn đến những bệnh liên quan đến cột sống, thẩm mỹ ảnh hưởng trực tiếp và có biểu hiện rõ ràng ngay trên cơ thể như xương một bả vai nhô hẳn lên cao hơn so với bên kia khiến 2 vai không đều nhau; khi di chuyển, đi đứng sẽ thấy cơ thể nghiêng về 1 phía, không cân đối.
- Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng cũng có thể gây viêm nhiễm không chỉ xương khớp mà còn liên quan tới các bộ phận khác nữa.
Để xác định chính xác tình trạng đau sau lưng dưới bả vai trái của mình cũng như có những phương án ngăn chặn kịp thời các biến chứng đáng ngại có thể xảy ra thì bệnh nhân cần phải dựa vào các dấu hiệu khác và nên đến những cơ sở y tế để chụp X – quang phần xương bả vai trái. Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân thì ta mới có thể có cách ngăn chặn. Tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể được chữa khỏi nếu kết hợp đúng những phương pháp khoa học chuyên sâu.
Cách xử lý đau sau lưng dưới bả vai trái
Sau khi đã phát hiện tận gốc nguyên nhân thì cách xử lý đau ở sau lưng dưới bả vai sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài thực hiện tuân thủ điều trị theo phác đồ chuyên sâu của các bác sĩ, người bệnh cũng cần kết hợp lối sống khoa học, lành mạnh để phần nào hỗ trợ và đẩy nhanh tiến trình chữa bệnh.
Điều trị đau sau lưng dưới bả vai trái không sử dụng thuốc
Dù tình trạng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng bắt nguồn từ bệnh lý nào thì cũng sẽ có liên quan đến các khớp xương. Vì vậy, việc bổ sung canxi và vitamin D là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, không quên các thực phẩm giàu khoáng chất, sắt và vitamin các loại. Một số lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân là ngũ cốc, rau quả xanh tươi, các loại sữa hạt, sữa đậu… Đặc biệt tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá…
Xem thêm >> Đau nhói sau lưng bên trái sau tim là bệnh gì và ở các vị trí khác
Xây dựng thời gian biểu phù hợp, có khoảng trống thư giãn để nghỉ bả vai và các khớp xương. Tập luyện thể dục thể thao, các bài tập giãn cơ, mát xa cơ bắp, bấm huyệt giúp mạch máu lưu thông. Duy trì cân nặng ổn định. Hạn chế mang vác đồ nặng và giữ cơ thể quá lâu ở 1 tư thế.
Bên cạnh đó, các phương pháp chườm đá nóng lạnh cũng có thể kết hợp nhẹ nhàng làm dịu cơn đau sau lưng dưới bả vai trái. Khi ngủ cần chú ý tư thế phù hợp, tránh nằm nghiêng phải gây áp lực cho phía xương dưới bả vai trái bị đau.
Điều trị cơn đau ở sau lưng có sử dụng thuốc
Một số loại thuốc Đông hoặc Tây y sẽ được các bác sĩ kê đơn chữa đau sau lưng dưới bả vai trái là:
- Thuốc giảm đau chống viêm.
- Thuốc gây tê.
- Thuốc có chứa steroid để giảm đau hoặc không chứa steroid để chống viêm (NSAIDs).
- Thuốc tiêm corticosteroid.
- Một số bài thuốc Đông ý kết hợp từ các thoải thảo dược thiên nhiên như lá lốt, ngải cứu, cây chìa vôi…
Hiện tượng đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng khá là nguy hiểm nếu cứ để bệnh duy trì trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi đã nắm đc nguyên nhân rõ ràng thì việc điều trị trở nên không quá khó khăn và vô cùng hiệu quả cho người bệnh. Vì vậy, hãy thường xuyên chú ý hơn tới sức khoẻ của mình và người thân nhé! Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ!