Đau sau lưng vùng phổi trái, phải trong thời gian dài có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau mà chúng ta không nên bỏ qua. Để biết được biểu hiện trên nói về căn bệnh gì và có liên quan đến hô hấp không thì bài viết sau đây sẽ đề cập cụ thể.
Nội dung chính trong bài
Đau sau lưng vùng phổi là bệnh gì?
Hiện tượng đau nhức vùng lưng vùng phổi xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là với độ tuổi thanh niên và trung niên. Các cơn đau diễn biến nhói lên hoặc âm ỉ vào ban đêm và buổi sáng mới thức dậy, do vận động cơ học bất thường hay bệnh lý ở cơ thể.
Nếu tình trạng đau xảy ra liên tục trong thời gian dài thì 70% trường hợp là báo hiệu của một số căn bệnh “nào đó” đang mắc phải như vấn đề tim mạch, bệnh lý xương khớp, bệnh ở phổi,…Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm để người bệnh nhận biết như sau:
Đau sau lưng vùng phổi trái
- Do bệnh lý tim mạch:
Khi quá trình tuần hoàn máu ở tim gặp “trục trặc”, lượng máu đáp ứng không đủ cho hoạt động co bóp của cơ tim khiến tim đập với tần suất bất ổn hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim hoặc các bệnh về tim mạch nguy hiểm đến tính mạng.
Một số dấu hiệu để “nhận diện” loại bệnh lý này như: bị đau lưng sau vùng phổi bên trái – phía có tim hoạt động, đau tức ngực, lồng ngực nặng nề, hai chi trên tê yếu, khó thở, chóng mặt, buồn nôn ói, thậm chí là đột quỵ và dẫn đến tử vong nhanh chóng.
- Do bệnh lý phổi tắc nghẽn:
Đây là tình trạng dòng máu lưu thông ở các động mạch bị “cản đường” bởi những cục máu đông từ bộ phận khác tràn vào mạch máu của lá phổi, làm tắc nghẽn và giảm đi sự trao đổi khí ở nơi đây.
Trong đó, quy trình máu từ tim đi qua phổi để tiếp nhận oxy và đào thải carbon dioxide, sau đó quay trở lại tim để bắt đầu công việc bơm máu đi nuôi cơ thể cũng bị gián đoạn. Điều này khiến cho quả tim chịu áp lực nặng nề và dễ gây ra tử vong.
Bên cạnh việc người bệnh khó khăn khi hít thở sâu và đau sau lưng vùng phổi, một số triệu chứng khác bao gồm: tụt huyết áp, nhịp tim rối loạn, chân sưng phù, đau tức ngực, khó thở, choáng váng, nôn ói, mất ý thức, ho thổ huyết,…
- Do bệnh lý cột sống:
Khi gặp các chấn thương hoặc bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống,…sẽ tạo áp lực lớn nhất tại các vị trí cổ, vai, lưng, hông. Các cơn đau đớn gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Một vài vấn đề khác thường đi kèm như: khó thở, nôn ói, tê liệt tay, bị hạn chế cử động vùng cổ – vai – gáy.
Đau sau lưng vùng phổi phải
- Do bệnh lý viêm màng phổi:
Khi lớp màng bảo vệ phổi, khoang ngực hoặc các phế nang ở phổi bị chấn thương, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm,…sẽ dẫn đến các cơn đau nhói ở lồng ngực, đau nhói vùng lưng sau phổi bên phải và trái mỗi khi hít thở. Các cơn đau từ nhẹ đến nặng hơn, kèm theo khó thở, ho hen, sốt và các biến chứng khó lường nếu không chữa trị kịp thời.
- Do bệnh lý tràn khí màng phổi:
Đây là hiện tượng khí trong khoang màng phổi bị thoát ra ngoài qua hai lớp màng bao bọc của lá phổi, khiến cho một hoặc hai bên phổi bị xẹp lại, gây áp lực làm phế nang đột ngột vỡ ra.
Ngoài việc cảm thấy đau sau lưng vùng phổi, người bệnh còn bị nhói ngực khi hít thở, suy hô hấp, ho, đau bả vai, tụt huyết áp, tái xanh người, mệt mỏi,…Tràn khí màng phổi tái phát cũng là hệ quả do các bệnh viêm phổi, phổi tắc nghẽn, lao phổi như đã nhắc trên đây.
- Do bệnh ung thư phổi:
Theo thống kê, có khoảng 25% người ung thư phổi bị đau lưng vùng phổi phải hoặc trái. Bệnh có triệu chứng “âm thầm” ở thời gian đầu nên khó phát hiện, nhưng dần tiến triển theo các giai đoạn và gây tử vong nhanh chóng nếu khối u xâm lấn mạnh đến các vùng cơ thể.
Những cảnh báo cho thấy người mắc ung thư phổi như: Thường xuyên đau tức ngực, ho dai dẳng và ra máu, thở khò khè, sưng phù cổ – mặt, khàn giọng, nuốt nghẹn, đau đầu, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,…Khi biến chứng nặng, người bệnh bị đau sau lưng vùng phổi, đau ở hông và cột sống, khó khăn trong vận động do khối u chèn ép nặng lên mạch máu, các dây thần kinh.
Đau nhói vùng lưng sau phổi phải làm sao?
Chế độ vận động đúng cách
- Điều chỉnh tư thế ngồi học tập, làm việc, ngủ nghỉ cho khoa học để giảm áp lực cơ thể lên vùng lưng bị đau.
- Không lao động quá sức, khiêng vác vật nặng hay cúi khom người trong thời gian dài nhằm tránh gây tổn thương thêm xương khớp và vùng lưng đau nhức.
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, thiền định hoặc một vài bài tập chuyên dụng cho cột sống bất cứ khi nào có thể. Không nằm lì một chỗ vì điều này không giúp ích cho việc đẩy lùi các cơn đau nhói.
Sinh hoạt, ăn uống điều độ
- Người trưởng thành duy trì giấc ngủ đủ 6 – 7 tiếng/ngày. Ngủ theo các tư thế phù hợp với người bị đau sau lưng vùng phổi trái như: nằm ngửa, nằm nghiêng một bên co gối và đều lót thêm gối nhỏ kê lưng, cổ.
- Ngưng sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá,…để không gây tổn hại cho lá phổi.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để thể chất và tinh thần thoải mái trước tần suất công việc, cuộc sống áp lực như hiện nay.
Sử dụng thuốc hợp lý
- Dựa vào kết quả xét nghiệm, chụp X-quang để xác định đúng nguyên nhân và bệnh lý gây ra đau nhói vùng lưng sau phổi. Người bệnh điều trị theo sự hướng dẫn của y bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định chuyên môn.
- Lựa chọn các bài thuốc Nam có chứa thành phần thảo dược sau đây: trần bì (vỏ quýt), lá bạc hà, lá kinh giới, tang bạch bì, cải trời, kim ngân hoa,…sẽ có ích trong việc giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn ở phổi. Giúp người bệnh đau sau lưng vùng phổi phải hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng do bệnh gây ra.
Chườm lạnh, chườm nóng
- Chườm khăn lạnh lên vùng lưng bị đau để làm dịu đi các cơn sưng tấy, đau nhức “hoành hành”.
- Chườm nóng bằng cách sao khô lá lốt với muối hột, cho vào khăn sạch hoặc túi vải để áp lên vị trí đau nhói vùng lưng sau phổi mỗi ngày sẽ rất hữu hiệu.
Châm cứu
- Dùng các đầu kim châm để đả thông huyệt đạo và kích hoạt lại các dây thần kinh bị tê cứng là cách giúp cho máu huyết ở động mạch phổi được lưu thông “trôi chảy”, giảm bớt các cơn đau nhói.
- Lựa chọn y bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực châm cứu, bấm huyệt để tránh các sai sót và rủi ro gây tai biến cơ thể.
Đau sau lưng vùng phổi trái, phải được xem là dấu hiệu “nghi ngờ” của các loại bệnh lý nghiêm trọng và có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể nên người bệnh không được chủ quan. Tiến hành thăm khám, phát hiện, điều trị ngay theo tiêu chí “không kéo dài bệnh” là cách ngăn chặn biến chứng và sự nguy hiểm đến tính mạng về sau.