Gan nhiễm mỡ nhẹ thường được người bệnh phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe. Nếu được phát hiện trong giai đoạn này thì cơ hội chữa khỏi bệnh là khá cao. Để hiểu hơn về bệnh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Gan nhiễm mỡ nhẹ độ 1
Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm tới 20-30%. Người được chẩn đoán xác định mắc bệnh là những người có lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5%, ảnh hưởng đến hoạt động và rối loạn chức năng chuyển hóa của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bệnh mới chỉ ở giai đoạn nhiễm mỡ nhẹ độ 1 thì không đáng ngại vì lượng mỡ tích tụ ít (5-10%) và chưa ảnh đến chức năng gan. Nhưng cũng vì vậy mà hầu hết người bệnh không phát hiện ra bất thường, chỉ đến khi bệnh nặng mới đi khám.
Một số triệu chứng mơ hồ của người bệnh là đau vùng gan, mệt mỏi, chân tay uể oải, ngại vận động, tùy từng trường hợp mà có thể sờ thấy gan to hoặc không.
Gan nhiễm mỡ độ 1 thường có những tổn thương nhẹ chức năng gan là nguyên nhân gây cảm giác khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi, phân xám, nước tiểu sẫm màu. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ, khó chịu khu vực hạ sườn phải do viêm gan. Suy giảm chức năng gan khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng gây vàng mắt, vàng da. Tuy nhiên các triệu chứng này đều ở mức độ nhẹ và hết sức mơ hồ.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là những người thường xuyên uống rượu bia, thừa cân, béo phì, người có vòng bụng trên 90cm với nam và trên 80cm ở nữ giới, người cao tuổi.
Đặc biệt, những bệnh nhân gan nhiễm mỡ cấp 1 mắc bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường type II, mỡ máu… dễ bị bệnh hơn hẳn đối tượng khác. Một số nguyên nhân khác gây bệnh có thể được kể đến như nhịn ăn lâu ngày, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, giảm cân đột ngột, di truyền hoặc có thể do tác dụng phụ của một số thuốc.
Hầu hết ở giai đoạn này là lành tính và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Mặc dù hiện nay, căn bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu áp dụng điều trị triệu chứng, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, lối sống nhưng tỷ lệ phục hồi chức năng gan và ngăn ngừa bệnh tái phát khá cao.
Gan nhiễm mỡ độ 2
Gan đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự cân bằng sinh hóa của cơ thể. Cơ quan này có chức năng tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen, thải độc, sản xuất dịch mật. Vì vậy, khi chức năng gan suy giảm sẽ gây sức ép đến tất cả bộ máy trong cơ thể.
Người bệnh được chẩn đoán bị bệnh ở cấp độ 2 khi lượng mỡ ở gan chiếm 10-20% trọng lượng gan, tập trung chủ yếu ở những người 40-60 tuổi. Khác với giai đoạn 1, người bệnh là bước chuyển trung gian của mức độ nhẹ và nặng.
Xem thêm: Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ: Thực phẩm nên ăn và nên kiêng
Người bệnh bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng hơn như ăn không ngon, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, thường xuyên mệt mỏi, uể oải. Nhưng các triệu chứng này khá thường gặp, không điển hình nên vẫn hay bị bỏ qua vì thế tỷ lệ bệnh tiến triển nặng hơn khá cao.
Qua thực hiện xét nghiệm sẽ thấy người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 có lượng mỡ máu cao. Khám lâm sàng thấy gan to, đau tức hạ sườn phải, vàng mắt, vàng da.
Kết quả sau khi thực hiện thăm khám cận lâm sàng cho thấy các mô mỡ tích tụ ở cơ hoành và nhu mô gan, đây là giai đoạn nuôi bệnh, tích tụ và chưa có phương pháp điều trị triệt để. Có thể coi giai đoạn này là tiền thân của các bệnh xơ gan, viêm gan, ung thư gan.
Còn nếu xét về độ nguy hiểm thì gan nhiễm mỡ nhẹ chưa đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và xử trí sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn 3 nguy hiểm, khó điều trị, nguy cơ biến chứng cao. Vì vậy, cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất là có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường các hoạt động thể lực…
Hiện nay, phương pháp chữa bệnh chủ yếu là kết hợp y học với luyện tập và chế độ ăn thực dưỡng. Tùy cơ địa từng người mà hiệu quả điều trị không giống nhau, phương pháp này cũng đòi hỏi sự cố gắng và kiên trì của người bệnh. Sự hỗ trợ từ bác sĩ có chuyên môn tốt đóng vai trò vô cùng quan trong.
Gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2 kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và cũng chính việc cải thiện bữa ăn hàng ngày là một trong những phương pháp tốt nhất để phòng ngừa, kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh khỏi hẳn. Người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm sau:
Các loại thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan, vì vậy chế độ ăn nhiều chất béo gây tăng áp lực làm việc của gan. Khi cơ quan này làm việc gắng sức trong thời gian dài sẽ bị suy yếu, mỡ chưa được chuyển hóa sẽ tích tụ lại và gây bệnh. Một số thực phẩm cần tránh ở nhóm này là lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, đồ chiên rán, thịt bò, thịt chó…
Đây là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nên nó được liệt kê trong danh sách các loại thực phẩm cấm kỵ đối với người bệnh. Người uống nhiều bia rượu thúc đẩy bệnh diễn biến nặng nhanh hơn sang xơ gan và ung thư gan.
Người bệnh bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 kiêng ăn gì? Những thực phẩm nên tránh ở tránh thì người bệnh nên bổ sung các loại hoa quả tươi, rau xanh như bưởi, cam, rau má, rau cải, rau cần, súp lơ…
Những thực này cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp kích thích tiêu hóa, ngừa táo bón, phòng chống bệnh tim mạch. Bạn có thể sử dụng một số loại nước như trà sen, trà nụ vối, trà atiso… để thanh nhiệt cơ thể, giảm tích tụ mỡ ở gan.
Các loại thức ăn ít hoặc không chứa cholesterol như dầu oliu, một số loại hạt, cá, sữa không béo… không thể thiếu trong bữa ăn của người bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ.Tuy nhiên, một số trường hợp dù áp dụng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập mà bệnh không thuyên giảm thì cần tìm ngay đến cơ sở y tế uy để được thăm khám kịp thời.
Ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra thì chế độ ăn uống hằng ngày của người bệnh cũng cần phải theo một chế độ ăn uống đặc biệt. Vì với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp hỗ trợ điêu trị bệnh hiệu quả và giúp người bệnh tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, phòng chống bệnh tật.