Ho có đờm vàng phản ánh các bệnh lý khác nhau liên quan đường hô hấp. Người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt là khi thấy dấu hiệu ho kéo dài lâu ngày. Sau đây, chúng ta cùng phân tích ho đờm vàng là báo động gì, nguyên nhân và mẹo xử lý.
Nội dung chính trong bài
Ho có đờm vàng đặc là bị gì?
Đờm là dịch nhầy tiết ra từ hốc mũi, họng, xoang hàm trán, phế quản, phế nang. Thông thường, đờm đào thải ra có màu trắng đục, nhưng nhiều người khi ho khạc lại ho có đờm vàng đặc. Điều này cho biết đường hô hấp đang bị nhiễm trùng, nếu kéo dài trên 3 tuần là báo hiệu cho các căn bệnh mãn tính nghiêm trọng.
Dấu hiệu của bệnh viêm phổi
Đây là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Biểu hiện bệnh là đau tức ngực, sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh, thở khò khè, ho kèm theo đờm đặc quánh màu vàng hoặc màu rỉ sắt.
Viêm phế quản gây ho có đờm vàng
Biểu hiện ban đầu của bệnh là ho khan kéo dài, khi trở nặng sẽ ho kèm đờm đặc xanh hoặc vàng, tần suất xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng. Tùy theo giai đoạn cấp tính hay mãn tính mà thời gian bệnh kéo dài trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
Ho có đờm vàng là dấu hiệu giãn phế quản
Bệnh là hậu quả của quá trình viêm nhiễm đường hô hấp nhưng không được điều trị dứt điểm và tái đi tái lại nhiều lần gây ra xơ hóa tế bào trong phế quản. Bệnh lý thường biểu hiện các triệu chứng sốt, thở gấp, đổ mồ hôi trộn, ho ra đờm vàng đặc quánh, có mủ máu.
Viêm xoang gây nên ho có đờm vàng
Khi bị nhiễm trùng xoang, người bệnh thường ho khạc ra đờm đặc vàng, xanh lá và các triệu chứng khác như nghẹt mũi, nhỏ giọt sau, ho liên tục, chán ăn,…
“Tín hiệu” của xơ nang
Đây là bệnh lý do rối loạn di truyền thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Các chất nhầy bị tích tụ trong phổi, khi ho có màu sắc đờm đặc chuyển từ vàng, xanh lá sang nâu vàng. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra tổn hại tuyến ngoại tiết, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và các biến chứng khác.
Áp xe phổi khiến ho có đờm vàng
Đây là một dạng nhiễm trùng gây sưng viêm, tạo mủ và hoại tử dần các mô phổi. Khi bị mắc bệnh, ho ra đờm vàng đặc lẫn mủ là triệu chứng đặc trưng nhất, có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng mới khỏi.
Vì sao bị ho có đờm vàng?
Ho kèm đờm vì ô nhiễm không khí
Từ các hoạt động sử dụng nhiên liệu chạy động cơ, đốt rác, nhiệt điện, lọc dầu, nấu ăn sinh hoạt, khói thuốc lá, hóa chất,… khiến cho không khí bị nhiễm bụi bẩn, chất lạ, chất thải độc hại như CO2, CO, NO, SO2, khói amoniac. Trong quá trình con người hít thở đã làm chúng xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra những triệu chứng và bệnh lý khó hồi phục, trong đó có ho có đờm xanh vàng.
Dấu hiệu kích ứng sơ khai như ho, hắt xì, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm hoặc khói thuốc lá liên tục trong thời gian dài dễ dẫn đến viêm đường thở, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn, khí phế thũng.
Ho có đờm vàng do virus, vi khuẩn xâm nhập
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi, xoang, họng, thanh quản) thường do sự xâm nhập và “phá hoại” của virus vi khuẩn qua đường mắt, mũi, miệng. Có 02 loại virus phổ biến nhất là rhinovirus và coronavirus, một số loại khác như virus cúm, adenovirus, virus hô hấp hợp bào,…
Khi người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên nhưng kèm theo các triệu chứng ớn lạnh, sốt, ho, thở khò khè thì chúng báo động cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm phế quản, cúm. Lúc này, người bệnh ho ra đờm vàng đặc quánh, hắt hơi và nguy cơ lây lan bệnh sang người khác cao.
Ho có đờm vàng do thời tiết thay đổi
Thời điểm giao mùa là “khắc tinh” của những đối tượng có đường hô hấp nhạy cảm và khả năng miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi. Do biên độ nhiệt trong ngày chênh lệch khá lớn, ngày nắng hanh khô – đêm lạnh hoặc có mưa khiến cho cơ địa không kịp thích nghi, có các biểu hiện “phản ứng” hoặc tổn thương.
Những dấu hiệu khởi phát như viêm mũi – họng dị ứng, hắt hơi, tiết dịch mũi, ho khan, ho đờm, sốt. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị các biến chứng nguy hiểm hơn do viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa,…gây ra hiện tượng ho kèm đờm vàng đặc.
Cách xử lý khi bị ho có đờm vàng đặc
Mẹo chữa ho khạc kèm đờm vàng đặc bằng gừng và mật ong
Dùng 1 củ gừng cạo sạch vỏ, sắc lát mỏng và cho vào chén sứ sạch. Thêm 10ml mật ong rừng và đem hỗn hợp hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Người bệnh lấy nước uống từ 3 – 4 lần trong ngày, có thể ăn luôn phần xác gừng.
Gừng và mật ong là 02 nguyên liệu chính có tính sát khuẩn, tiêm viêm hiệu quả trong dân gian. Kiên trì dùng hỗn hợp liên tục mỗi ngày có tác dụng giảm ho, hóa lỏng đờm đặc, kháng viêm, tăng tuần hoàn máu để chữa lành các vị trí bị nhiễm trùng.
Mẹo chữa ho có đờm vàng đặc bằng chanh hấp đường phèn
Hỗn hợp chanh và đường phèn cung cấp nhiều vitamin C giúp tăng cường “lá chắn” đề kháng, sát khuẩn vết thương, dịu cơn ho, tiêu đờm.
Bằng cách dùng 1 – 2 quả chanh, cắt lát mỏng cho vào chén cùng với ít đường phèn. Đem hỗn hợp chưng cách thủy đến khi đường hòa tan thành chất lỏng thì chắt nước uống 2 – 3 lần trong ngày. Để hiệu quả phát huy nhanh, người bệnh nên chịu khó ngậm và nuốt xác chanh còn vị the.
Mẹo chữa ho có đờm vàng đặc bằng chanh và mật ong
Chanh kết hợp với mật ong cũng là mẹo phổ biến trong việc chữa ho, long đờm, làm dịu họng, sát khuẩn đường hô hấp.
Cách thực hiện là dùng 1 – 2 quả chanh cắt thành lát mỏng và ngâm với mật ong rừng để dùng lâu dài. Hoặc pha loãng nước chanh với nước ấm và mật ong rừng để uống trực tiếp.
Mẹo chữa ho ra đờm vàng đặc bằng cách uống nhiều nước ấm
Uống nhiều nước không những tăng bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng để nuôi các tế bào, mà còn khiến đờm đặc dễ loãng đi. Với người bình thường uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, trong khi với người bệnh nên gia tăng lượng nước nạp vào ở mức 2 – 3 lít.
Lưu ý, uống nước đều đặn trong ngày và dùng nước ấm để làm dịu cơn ho, chống khô cổ, giảm kích ứng họng, hạ sốt và tiêu chất nhầy. Nên kết hợp với các phương pháp chữa trị như trên để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Bằng một số phương pháp đơn giản trên đây, người bệnh có thể thực hiện tại nhà và xây dựng lối sống tích cực. Nếu tình trạng ho có đờm vàng đặc kéo dài trên 3 tuần, sử dụng bằng thuốc không thuyên giảm thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.