Hội chứng thận hư kháng Corticoid và Steroid khác nhau như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Đây là tình trạng bệnh nhân sau một thời gian sử dụng thuốc mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Để hiểu rõ hơn về hai vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khao những thông tin của bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Hội chứng thận hư kháng corticoid, steroid khác nhau không?
Bệnh là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây ra căn bệnh là do ảnh hưởng của các bệnh khác như HIV, đái tháo đường, sốt rét,…Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này bao gồm:
- Chân tay bị sưng lên do tích nước.
- Lượng cholesterol trong máu tăng nhanh.
- Lượng protein trong máu giảm đi đáng kể không rõ nguyên nhân.
- Nước tiểu có chứa mỡ.
Với người mắc căn bệnh này, việc sử dụng nhiều loại thuốc là điều bắt buộc. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể “hấp thụ” thuốc. Việc người cơ thể người bệnh sau thời gian điều trị mà không có phản ứng với thuốc thì lúc này bệnh được gọi là hội chứng thận hư kháng corticoid/ steroid.
Thực tế đã xuất hiện một số trường hợp mà việc điều trị bệnh thận với các loại thuốc chuyên dùng trên sau 1 thời gian nhất định bệnh nhân không có dấu hiệu phục hồi.
Cả hai hội chứng này đều xuất phát từ chứng bệnh tiên phát (bệnh không rõ nguyên nhân). Nguyên nhân dẫn tới những dạng bệnh đều là do cơ thể kháng thuốc. Và thuốc sử dụng cho bệnh nhân ở mỗi hội chứng có sự khác biệt rõ rệt:
- Hội chứng thận hư kháng corticoid là hiện tượng sau 4 tuần điều trị bệnh với prednisone và 3 lần truyền methylprednisolone bệnh không giảm.
- Đây là tình trạng bệnh không có sự biến chuyển khi đã dùng prednisolon trong 6 tuần liên tiếp.
Quá trình kháng thuốc khiến cho việc điều trị bệnh sẽ gặp phải nhiều khó khăn gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Như vậy với những bệnh nhân kháng corticoid có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thay đổi phác đồ điều trị bệnh.
Như vậy có thể thấy rằng hội chứng kháng corticoid và steroid có đặc điểm khác nhau. Mỗi hội chứng sẽ có hướng điều trị riêng phù hợp. Chi tiết cụ thể sẽ được chúng tôi tổng hợp trong phần dưới đây.
Hội chứng thận hư kháng corticoid
Khi một người bệnh đã được điều trị với các loại thuốc nhất định trong 1 liệu trình nhưng bệnh không tiến triển tốt. Hai loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân trong trường hợp này gồm có:
- Truyền methylprednisolone với liều lượng 1000mg/1,73m2/48 giờ 3 lần.
- Sử dụng prednisone 2mg/kg/ngày trong 1 tháng.
Theo như báo cáo của các bác sĩ chuyên khoa, cứ 100 bệnh nhân mắc bẹnh tiên phát thì sẽ có 10 người bệnh chuyển biến thành hội chứng này. Và khi bị kháng corticoid, người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng suy thận mạn tính.
Khi mắc bệnh, nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng khác như:
- Ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thần kinh: Bệnh có thể gây rối loạn tâm thần, giảm đi chức năng của não, thậm chí khiến người bệnh bị trầm cảm.
- Hội chứng thận hư kháng corticoid khiến người bệnh rất dễ bị đau dạ dày, chảy máu tá tràng, thủng ruột, thủng dạ dày.
- Giảm hoạt động của hệ tim mạch: Khi cơ thể kháng thuốc, lượng kali trong máu sẽ giảm dần dẫn tới ứ huyết, suy tim.
- Tác động tới hệ cơ và xương: Người bệnh thường bị loãng xương hoặc có thể bị gãy xương tự phát.
- Trẻ em khi mắc bệnh kháng corticoid có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới giác quan, đặc biệt là mắt. Nếu bệnh lâu ngày có thể dẫn tới hiện tượng đục thủy tinh thể hoặc mắt sẽ mất thị lực.
Khi hội chứng thận hư kháng corticoid này, cơ thể bạn sẽ kháng thuốc nên việc điều trị khá khó khăn. Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu để khắc phục hội chứng trên:
- Có thể dùng corticoid bổ sung cho cơ thể người bệnh vì dẫn xuất này giúp làm giảm đi sự phù nề, tránh gây tích nước.
- Mỗi lần sử dụng thuốc điều trị nên chia nhỏ thành từng đợt, mỗi đợt dùng với liều lượng thấp, không nên dùng hàng ngày mà hãy cách quãng.
- Nếu bệnh nhân đang điều trị với corticoid mà muốn dừng thuốc thì trước hết hãy giảm liều lượng dần dần. Việc ngừng thuốc đột ngột sẽ dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chóng mặt hoặc có thể tử vong lập tức.
Hội chứng thận hư kháng steroid
Theo như số liệu thống kê, trong số các bệnh nhân mắc bệnh tiên phát thì có tới 15% số ca bệnh được xếp vào hội chứng kháng steroid. Việc chẩn đoán bệnh nhân có mắc hội chứng này hay không sẽ dựa trên hai yếu tố:
- Xem xét bệnh có phải là do chứng bệnh tiên phát hay không.
- Quan sát quá trình điều trị bệnh: Nếu bệnh nhân đã được truyền prednisolon với liều lượng 2mg/kg/24 giờ trong 6 tuần liên tiếp mà bệnh không giảm. Kết hợp với đó là lượng protein niệu còn trên ngưỡng 40mg/kg/24 giờ. Đây là hai đặc điểm nhận dạng bệnh chính xác nhất.
Ngoài ra, biểu hiện của người mắc hội chứng này cũng tương tự như các bệnh nhân khác khi bị bệnh. Về phác đồ điều trị, hiện tại bệnh nhân mắc hội chứng thận hư kháng steroid sẽ được truyền dịch. Các loại thuốc được sử dụng có thể gồm có:
- Albumin human 20% x 2ml/kg/lần hoặc Plasma tươi cùng nhóm x 20mg/kg/lần.
- Thuốc lợi tiểu dùng trong 7 tới 10 ngày mỗi đợt, thường sử dụng phổ biến nhất là phối hợp furosemid cùng spironolactone 2mg/kg/24 giờ.
- Thuốc phòng nghẽn mạch, ngừa huyết khối: Heparin 200 – 300 đv/kg/24 giờ (tiêm vào 9h sáng và 14h chiều).
- Phác đồ điều trị hội chứng thận hư kháng corticoid khác với phác đồ điều trị kháng steroid. Trong trường hợp nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng thì cần sử dụng thêm các loại kháng sinh.
- Dùng thêm thuốc hạ áp trong trường hợp huyết áp người bệnh tăng cao.
- Sử dụng methylprednisolon điều trị với thời gian không quá 45 phút mỗi lần. Cách 2 – 3 ngày tiến hành truyền dịch 1 lần với liều lượng cần thiết là 30mg/kg/lần. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kết quả để có hướng điều trị tiếp theo phù hợp.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ thì việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh là một trong những yếu tố cần thiết giúp hỗ trợ hiệu quả trong công tác điều trị bệnh, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe.
Khi người bệnh mắc hội chứng thận hư kháng corticoid, steroid, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng với các lưu ý sau:
- Cần hạn chế lượng glucid nạp vào cơ thể. Bạn có thể thay thế chúng bằng dạng tinh bột hoặc maltose hoặc dextran.
- Hạn chế dùng nước khi tứ chi phình to và kết hợp tăng thêm NaCl với liều nhỏ.
Hội chứng này là một bệnh lý nghiêm trọng, nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới tử vong. Trong và sau quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn/ lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi ra viện, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe hàng tháng.
Như vậy có thể thấy rõ được sự khác nhau về hội chứng thận hư kháng corticoid và steroid như bài viết đã nêu. Dựa theo sự xem xét về mức độ nghiêm trọng của mỗi hội chứng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc.