Lá bàng chữa viêm họng bằng nước lá bàng non tốt không? Lá bàng là nguyên liệu khá quen thuộc, tuy nhiên, vẫn còn nhiều người cảm thấy lạ lẫm với cách sử dụng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng, cách dùng và ưu điểm của loại thảo dược này.
Nội dung chính trong bài
Lá bàng non chữa viêm họng có tốt không?
Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về tác dụng của thảo dược đã tìm ra rằng, lá bàng chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Trong lá bàng có một hàm lượng lớn các chất như Tanin, Flavonoid, Punicalagin, Phytosterol,….Những thành phần hoá học trên sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào cơ thể, ức chế hoạt động của các yếu tố gây viêm. Nhờ vào cơ chế đó, sử dụng lá bàng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn đến các vùng lân cận.
Lá bàng non có tính mát, vị chát do mủ lá bàng tạo nên, chính phần mủ này chứa nhiều hoạt chất có lợi vừa kể trên. Người bệnh có thể chọn lá bàng non để vị đỡ chát hơn nhưng vẫn chứa đầy đủ các khoáng chất.
Sử dụng lá bàng non đều đặn từ 3-4 ngày sẽ làm mất các cơn đau rát, ngứa ngáy, giảm kích ứng gây ho. Mặt khác, cổ họng đang bị sưng, khô cứng sẽ được giải quyết nhanh chóng nhờ các tinh chất trong lá bàng non. Ngoài ra, nguyên liệu tự nhiên này còn giúp bạn ngăn chặn bệnh sâu răng, lở loét miệng,…
Qua nhiều năm, việc sử dụng lá bàng chữa viêm họng đã có tác dụng rất tốt với nhiều người bệnh. Mọi đối tượng đều có thể sử dụng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già,…
Thêm vào đó, bạn cần lưu ý rằng từng mức độ bệnh, từng độ tuổi sẽ có hàm lượng dùng khác nhau. Với trẻ em dưới 10 tuổi, liều dùng chỉ bằng nửa người trưởng thành. Thêm vào đó, bạn cần theo dõi biểu hiện của các bé sau khi dùng lá bàng non. Tránh trường hợp sử dụng sai cách sẽ làm rối loạn tiêu hóa của bé.
Nhìn chung, lá bàng non rất tốt cho những trường hợp trị viêm cổ họng ở mức độ vừa và nhẹ. Với các tình trạng bệnh nặng hơn như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính,… người bệnh cần các phương pháp mạnh hơn để điều trị.
Cách chữa viêm họng bằng lá bàng
Lá bàng không phải là sản phẩm thương mại, vì thế bạn không thể đi tìm mua ngoài chợ hay siêu thị. Người bệnh cần tìm được nơi có cây bàng mọc để xin hái lá về dùng. Lưu ý chỉ sử dụng lá bàng tươi, không dùng các lá bàng đã bị héo sẽ làm mất đi các khoáng chất có lợi. Thêm vào đó, cần đảm bảo rằng cây bàng không bị nhiễm chất hoá học như nước thải, thuốc trừ sâu,…
Như vừa đề cập ở trên, bạn nên dùng lá bàng non để có đủ tinh chất mà không có vị đắng quá sẽ khó sử dụng. Hãy chọn các lá to bằng bàn tay, có màu xanh lá mạ. Bạn không nên chọn lá có màu xanh đậm vì lá đã quá già, chỉ chứa nhiều chất xơ, ít nước nên không thể sử dụng được.
Có khá nhiều cách để sử dụng lá bàng chữa viêm họng. Người bệnh có thể sử dụng các cách sau:
- Súc miệng bằng nước lá bàng: Phương pháp này dùng nước cốt lá bàng non pha loãng với nước lọc, thêm 1 chút muối để súc miệng. Người bệnh dùng tương tự như nước muối sinh lí để súc miệng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, khác với nước muối sinh lý, nước lá bàng có thành phần kháng viêm, kháng sinh chữa viêm cổ họng.
- Nấu nước lá bàng trị viêm họng: Người bệnh sẽ sử dụng lá bàng để đun uống như lá trà xanh. Mỗi ngày chỉ cần dùng một ít như nước trà để các tinh chất thấm vào thành dạ dày và phát huy tác dụng.
- Xông hơi bằng lá bàng: Người bệnh có thể giã lá bàng, đun nóng với 1 ít nước và xông phần hơi nước bay lên. Khi xông nên để mũi và họng tiếp xúc được với nhiều hơi nước.
Để bảo quản lá bàng được tốt, có thể dùng dần qua nhiều ngày, bạn nên cất lá bàng trong túi bóng hoặc hộp nhựa. Lưu ý phải giữ lá bàng trong môi trường thật kín và rút hết không khí để lá không bị già đi. Sau đó cất túi hoặc hộp đựng lá bàng vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp người bệnh trữ lá được tươi trong khoảng 7 ngày.
Nước lá bàng chữa viêm họng dùng thế nào?
Trong các cách sử dụng lá bàng nêu ở trên, phương pháp xay lá bàng để súc miệng có hiệu quả cao nhất, được rất nhiều người sử dụng. Cách làm rất đơn giản, người bệnh chỉ cần thực hiện theo những bước sau:
Nguyên liệu và công cụ làm nước lá bàng chữa viêm họng
- Hái 8-10 lá bàng non.
- ½ thìa cà phê muối.
- 400ml nước lọc.
- Dụng cụ gồm rây lọc, máy xay sinh tố hoặc cối giã, chai đựng nước.
Chữa viêm họng bằng lá bàng- cách làm:
- Đầu tiên, bạn chỉ cần hái lá bàng tươi, đem rửa thật sạch, để ráo nước.
- Sau đó, cho tất cả lá bàng cùng 400ml nước lọc đem xay với máy xay sinh tố. Bạn nên nhấn máy nhiều lần để lá bàng được xay thật nát.
- Khi thấy hỗn hợp đã nguyễn, cho thêm ½ thìa cà phê muối vào và tiếp tục xay thêm 1 lần nữa.
- Nếu không có máy xay, bạn có thể giã thật nát lá bàng bằng cối. Sau đó bỏ muối vào và giã thêm 1 lần nữa rồi đổ ra 1 cái tô sạch. Tiếp theo, cho 400ml nước lọc vào phần lá bàng đã nát, khuấy đều.
- Cuối cùng, bạn dùng rây lọc bỏ phần bã, chắt lấy phần nước để cho vào chai dùng dần. Người bệnh có thể cất chai nước lá bàng trong tủ lạnh để dùng trong 2 ngày.
Cách sử dụng lá bàng non để chữa bệnh viêm họng
Mỗi ngày, vào buổi sáng người bệnh nên lấy nước lá bàng non để súc miệng ngay khi đánh răng xong. Nước lá bàng để lâu sẽ tự động tách phần nước lọc và phần nước lá bàng riêng. Trước khi dùng, bạn phải lắc chai đều chai thật nhẹ nhàng rồi mới lấy để súc miệng. Người bệnh nên cố gắng có thể súc nước tới cổ họng nhằm sát trùng ổ viêm sau đó nhổ ra.
Xem thêm >> Viêm họng 1, 3 tháng mãi không khỏi, tại sao? Phải làm gì
Hai ngày đầu, người bệnh cần súc miệng 4 lần 1 ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Ba ngày sau, giảm xuống 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý rằng, sau khi súc miệng bằng lá bàng xong, bạn không được uống nước hoặc ăn ngay. Người bệnh nên để các hợp chất tiến hành sát trùng cổ họng trong vòng 20-30 phút rồi mới nên ăn uống.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giải đáp cho câu hỏi “Lá bàng chữa viêm họng bằng nước lá bàng non tốt không?”. Hy vọng rằng, người bệnh có thêm 1 bài thuốc hữu hiệu bỏ túi để chữa bệnh lý này khi cần.