Ho ra máu tươi có thể báo hiệu một bệnh lý nghiêm trọng vì thế không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng này để vừa ngăn ngừa, chữa trị và dự phòng khả năng tái phát một cách hiệu quả.
Nội dung chính trong bài
Ho ra máu là bệnh gì?
Ho ra máu tươi là báo hiệu một tình trạng bệnh lý trong cơ thể. Đó có thể do vấn đề nhiễm trùng, ung thư và mạch máu trong phổi của bạn gây ra.
Điều quan trọng cần xác định ho ra máu xảy ra do bệnh gì để có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, đây là biểu hiện của hai loại bệnh lý là bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc bệnh lý về đường hô hấp trên. Một số bệnh có thể gây ra triệu chứng này gồm hẹp van 2 lá, lao phổi, giãn phế quản, nhiễm trùng hô hấp, ung thư phổi…
Ho ra máu do lao phổi
Lao phổi là bệnh phổ biến gây tình trạng ho ra máu. Người bệnh có các triệu chứng như ho khạc ra đờm trên 2 tuần. Khi ho có thể kèm máu tươi hoặc đờm vướng máu. Lượng máu ra từ ít đến nhiều khiến người bệnh kém ăn, gầy sút, sốt nhẹ, mệt mỏi, ra mồ hôi đêm, đau ngực, khó thở.
Ho ra máu tươi do lao phổi có thể được chẩn đoán bằng cách chụp X quang phổi, xét nghiệm đờm. Đây là một bệnh lý có khả năng lây từ người sang người và nguy hiểm đến sức khỏe nên cần phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Ho ra máu do giãn phế quản
Giãn phế quản cũng là một bệnh lý tăng nguy cơ ho ra máu tươi. Bệnh do lao phổi hoặc nhiễm trùng mạn tính ở phổi như viêm phổi, áp xe phổi, hít phải dị vật ở đường thở. Biểu hiện của bệnh giãn phế quản là lượng máu ho ra ít (khoảng 3-5ml) và có thể tự khỏi trong 3-5 ngày.
Tuy nhiên tình trạng này tái diễn nhiều lần, lần sau nặng hơn lần trước, nghiêm trọng hơn cơn ho ra máu có thể ra lượng máu nhiều hơn 100ml gây tử vong.
Giãn phế quản cũng có thể gây ho ra mãu và cũng có thể chẩn đoán bằng chụp CT ngực và X quang phổi. Bệnh được điều trị bằng phẫu thuật hoặc thuyên tắc mạch máu theo chỉ định của bác sĩ.
Ho ra máu tươi do ung thư phổi
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính thường diễn ra âm thầm, khó phát hiện ở những giai đoạn đầu. Đến giai đoạn ho ra máu người bệnh thường là ung thư phổi giai đoạn 2,3,4 khiến người bệnh ho kéo dài, ho kèm máu, khó thở, đau ngực, sụt cân.
Bệnh lý ung thư phổi có thể được chẩn đoán bằng chụp CT ngực, X quang phổi, nội soi phế quản, sinh thiết u. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Ho ra máu ro các bệnh hô hấp khác
Các bệnh lý về đường hô hấp như nhiễm trùng hô hấp, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, nấm phổi…. thường có dấu hiệu là ho ra máu, sốt, đau ngực. Các bệnh lý này có thể được chẩn đoán bằng X quang, xét nghiệm máu, CT ngực để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng ho ra máu tươi
- Căn bệnh này có triệu chứng là khạc ra máu khi gắng ho. Lúc này máu kèm theo cơn ho của người bệnh thường có bọt, máu màu đỏ tươi.
- Trước khi ho ra máu, người bệnh thường có các triệu chứng khác như đau ngực, ngứa cổ, phía sau xương ức nóng rát… sau đó đến ho và ho xuất tiết. Ngay trước mỗi khi người bệnh ho thường có biểu hiện ngứa cổ họng, cảm giác cổ họng tanh, lợm giọng.
- Một cơn ho ra máu thường diễn tiến từ số lượng nhiều đến ít dần và hết cơn. Máu khi ho ra lúc đầu có màu đỏ tươi, tuy nhiên càng ngày càng chuyển sang sẫm màu. Đây là biểu hiện của việc máu ra từ trong phế quản. Số lượng máu ra khoảng vài ml không quá nguy hiểm, tuy nhiên khi máu ra từ vài chục đến vài trăm ml là tình trạng bệnh nghiêm trọng.
Người bị ho ra máu cần chú ý để thăm khám kịp thời. Nếu lượng máu khoảng 200ml, đây là tình trạng cấp bách cần được cấp cứu ngay nếu không có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Máu trong cơn ho có thể đông lại phía trong đường hô hấp gây bít tắc khu vực phế quản, làm cho bệnh nhân khó thở, nghẹt thở thậm chí không thở được. Thời gian người bệnh ho ra máu có thể kéo dài từ một giờ cho đến nhiều ngày. Số lượng máu ngày càng ra nhiều ở những đợt ho. Máu thay đổi màu từ đỏ tươi sang nâu, xám và bã đậu.
Người bệnh cũng cần chú ý phân biệt ho ra máu với các bệnh lý khác như:
- Khạc ra máu: máu khạc từ đường mũi họng không ho thường là biểu hiện của các bệnh lý khu vực mũi họng như bệnh răng lợi, chảy máu cam, polyp mũi…
- Ho ra máu tươi kèm theo nôn: Ho ra máu tươi kèm theo nôn thường có lẫn thức ăn, không có bọt, không kèm theo ho. Biểu hiện ban đầu là đau bụng quằn quại. Nôn ra máu biểu hiện của các bệnh lý về xơ gan, bệnh về dạ dày, tá tràng
Người bệnh ho ra máu cần chú ý theo dõi sức khỏe. Đến ngay bệnh viện nếu có các biểu hiện như giảm cân, đau ngực, sốt cao, khó thở… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Cách chữa trị ho ra máu tươi
Triệu chứng ra máu khi ho báo hiệu bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán và có phương pháp điều trị. Các phương pháp chẩn đoán ho ra máu tươi cận lâm sàng theo từng nguyên nhân khác nhau như chụp X quang ngực, xét nghiệm máu, chụp CT ngực, siêu âm tim, nội soi khu vực phế quản.
Khi người bệnh đang ho ra máu, các bác sĩ sẽ cầm máu ngay lập tức để hạn chế tình trạng mất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các phương pháp gồm:
- Nội soi phế quản: Điều trị ho ra máu bằng phương pháp nội soi có thể phù hợp với một số nguyên nhân gây bệnh đồng thời giúp cầm máu hiệu quả.
- Chữa ho ra máu bằng cách thuyên tắc động mạch phế quản: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi động mạch cung cấp máu cho phổi. Quan sát hình trên video để xác định khu vực chảy máu của bạn. Sau đó các bác sĩ sẽ chặn bằng cách sử dụng các chất phù hợp.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi tình trạng ho ra máu nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để khâu/ cắt bỏ một phần khu vực gây ho như phổi.
Sau khi đã cầm máu, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh ho ra máu theo nguyên nhân gây ra bệnh. Bạn sẽ được sử dụng các loại thuốc điều trị riêng biệt với tình trạng bệnh hiện tại. Cụ thể nếu viêm phổi hoặc lao phổi sẽ được điều trị bằng kháng sinh, ung thư phổi được điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị, tình trạng viêm phổi được điều trị bằng steroid…
Nếu bạn thường xuyên mất máu do ho ra máu quá nhiều, bạn sẽ được kê các loại thuốc cầm máu, hạn chế mất máu theo chỉ định. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh, chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ho ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp vấn đề. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể và có những điều chỉnh phù hợp nhất cho chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều trị.