Bàng là loài cây đã quá quen thuộc đối với nhiều người nhưng ít người biết đến các bài thuốc dùng lá bàng trị chàm. Vậy tại sao nó có thể chữa được bệnh và sử dụng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Tác dụng của lá bàng chữa bệnh gì?
Cây bàng có mặt ở rất nhiều các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Các bộ phận của cây như vỏ, thân, lá, búp non đều có tác dụng chữa bệnh.
Lá bàng chứa các thành phần như flavonoid, tanin, saponin và phytosterol. Đây là các chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, săn se niêm mạc, hút mủ ra ngoài, giảm cảm giác ngứa rát và hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh.
Lá bàng được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh như: Chữa cảm sốt, trị mụn bọc, nhiệt miệng, sâu răng, viêm họng, trĩ, các bệnh lý phụ khoa và đặc biệt là tác dụng chữa bệnh chàm.
Trong Đông y, lá bàng có tính mát, công dụng thanh nhiệt tiêu viêm, giải độc.
Chính nhờ những tác dụng trên mà từ rất lâu đã có những bài thuốc truyền miệng chữa chàm bằng lá bàng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách thực hiện. Muốn bài thuốc phát huy được công dụng tối đa, người bệnh phải nắm rõ những thông tin dưới đây.
Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm bằng lá bàng
Hãy cùng tham khảo các bài thuốc điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả dưới đây.
Bài thuốc số 1: Ngâm nước lá bàng
- Chuẩn bị một nắm lá bàng tươi, non hoặc lá bánh tẻ. Không nên chọn lá già vì hoạt chất trong lá bị giảm nhiều.
- Rửa sạch lá rồi cho đun cùng với 1,5 lít nước trong khoảng 10-15 phút.
- Chờ nước nguội rồi ngâm trực tiếp vùng da bị chàm vào khoảng 10 phút, lau khô, không cần rửa lại với nước.
Kiên trì thực hiện ngày 1 lần trong khoảng 2 tuần sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc số 2: Đắp lá bàng trị chàm
- Lá bàng non sau khi thu hái về, rửa sạch, để ráo sau đó xay nhuyễn.
- Lấy hỗn hợp trên đắp lên những vùng da bị chàm khoảng 15 phút.
- Sau đó vệ sinh da sạch sẽ bằng nước muối loãng, lau khô.
Thực hiện đều đặn ngày 2 lần. Đây là cách làm vừa đơn giản mà lại thu được kết quả cao. Người bệnh nên kiên trì áp dụng.
Bài thuốc số 3: Bôi nước lá bàng
- Nguyên liệu chuẩn bị: 9-10 lá bàng non (không nên chọn những lá sâu) và một ít muối hạt.
- Lá bàng sau khi được mang về, ngâm rửa sạch trong nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Sau đó dùng cối giã nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt, có thể cho thêm một chút muối để tăng tính sát khuẩn. Lưu ý không cho quá nhiều sẽ khiến da bị trầy xước, kích ứng.
- Hằng ngày, dùng tăm bông thấm vào nước cốt lá bàng rồi thoa lên vùng da bị chàm. Giữ nguyên như vậy để qua đêm, rửa lại với nước ấm sau khi ngủ dậy.
- Phần nước cốt còn thừa có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng cho ngày hôm sau. Nhưng chỉ nên dùng trong khoảng 3-4 ngày, không nên để quá lâu sẽ mất hoạt chất và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Áp dụng phương pháp này mỗi ngày để thu được kết quả tốt nhất.
Bài thuốc số 4: Xông nước lá bàng chữa bệnh chàm
- Chuẩn bị: 10-15 lá bàng bánh tẻ, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho khoảng 2 lít nước vào đun sôi. Đun kỹ khoảng 30 phút để hoạt chất tanin trong lá bàng tiết ra hết.
- Đổ nước lá bàng vừa sôi ra chậu, đặt một chiếc ghế nhựa vào trong chậu.
- Để 2 chân lên ghế và lấy một mảnh vải to che kín từ đầu gối đến chân.
- Xông khoảng 15 phút khi nước nguội bớt thì lau khô chân là được, không cần rửa lại bằng nước sạch.
Cách này thường áp dụng cho bệnh chàm xuất hiện ở vùng chi dưới. Kiên trì thực hiện 1-2 lần hàng ngày trong khoảng 2 tuần, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi, hành hoa hoặc dầu dừa. Mỗi bài thuốc đều có những ưu điểm khác nhau và có thể thích hợp với từng thể bệnh.
Dùng lá bàng trị bệnh chàm cần chú ý gì?
Cách thực hiện những bài thuốc dân gian nêu trên không khó. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thì bạn cần phải thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa tốt nhất.
Để phát huy tối đa tối đa những bài thuốc từ lá bàng, người bệnh cần phải lưu ý những điểm sau:
- Nên lựa chọn loại lá bàng non khi sử dụng, không nên chọn những lá bị rách, sâu hoặc quá bẩn.
- Không chà xát mạnh phần bã lá lên vùng da bị tổn thương, tránh việc trầy xước, đau rát.
- Khi sử dụng cách bài thuốc trên mà không thấy hiệu quả trong những ngày đầu, bạn nên kiên trì thực hiện vì phương pháp này giúp bệnh chuyển biến một cách từ từ.
- Nếu có bất cứ phản ứng nào sau khi dùng như ngứa, nổi mẩn đỏ, khó chịu thì nên dừng ngay lại, có thể bạn bị kích ứng đối với lá bàng.
- Trong thời gian thực hiện, người bị bệnh chàm nên kiêng các loại hải sản và những thực phẩm chứa nhiều đạm.
- Hạn chế uống bia rượu và các chất kích thích khác.
- Tăng cường ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, C, E và các loại rau có màu xanh đậm như: Rau bina, cải bó xôi, rau chân vịt.
- Không ăn đồ cay nóng, chiên rán xào mỡ.
- Mặc các loại trang phục mềm mại, chất liệu cotton để tránh việc cọ xát lên vùng da bị bệnh.
- Không tự ý sử thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
- Không dùng các loại thuốc Đông y khi chưa biết rõ nguồn gốc.
Trên đây là những thông tin về cách dùng lá bàng trị chàm. Hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích để giúp đỡ cho bản thân và gia đình.