Ho ra cục máu đông là tình trạng nhiều người hiện nay gặp phải. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể đi kèm khác. Nếu bạn cũng đang băn khoăn, lo lắng không biết đây là biểu hiện của bệnh gì, chúng có nguy hiểm không thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Ho ra cục máu đông có sao không?
Ho ra máu tươi hoặc máu đông là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như viêm phế quản, giãn phế quản hay lao phổi, ung thư phổi,…Tình trạng này được hiểu là khi người bệnh ho, khạc nhổ, máu sẽ từ miệng bị đẩy ra ngoài.
Vì vậy tình trạng này rất nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm và đúng cách. Trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe của người bệnh, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh, thậm chí là tử vong.
Trên thực tế, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng ho kèm theo cục máu đông nhưng rất chủ quan, không tìm đến sự hỗ trợ của cơ quan y tế và bác sĩ. Bác sĩ Luis Navarro – sáng lập Trung tâm điều trị The Vein ở New York, Mỹ từng khuyến cáo nếu xuất hiện cơn ho thuộc kiểu ho khan nhưng đôi khi có thể có máu đông thì bạn cần gọi điện thoại cho bác sĩ hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan y tế gần nhất.
Ho ra cục máu đông là dấu hiệu rất nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý ở phổi, phế quản cũng như cách điều trị. Nếu không chữa trị sớm, kịp thời hoặc chữa sai cách có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Ngược lại, nếu phát hiện sớm tình trạng bệnh lý để điều trị đúng phương pháp thì người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Trong trường hợp ra cục máu đông nhẹ, người bệnh có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Sau khi cầm được máu và tình trạng ổn định thì người bệnh nên đi khám để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có cách điều trị hiệu quả và triệt để nhất.
Ho ra cục máu đông là bệnh gì?
Tình trạng ho kèm theo máu đông không chỉ dừng lại ở một chứng bệnh nhất định. Đây là dấu hiệu của hàng loạt căn bệnh khác nhau, nguy hiểm và tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Một số bệnh lý tiêu biểu như lao phổi, áp lực xe phổi,…
Tình trạng ho ra cục máu đông có thể là biểu hiện của một số bệnh cụ thể như sau:
- Gây ra ung thư phế quản phổi: Căn bệnh này thường xuất hiện ở các bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc lá nhiều, độ tuổi mắc bệnh trên 40. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ kèm theo các dấu hiệu bệnh như ho kèm máu, cơ thể suy nhược, cân nặng bị sụt xuống.
- Lao phổi: Tình trạng lao phổi có nguy cơ xảy đến khi bệnh nhân đã từng tiếp xúc với người bị lao. Lúc này, các biểu hiện gặp phải sẽ là các cơn ho kéo dài, ra mồ hôi nhiều, hay thay đổi cân nặng.
- Bệnh nấm phổi: Đây là bệnh xuất hiện ở người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV hoặc sau điều trị với thuốc ức chế miễn dịch.
- Tắc mạch phổi: Một trong những căn bệnh có thể xảy đến với người ho ra cục máu đông, đó là tắc mạch phổi. Xuất phát từ những cơn đau ngực, khó thở, người bệnh dần bị ảnh hưởng đến chức năng phổi và gây ra bệnh nguy hiểm.
Tùy vào triệu chứng cụ thể và thông qua các phương pháp thăm dò, các bác sĩ sẽ có kết luận về tình trạng mà người bệnh gặp phải. Với những triệu chứng ban đầu như ho kèm máu đỏ, có đờm và ngày càng chuyển màu sẫm,… bác sĩ sẽ xem xét và kết luận về mức độ nguy hiểm với từng người.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ chuyên môn, nếu tình trạng ho này biến chứng nặng, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng toàn bộ huyết động. Lúc này, bệnh nhân trở nên xanh xao, gầy gò và bị tụt huyết áp liên tục.
Lưu ý khi bị ho ra cục máu đông
Chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời
Bệnh nhân bị ho có cục máu đông cần được can thiệp kịp thời bằng các phương pháp chẩn đoán hiện đại. Lúc này, nhờ sự chính xác của hệ thống máy móc hỗ trợ, cũng như trình độ của các bác sỹ chuyên môn, người bệnh sẽ nhận được kết luận chính xác nhất. Từ đó, các liệu trình được đưa ra phù hợp với từng người.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bệnh nhân ho ra cục máu đông, tiêu biểu là tình trạng ung thư phế quản, phù phổi cấp,…. Cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh để có các giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm >> Khạc đờm, ho ra máu khám ở đâu, địa chỉ nào uy tín và hiệu quả
Truyền máu đầy đủ cho người bệnh
Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân xuất hiện tình trạng ho kèm cục máu đông cần đảm bảo lượng tuần hoàn ổn định. Để đạt được yêu cầu này, người bệnh sẽ được đặt các đường truyền cỡ lớn để đưa máu từ bên ngoài vào bên trong, cân bằng với lượng máu mất đi.
Người ho ra cục máu đông cần nghỉ ngơi đủ điều độ
Chế độ nghỉ ngơi thực sự quan trọng đối với bất cứ người bệnh nào, không riêng gì người bị ho kèm máu. Lưu ý quan trọng cho người bệnh chính là một không gian nghỉ ngơi đảm bảo yên tĩnh. Đồng thời, hạn chế tối đa các vận động mạnh sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, việc chọn tư thế nghỉ ngơi cũng vô cùng quan trọng cho người bệnh khi ho kèm cục máu đông. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất là tư thế nằm nghiêng về bên phổi bị tổn thương. Tư thế này giúp giảm tối đa nguy cơ bị sặc máu lan sang bên phổi lành.
Chế độ ăn uống- điều người ho ra cục máu đông cần lưu ý
Chế độ ăn uống điều độ sẽ quyết định việc chữa trị có hiệu quả hay không. Người bệnh nên ăn lỏng, sử dụng nước mát, trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể dùng thuốc an thần ở độ nhẹ để giúp bệnh được thuyên giảm nhanh.
Là một căn bệnh nguy hiểm và cần được can thiệp kịp thời. Những người đang gặp tình trạng ho ra cục máu đông tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe chính mình. Thăm khám và chữa trị kịp thời là điều mỗi người phải làm ngay lúc này.