Hắc lào ở mặt là một bệnh lý về da không chỉ gây khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tìm hiểu cách nhận biết bệnh cũng như phương pháp điều trị tối ưu để đưa ra phương án khắc phục hợp lý, tránh những tổn thương khó lành về sau.
Nội dung chính trong bài
Thông tin về bệnh hắc lào ở mặt
Bệnh hắc lào ở mặt là một bệnh da liễu, gây ra do tình trạng nhiễm trùng da bởi một trong những loại nấm da như: Trichophyton, Epidermophyton hoặc Microsporum. Đây đều là các loại vi nấm có hại, khi chúng khu trú và sinh sôi trên bề mặt da thì sẽ gây tổn thương trên vùng da đó.
Các tổn thương do bệnh này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, rất nóng rát, khó chịu vô cùng trên bề mặt da. Không những thế, bệnh còn có thể lan rộng từ vùng da mặt đến vùng da đầu hoặc lan ra sau gáy, mép tai.
Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
- Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu: Điều này khiến cho việc bảo vệ của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, nấm…kém hơn.
- Tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật: Bệnh hắc lào ở mặt là một bệnh có thể lây truyền từ người này qua người khác hoặc lây truyền qua việc tiếp xúc từ đồ vật có chứa mầm bệnh. Vì thế, nếu vô tình dùng chung khăn tắm, khăn mặt, các vật dụng cá nhân của người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.
- Vệ sinh kém: Bản thân việc người bệnh có điều kiện vệ sinh cá nhân kém, cộng với việc môi trường sinh sống không sạch sẽ, quá ẩm ướt… sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu cao hơn.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Thiếu hụt một số dưỡng chất cũng chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể giảm sức đề kháng của cơ thể.
Nhận biết hắc lào nấm da mặt
Sau đây là một số những dấu hiệu, biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh theo chuyên gia đánh giá:
- Trên da mặt của người bệnh xuất hiện các mảng mẩn ngứa, viêm da có hình tròn, hoặc hình dạng khác.
- Các mảng viêm da có thể phát triển lan rộng theo thời gian. Quan sát có thể thấy một đường viền mảnh tổn thương với màu đậm hơn vùng da bên trong.
- Người bệnh hắc lào ở mặt có thể xuất hiện thêm các nốt phát ban trên vùng da tai, vùng cằm, má, trán, mũi hoặc xung quanh da mắt.
- Tại các mảng da bệnh, có thể có cả các nốt viêm đỏ hoặc các nốt mụn nước mọc rải rác.
- Người bệnh bị ngứa, thấy nóng rát da rất khó chịu. Mức độ khó chịu sẽ ngày càng tăng lên đặc biệt là khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Để chẩn đoán bệnh một cách chính xác, ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng có thể quan sát được thì còn cần đến việc kiểm tra bằng các xét nghiệm y tế như chiếu đèn, sinh thiết da, nuôi cấy nấm, kiểm tra KOH… nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân loại nấm gây bệnh, từ đó có phương án điều trị hợp lý nhất.
Cách chữa hắc lào ở mặt
Để cải thiện căn bệnh này cần dựa vào kết quả chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương da. Mỗi phương pháp trị liệu sẽ phù hợp với từng đối tượng người bệnh.
Sử dụng thuốc Tây y
Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc Tây y có tác dụng tiêu diệt các tế bào nấm và giúp người bệnh bị hắc lào ở chân, mặt hay tay đỡ ngứa hơn. Một số thuốc thường được chỉ định như: Terbinafine hoặc Clotrimazole. Ngoài ra còn có một số loại thuốc sau đây:
- Các loại kem chống nấm: Được dùng bôi tại vùng da bị bệnh để khắc phục các triệu chứng trên da.
- Kem có thành phần Steroid: Loại kem này được chỉ định dùng nếu người bệnh hắc lào ở mặt không đáp ứng điều trị với các loại kem chống nấm thông thường. Tuy nhiên, loại thuốc này không được phép dùng quá 10 ngày vì thường kèm theo nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc uống chống nấm: Là các loại thuốc được sử dụng theo đơn kê toa của bác sĩ. Các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh khi dùng thuốc nếu có bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ.
- Thuốc có tác dụng an thần: Dùng để giảm cảm giác ngứa của người bệnh vào ban đêm, giúp người bệnh bớt cảm giác lo lắng.
Cải thiện hắc lào ở mặt bằng phương pháp dân gian
Thường thì các biện pháp dân gian chỉ được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu mới phát triển. Phương pháp này không có tác dụng trong điều trị triệt để mà chỉ dùng như là một cách để kiểm soát tình trạng ngứa hoặc nổi mảng đỏ trên da.
- Dùng giấm táo: Với tính acid cao, giấm táo có thể giúp tiêu diệt vi nấm và giúp giảm viêm. Để áp dụng cách này, người bệnh thực hiện pha loãng giấm với nước ấm rồi lấy bông sạch thấm dung dịch, bôi lên vùng da bệnh mỗi ngày 2- 3 lần.
- Dùng trà thảo dược: Trà gừng, trà cam thảo hoặc trà hoa cúc là những loại trà có thể được dùng để giúp giảm viêm và ngứa.
- Dùng nghệ: Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin. Chất này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên có thể ức chế sự phát triển của một số loại nấm. Người bệnh bị hắc lào ở mặt có thể dùng một thìa tinh bột nghệ, trộn với mật ong rồi thoa lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần.
- ầu dừa: Dầu dừa là một dược liệu tự nhiên có thể giúp giảm viêm, làm mềm da, cải thiện tình trạng bong tróc da. Người bệnh có thể dùng dầu dừa để thoa lên da ngày 3 lần.
- Dùng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như tràm trà, oải hương có thể ức chế sự phát triển của một số loại nấm da. Người bệnh thực hiện pha loãng tinh dầu theo tỷ lệ 1:1 rồi bôi lên vùng da bị bệnh.
Chú ý: Trước khi áp dụng các biện pháp dân gian trên, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng bội nhiễm rất nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin về bệnh hắc lào ở mặt. Hy vọng những thông tin trên có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về bệnh da liễu này để từ đó có cho mình phương án chữa và cải thiện bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!